Rối loạn tăng động giảm chú ý xuất hiện khởi đầu ở trẻ em dưới 6 tuổi và có xu hướng tiến triển kéo dài. Rối loạn này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh.
Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý là tình trạng ảnh hưởng đến các hành vi của trẻ, một số rối loạn sứ khỏe tâm thần bao gồm bồn trồn, khó tập trung và bốc đồng.
Tăng động gây chú ý gặp ở 2 - 10% trẻ em lứa tuổi tiểu học, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 10 lần. Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý cần được gia đình quan tâm ngay từ khi còn nhỏ và cần quan tâm đặc biệt hơn khi hoàn cảnh của trẻ thay đổi, như khi bắt đầu đi học. Đôi khi rối loạn tăng động giảm chú ý không được nhận ra khi còn nhỏ, mà được chẩn đoán khi họ đã trưởng thành và vẫn gặp phải các vấn đề khác chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ và lo âu.
Nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý do nhiều yếu tố kết hợp lẫn nhau như:
Do não của trẻ bị tổn thương trước và sau sinh (do mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, uống nhiều rượu, hút thuốc, bất thường cấu trúc não, nhiễm độc chì, sang chấn sản khoa, đẻ ngạt, đẻ non, vàng da, bệnh lý nhiễm trùng nhiễm độc não sau sinh…)
Có yếu tố di truyền gia đình, kết hợp với yếu tố môi trường bất lợi như gia đình sống chật chội đông người, cách giáo dục trẻ không đúng … tác động đối với một trẻ có yếu tố sinh học không thuận lợi sẽ làm bộc lộ các dấu hiệu của rối loạn.
Cách giáo dục trẻ không đúng sẽ làm bộc lộ các dấu hiệu của rối loạn ở trẻ
Theo phân loại quốc tế lần thứ 10 chia ra 3 thể: thể tăng động xung động chiếm ưu thế, thể giảm chú ý chiếm ưu thế và thể kết hợp (trẻ có cả tăng hoạt động và giảm tập trung chú ý).
Biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
9 dấu hiệu giảm tập trung chú ý thường gặp
Không tập trung vào nhiệm vụ
Không cẩn thận tỉ mỉ trong học tập và công việc
Không chú ý lắng nghe người khác nói
Không tuân theo các hướng dẫn
Không biết tổ chức công việc
Không thích tham gia vào công việc đòi hỏi phải nỗ lực về trí tuệ
Hay quên và làm mất đồ dùng học tập
Dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài
Hay đãng trí trong sinh hoạt hàng ngày.
Không chú ý lắng nghe người khác nói là một biểu hiện đáng chú ý của trẻ mắc bệnh
6 dấu hiệu tăng hoạt động
Ngồi không yên
Luôn cựa quậy chân tay, rất hay rời khỏi ghế khi phải ngồi một chỗ
Luôn chạy nhảy leo trèo ở nơi không cho phép
Khó tham gia vào các hoạt động tĩnh
Luôn chân luôn tay như thể được gắn động cơ
Nói quá nhiều.
3 dấu hiệu của sự xung động hấp tấp
Thường trả lời trước khi người hỏi chưa đặt xong câu hỏi
Khó chờ đợi lần lượt thứ tự
Hay nói chen ngang vào hội thoại của người khác.
Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý
Để xác định trẻ bị tăng động giảm chú ý cần cho trẻ đi khám chuyên khoa nhi và tâm lý. Trẻ được khám sức khỏe toàn diện, hỏi gia đình về tiền sử bệnh để tìm hiểu nguyên nhân, quá trình diễn biến và cách ứng phó của gia đình khi nhận thấy trẻ có vấn đề.
Bác sĩ chuyên khoa cần quan sát hành vi của trẻ trong một số hoàn cảnh khác nhau như khi trẻ chơi, cách trẻ hoạt động, giao tiếp….
Chẩn đoán xác định dựa theo tiêu chuẩn của phân loại quốc tế lần 10: trẻ phải có 6 dấu hiệu của giảm chú ý và 6 dấu hiệu của tăng động xung động, khởi phát trước 7 tuổi, thời gian rối loạn kéo dài ít nhất 6 tháng và các dấu hiệu phải xảy ra trong hoặc trên hai hoàn cảnh khác nhau (ở nhà , ở trường…).
Có một số rối loạn khác thường đi kèm với tăng động giảm chú ý như rối loạn bướng bỉnh chống đối, rối loạn cảm xúc, khó khăn về đọc, về viết, tật chứng về nói, nghiện chơi điện tử…
Ðiều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
Việc trị liệu cho trẻ roiios loạn tăng động giảm chú ý cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn với gia đình và nhà trường. Cần áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp.
Liệu pháp hành vi nhận thức
Với những em bé bị rối loạn tăng động giảm chú ý, hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt mà ta mong đợi ở trẻ, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.
Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội
Tư vấn gia đình dành thời gian quan tâm nhắc nhở trẻ và thống nhất cách dạy trẻ.
Các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập tăng sự tập trung chú ý…
Chơi trị liệu phù hợp giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Đi bộ, tập thư giãn tốt cho trẻ làm giảm mức độ tăng hoạt động.
Điều trị kết hợp thuốc với liệu pháp tâm lý đối với những trẻ quá tăng hoạt động: risperidone liều thấp, amitriptilin, clonidin liều thấp, các vitamin và một số yếu tố vi lượng.
Kết quả cho thấy những trẻ tăng động giảm chú ý có trí tuệ tốt được điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn những trẻ có trí tuệ kém.
Nếu trẻ không được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm, đến tuổi vị thành niên vấn đề trở nên rất khó khăn do trẻ thất bại về học tập, rối loạn các mối quan hệ với bạn bè và người xung quanh, trẻ kém tự tin, mặc cảm hoặc nhiễm các thói hư tật xấu, nghiện hút, đua xe, hành vi chống đối xã hội.
Có trên 30% trẻ vẫn có các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở tuổi trưởng thành, có nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động và học tập, dễ xung đột với người xung quanh, dễ bị rủi ro do tai nạn, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Do vậy việc phát hiện, điều trị và can thiệp sớm rối loạn này là rất cần thiết.
Khi trẻ có những biểu hiện bất thường, tốt nhất ba mẹ nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ gặp phải cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bác sĩ Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý trẻ em:
Trẻ thu mình, ngại giao tiếp xã hội
Trẻ không thể ngồi yên, chân tay cử động liên tục
Có những hành vi bất thường như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, chỉ ngồi một chỗ…
Rối nhiễu cảm xúc, hoảng sợ mãnh liệt với những sự việc hết sức bình thường như cắt tóc, ánh sáng…
Khó khăn với việc xếp hàng và chờ đến lượt
12 tháng chưa biết bập bẹ, 16 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và 24 tháng tuổi trẻ không thể nói được câu nào gồm 2 từ
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho trẻ em Việt Nam!
Đăng ký thăm khám tại đây: