Chậm phát triển trí tuệ: Dấu hiệu nào cảnh báo điều này?

Chậm phát triển trí tuệ: Dấu hiệu nào cảnh báo điều này?

14-12-2023
Sống khỏe

Chậm phát triển trí tuệ khiến người bệnh mất đi khả năng sống độc lập trong cuộc sống. Người bệnh cũng bị hạn chế về mọi lĩnh vực như: IQ, nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội,...

Chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ (ID) là thuật ngữ sử dụng với những người bị hạn chế về chức năng não (trí tuệ, nhận thức, kỹ năng xã hội). Người bệnh kém phát triển trí thông minh, ngôn ngữ; thiếu sót kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề,...

Các trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học hỏi kiến thức/ kỹ năng mới (trong khả năng của trẻ). Thế nhưng, tốc độ học của trẻ lại chậm hơn so với bạn đồng trang lứa. Trẻ lại có ít vốn từ để truyền đạt mong muốn và hay gặp khó khăn vì không biết tự chăm sóc bản thân.

Chậm phát triển trí tuệ có thể được phát hiện trước khi trẻ 18 tuổi. Căn cứ vào chỉ số IQ, sẽ đánh giá được độ nặng/ nhẹ của bệnh. Từ đó lên phương án điều trị và can thiệp phù hợp.

chậm phát triển trí tuệ Chậm phát triển trí tuệ khiến người bệnh cần được quan tâm nhiều hơn

Các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ

Các dấu hiệu trẻ chậm phát triển có thể xác định trong 2 năm đầu đời như: chậm nói, chậm đi, chậm phát triển các cột mốc xã hội,… Tuy nhiên, các dấu hiệu này không quá rõ ràng. Chúng có thể được phát hiện khi trẻ gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống.

Các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, vào đặc điểm của từng người. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Điểm kiểm tra test IQ thấp hơn 75.

  • Học tập, học kỹ năng mới chậm hơn bạn đồng trang lứa.

  • Phát triển kỹ năng chậm hơn: lẫy, bò, ngồi, biết đi,… chậm

  • Khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, với người lớn,…

  • Có các hành động không suy nghĩ, không màng đến hậu quả.

  • Khó học các kỹ năng chăm sóc bản thân: vệ sinh cá nhân, làm việc nhà,...

  • Gặp nhiều khó khăn khi giải quyết vấn đề hàng ngày, hoặc vấn đề liên quan đến logic.

Người bệnh còn gặp các vấn đề như: co giật, thị lực kém, nghe kém, và mắc kèm các rối loạn tâm thần khác. Ngoài ra, bệnh sẽ có các dấu hiệu triệu chứng đặc trưng ứng với các mức độ bệnh.

Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ

  • IQ nằm trong mức 50 – 70

  • Chậm phát triển ít hơn so với bạn đồng trang lứa ở nhiều lĩnh vực

  • Có mức độ thích ứng, hòa hợp nhất định với các mối quan hệ

  • Học được các kỹ năng công việc hàng ngày nhưng chậm

  • Không có dấu hiệu thực thể bất thường

  • Có thể học và dung nạp kiến thức toán học, tư duy logic tới lớp 3 – lớp 6

chậm phát triển trí tuệ Người bệnh chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ vẫn có thể tiếp thu, học kiến thức bình thường

Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ mức trung bình

  • IQ nằm trong mức 35 – 49

  • Có thể tự chăm sóc bản thân miễn là hoạt động đó không quá khó khăn

  • Có thể tự làm một số việc khi được người thân giám sát, nhắc nhở

  • Tự đi đến những nơi quen thuộc

  • Chậm chạp trong mọi hoạt động: nói chậm, ăn chậm, tư duy chậm

  • Cơ thể có các dấu hiệu bất thường

  • Có thể giao tiếp với người khác bằng những câu đơn giản

  • Hiểu được các mối nguy hiểm nhưng còn ít

Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ mức nặng

  • IQ rơi vào khoảng 20 – 34

  • Cần được người thân hướng dẫn, thúc giục liên tục

  • Tự thực hiện một số công việc nhưng không thuần thục: tự ăn nhưng làm rơi vãi thức ăn

  • Có ít hoặc không có kỹ năng giao tiếp, nhưng có thể hiểu và đáp lại đơn guản

  • Có thể học được các kỹ năng hàng ngày, nhưng không phức tạp

Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ mức nghiêm trọng

  • Có chỉ số IQ 20

  • Không có khả năng tự chăm sóc bản thân dù là việc nhỏ nhất

  • Cần có người chăm sóc và giám sát toàn thời gian

  • Hoạt động chậm, phản hồi chậm trong tất cả hoạt động, vấn đề

Chậm phát triển trí tuệ có thể chữa khỏi không?

Vấn đề: “Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa khỏi không?” được nhiều người quan tâm. Hội chứng này không thể chữa khỏi, do đây là dạng rối loạn không thể hồi phục.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể thích ứng tốt (trong khả năng IQ) khi được điều trị và can thiệp hành vi từ sớm. Người bệnh vẫn có thể tự sinh hoạt, tự chăm sóc bản thân và tự kiếm sống, miễn là có phương án điều hướng thích hợp.

chậm phát triển trí tuệ Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người chậm phát triển trí tuệ là mục tiêu hàng đầu khi điều trị

Các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ được biểu lộ từ sớm ngay khi trẻ sinh ra. Do vậy, phụ huynh không nên chủ quan với mọi bất thường bởi phương án điều trị và can thiệp là cách duy nhất để cải thiện cuộc sống cho người bệnh.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay