Trầm cảm ở trẻ em: Không nên chủ quan trước các dấu hiệu

Trầm cảm ở trẻ em: Không nên chủ quan trước các dấu hiệu

25-10-2023
Sống khỏe

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể khiến trẻ tự làm đau chính mình. Trẻ cũng có thể có hành vi tự sát nếu như không được quan tâm và điều trị kịp thời. Bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ em thông qua nhận biết các dấu hiệu từ sớm sẽ là kim chỉ nam, giúp các bậc phụ huynh có phương án trị liệu thích hợp.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?

Trầm cảm là một dạng bệnh về rối loạn cảm xúc. Bệnh biểu hiện bằng sự ức chế của các hoạt động tâm thần bao gồm: tư duy, cảm xúc và vận động. Bệnh lý này khiến người bệnh có suy nghĩ bi quan, có các hành vi tự hủy hoại bản thân, suy nghĩ đến cái chết, hoặc có mong muốn tự sát.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em khiến người bệnh khó kiểm soát tâm trạng (dễ mất bình tĩnh, dễ cáu) và chủ động từ chối tiếp xúc với xung quanh. Các dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ em hoàn toàn khác khi so với người lớn. Do vậy, phụ huynh không nên quá chủ quan mà cần phát hiện bệnh kịp thời.

trầm cảm ở trẻ em Phát hiện trầm cảm ở trẻ em: không nên căn cứ vào những đặc điểm chung của bệnh trầm cảm người lớn

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em

Bệnh trầm cảm ở trẻ em diễn ra ở trẻ độ tuổi tiểu học và trẻ ở giai đoạn dậy thì. Trong đó, trẻ nhỏ giai đoạn tiểu học có 2% nguy cơ mắc, trẻ ở độ tuổi dậy thì chiếm 11,5%. Trầm cảm khiến trẻ em thay đổi hành vi so với bình thường. Các dấu hiệu cho thấy bệnh đang diễn ra là:

  • Biểu hiện triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau ngực, đau bụng, ngột ngạt kèm theo cảm giác buồn chán,… Các triệu chứng này không phải là tổn thương thực thể, nên không thể phát hiện và điều trị được.
  • Khí sắc trầm buồn: cảm giác buồn chán khó giải thích, hay cáu kỉnh, giảm hứng thú trong mọi việc (học tập, kết giao, sinh hoạt nhóm,…).
  • Tư duy: khó tập trung, chậm tiếp thu làm giảm năng lực học tập.  
  • Hoạt động xã hội: thờ ơ, ít quan tâm, tự cô lập bản thân, không muốn chia sẻ điều gì với bạn bè, với cả những người thân trong gia đình.
  • Rối loạn ăn uống: trẻ tăng cân hoặc sụt cân khá nhiều bằng cách ăn nhiều hơn, ăn vô độ hoặc chán ăn, ăn ít, không thấy đói,…
  • Rối loạn giấc ngủ: thay đổi giấc ngủ bằng cách ngủ ít hơn/ ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Rối loạn hành vi: với các biểu hiện trốn học, trộm cắp, quậy phá, chống đối bố mẹ, chống đối xã hội, thành lập nhóm bạn xấu,…

Phân loại bệnh trầm cảm ở trẻ em

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được phân loại thành 3 nhóm chính:

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp

Trẻ e độ tuổi 6 – 10 tuổi thường dễ bị khó chịu và khó kiểm soát hành vi với các sự việc xung quanh. Lúc này, trẻ dễ dàng mắc thêm các rối loạn như: chống đối, tăng động giảm chú ý, hiếu động thái quá, rối loạn lo âu,…

Đối với nhóm rối loạn hỗn hợp này, bệnh nhân sẽ có những cơn kích thích nghiêm trọng tần suất 3 lần/ tuần. Các biểu hiện trong cơn kích thích có thể là: giận dữ, bùng nổ, gây tổn thương đến người khác. Sự khó chịu này thường xảy ra hàng ngày, không đúng hoàn cảnh.

Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn trầm cảm

Vẫn có tình trạng trẻ chỉ có các biểu hiện trầm cảm đơn thuần. Kiểu trầm cảm này thường chỉ kéo dài trong khoảng 2 tuần, với mọi độ tuổi thanh thiếu niên. Phụ huynh có thể nhận thấy kiểu trầm cảm ở trẻ em này bằng các biểu hiện như:

  • Dễ bị buồn chán, khó chịu, dễ khóc
  • Mất hứng thú với các hoạt động
  • Không cảm thấy đói, thấy thèm ăn hoặc ngược lại
  • Dễ bị mất ngủ, ngủ không được sâu, hoặc bị đau nửa đầu
  • Mất năng lượng, không muốn tham gia học tập, vui chơi
  • Có thể nghĩ tới cái chết hoặc lên kế hoạch để chết

Rối loạn khí sắc

Bệnh nhân rối loạn khí sắc của bệnh trầm cảm sẽ thường cảm thấy buồn rầu, bồn chồn, cảm thấy mất cảm giác với những thứ ưa thích trước đây. Phụ huynh hãy phân biệt bằng các biểu hiện kèm theo: mất ngủ, đau đầu, tuyệt vọng, chán nản,…

trầm cảm ở trẻ em 2 Bệnh trầm cảm ở trẻ em có các triệu chứng khó nhận biết nên cần được chẩn đoán với bác sĩ

Cha mẹ cần làm gì khi nghi ngờ con mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em?

Bệnh trầm cảm ở trẻ em gây nên những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến học tập, quan hệ xã hội cũng như tương lai của trẻ. Do vậy, phụ huynh không được chủ quan trước các biểu hiện của bệnh. Trẻ cần được thăm khám, nhận chẩn đoán và điều trị từ sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý quan tâm đến tinh thần và vấn đề học tập của con trẻ. Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em dù giống hay gần giống với tình trạng của con cũng cần được quan tâm.

  • Cha mẹ cũng là cầu nối quan trọng trong quá trình phát hiện và phòng tránh bệnh.
  • Quan tâm, chia sẻ, lắng nghe các tâm tư, cảm xúc thầm kín của con.
  • Không nên tạo áp lực về việc học tập, về các mối quan hệ xã hội của con.
  • Cân bằng giữa việc học và giải trí, vận động giúp giải tỏa những năng lượng tiêu cực trong con.
  • Động viên/ định hướng đúng cách để trẻ có thể tự do phát triển trong học tập.
  • Rèn luyện chế độ ăn đầy dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt điều độ, đúng giờ.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị từ sớm. Phụ huynh tuyệt đối không nên xem nhẹ các chuyển biến tâm lý của trẻ. Hãy cùng đồng hành với trẻ trong quá trình phát triển nhận thức, cảm xúc.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý:

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay