Chậm phát triển tâm thần: Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Chậm phát triển tâm thần: Tổng quan về bệnh và cách điều trị

20-12-2023
Sống khỏe

Người bị chậm phát triển tâm thần không thể sống độc lập mà cần được hỗ trợ trong suốt cuộc đời. Nếu điều trị sớm bệnh có thể được giảm nhẹ.

Thế nào là chậm phát triển tâm thần?

Chậm phát triển tâm thần là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh khiến người bệnh bị suy giảm chức năng nhận thức ở mọi mặt: ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, khả năng nhận thức,… Người bệnh phát triển chậm hơn bạn cùng trang lứa khi còn nhỏ, và thụt lùi hẳn khi trưởng thành.

Suy giảm chức năng bao gồm:

  • Hoạt động trí tuệ: các khả năng phán đoán, tư duy hay giải quyết vấn đề,…
  • Hoạt động thích nghi: bao gồm việc giao tiếp, khả năng thích nghi/ sống tự lập,…

Các hạn chế từ chậm phát triển tâm thần khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi học các kỹ năng

Nguyên nhân gây ra chậm phát triển tâm thần

Các vấn đề khiến trẻ chậm phát triển có thể bắt nguồn từ các chấn thương, do rối loạn gen (nhiễm sắc thể) hoặc do các vấn đề từ não bộ. Hiện nay, các nguyên nhân chậm phát triển tâm thần chưa có lời giải.

Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển có thể xảy đến trước khi sinh. Một số nguyên nhân lại xảy ra sau này, khi trẻ gặp các tác động bên ngoài.

Các nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển là:

  • Do di truyền: sự kết hợp lỗi của các mã gen, mã nhiễm sắc thể làm trẻ mắc các hội chứng bẩm sinh như: Down, Fragile X,…
  • Biến chứng khi mang thai: do sự phân chia tế bào khi tạo thành em bé gây nên.
  • Vấn đề khi sinh: trẻ không nhận đủ oxi gây nên tình trạng suy giảm nhận thức ở trẻ.
  • Tác dụng phụ của bệnh hoặc do các chất độc hại: có thể bắt nguồn từ bệnh sởi, ho gà hay viêm màng não.
  • Gặp chấn thương: do tai nạn, va chạm, nhiễm trùng,…

Dấu hiệu của hội chứng chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần tác động trực tiếp làm suy giảm nhận thức ở: ngôn ngữ, học tập, kỹ năng xã hội,... Các dấu hiệu cũng vì thế mà biểu lộ qua hành vi, cách tư duy, lời nói,..

Khả năng tư duy học tập

  • Học kém, chậm tiếp thu, kỹ năng tập trung kém
  • Gặp khó khăn với những vấn đề liên quan đến logic, tư duy
  • Không có khả năng giải quyết vấn đề dù là chuyện nhỏ
  • Không có khả năng lập kế hoạch, lên kế hoạch cho bản thân

Có thể bạn quan tâm:

Hành vi thích ứng

  • Khó khăn khi tập đi vệ sinh, hoặc tự vệ sinh cá nhân
  • Không sợ hãi khi nhìn thấy người lạ
  • Tư duy kém về tiền bạc, về thời gian
  • Gặp khó khăn khi học cách tự làm việc nhà đơn giản: nấu cơm, quét nhà,…
  • Không hiểu, không nhận biết được các mối quan hệ gia đình, bạn bè

Các bệnh có thể mắc đồng thời

Các rối loạn từ sự phát triển thần kinh cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Do vậy, những người chậm phát triển tâm thần cũng có nguy cơ mắc thêm các bệnh lý tâm thần kinh như:

Người bệnh cần tham gia khám và điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa để phát hiện ra các dạng bệnh hỗn hợp này.

Chẩn đoán chậm phát triển tâm thần

Tiêu chí chẩn đoán bệnh

Một người được đánh giá là chậm phát triển tâm thần, khi có các tiêu chí như sau:

  • IQ dưới ngưỡng 70.
  • Có các hạn chế trong các hành vi thích ứng: về nhận thức, về kỹ năng xã hội và các kỹ năng cần thiết để sống, hòa nhập cộng đồng.
  • Có các biểu hiện bất thường kể trên xảy ra trước 22 tuổi.

Để đi tới kết luận, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá trên nhiều phương diện: điều tra bệnh sử, đánh giá hành vi, thực hiện test trắc nghiệm,… Chúng đều có tác dụng hỗ trợ đưa ra phán đoán đúng cho kết quả chẩn đoán.

Sau đó, bác sĩ sẽ phân loại các mức độ nghiêm trọng của bệnh theo độ tuổi tâm thần của người bệnh.

  • Mức độ nhẹ: tuổi tâm thần từ 9 – 12 tuổi. Đây là mức độ nhẹ nhất trong các dạng chậm phát triển tâm thần. Ở phân loại này, người bệnh có thể làm việc và tự lập (làm các công việc đơn giản).
  • Mức trung bình: với độ tuổi 6 – 9 tuổi. Đặc trưng với các đặc điểm như: giao tiếp đơn giản, học được tới trình độ tiểu học, có thể sống độc lập dù vẫn cần sự hỗ trợ từ người thân.
  • Mức nặng: với độ tuổi tâm thần từ 3 – 6 tuổi, trẻ chỉ sử dụng được các từ đơn, kết hợp cùng với các cử chỉ đơn giản khi giao tiếp. Người bệnh cần được hỗ trợ chăm sóc hàng ngày.
  • Mức nghiêm trọng người bệnh có độ tuổi tâm thần từ 3 đổ xuống. Người bệnh có nhận thức giống một đứa trẻ 3 tuổi nên cần được chăm sóc mọi lúc.

Người bệnh chậm phát triển tâm thần có thể chỉ phát triển nhận thức bằng một trẻ em học cấp 1

Cách thức chẩn đoán

Người bệnh cần thực hiện nhiều chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Điều này sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau bước khám lâm sàng.

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: xác định nguyên nhân khởi phát bệnh.
  • Tư vấn về di truyền: giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế các biến chứng có liên quan đến tình trạng tiềm ẩn này.
  • Xét nghiệm hình ảnh: theo dõi cấu trúc não bộ nhằm xác định các chi tiết quan trọng như rối loạn não.
  • Quan sát hành vi: theo dõi các dấu hiệu bất thường từ hành động để phán đoán.
  • Test trắc nghiệm hành vi: giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng của người bệnh, làm rõ kết quả chẩn đoán bệnh.

Cách điều trị chứng chậm phát triển tâm thần

Hội chứng chậm phát triển tâm thần không có cách điều trị triệt để. Tuy nhiên, người bệnh khi tham gia điều trị từ sớm có thể cải thiện chức năng nhận thức.

Trẻ chậm phát triển sẽ có phương án điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc: chỉ định các loại thuốc phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Hỗ trợ và can thiệp giáo dục: điều chỉnh chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi tâm thần của người bệnh, giúp đạt được hiệu quả học tập như mong muốn.
  • Hỗ trợ và can thiệp về hành vi: điều hướng, rèn luyện các kỹ năng cần thiết của người bệnh (thích ứng, xã hội, nhận thức,…).
  • Định hướng nghề nghiệp phù hợp: giúp phát triển công việc phù hợp, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Giáo dục trong gia đình: hướng dẫn người bệnh kĩ năng vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân.
  • Nhờ đến sự hỗ trợ của cộng đồng: giúp người bệnh hòa nhập, phát triển hơn môi trường có nhiều người giống mình.

Phương án điều trị chậm phát triển tâm thần xoay quanh việc hỗ trợ phát triển kỹ năng sống

Cần làm những gì khi người thân mắc bệnh

Trong trường hợp nặng bệnh, những người bị chậm phát triển tâm thần không nhận ra các bất thường ở bản thân. Những người mắc bệnh mức độ nhẹ vẫn có thể nhận ra sự khác biệt giữa bản thân với những người bình thường. Tuy nhiên, bệnh lý này làm gián đoạn khả năng xử lý và bao quát thông tin, nên người bệnh không thể hiểu được. 

Tuy nhiên, vẫn có các phương án để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên được thăm khám và điều trị từ sớm. Điều này sẽ giúp người bệnh có nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Cách hỗ trợ người bệnh chậm phát triển tâm thần là:

  • Bao dung với người bệnh: giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, giúp điều trị hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ, theo dõi quá trình điều trị: giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao.
  • Khuyến khích tính độc lập: bằng cách cho người bệnh tự vệ sinh cá nhân, tự làm việc nhà. Điều này giúp người bệnh học hỏi kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn hàng ngày.
  • Khích lệ, động viên đúng lúc: giúp xây dựng sự tự tin.
  • Kết nối người bệnh cùng các hoạt động bên ngoài: giúp xây dựng các kỹ năng xã hội cần thiết trong giao tiếp.
  • Tâm sự, kết nối cùng với các cha mẹ cùng hoàn cảnh: chia sẻ, tâm sự để nhận lại các lời khuyên hữu ích hơn.

Những người chậm phát triển tâm thần có thể có chất lượng sống tốt hơn nhờ vào quá trình điều trị và hỗ trợ từ người thân. Do vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy tới thăm khám và chẩn đoán bệnh từ sớm.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay