Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển là biện pháp can thiệp sớm tập trung vào 5 khía cạnh: Vận động, ngôn ngữ, hoạt động trị liệu, giáo dục mầm non và thuốc. Vậy trẻ có những biểu hiện nào thì cần phục hồi chức năng?
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển
Tình trạng chậm phát triển ở trẻ xảy ra khi bé có biểu hiện chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa về mặt cảm xúc, thể chất hoặc tinh thần. Có nhiều dạng chậm phát triển ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Thị lực hoặc tầm nhìn.
- Ngôn ngữ hoặc lời nói.
- Kỹ năng vận động.
- Kỹ năng tư duy – nhận thức.
- Kỹ năng xã hội – tình cảm.
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển đó là: Trẻ chậm tăng cân, khó ăn, khó thở, ít khóc, ít vận động, có biểu hiện thờ ơ với mọi vật, khó khăn về nghe và hay táo bón. Các cử động cầm, nắm, viết,... rất hạn chế, thậm chí trẻ có biểu hiện co cứng cơ, loạn vận động, mất cân bằng trong vận động, trẻ liệt một chân, hai chân, nửa người hay tứ chi từ nhẹ đến nặng.
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt chậm phát triển ở trẻ khác với khuyết tật phát triển. Tình trạng khuyết tật phát triển là trẻ gặp các vấn đề như bại não, khiếm thính hoặc rối loạn phổ tự kỷ,... và bệnh có xu hướng kéo dài suốt đời.
Nguyên tắc và mục tiêu phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển
Để việc phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển đạt hiệu quả tốt, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc và mục tiêu của quá trình điều trị
Nguyên tắc
- Can thiệp sớm nhất ngay sau khi trẻ được chẩn đoán chậm phát triển
- Can thiệp phục hồi chức năng kết hợp giáo dục mẫu giáo, tiểu học.
- Phối hợp can thiệp tại nhà, trung tâm và trường mầm non.
- Đánh giá mức độ chậm phát triển về các kỹ năng: vận động tinh, vận động thô, ngôn ngữ, giao tiếp, trí tuệ 6 tháng/lần tại các cơ sở phục hồi chức năng chuyên biệt.
Mục tiêu
Kích thích sự phát triển về vận động tinh - thô, khả năng giao tiếp - ngôn ngữ, cảm xúc, trí tuệ cho trẻ.
Biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển
Điều trị phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển thường tập trung vào 5 khía cạnh: Vận động, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ, giáo dục mầm non và thuốc.
Vận động trị liệu
Bài tập: Xoa bóp cơ tay, chân và toàn thân.
- Mục tiêu: tăng sức cho cơ, giúp cơ dẻo dai và mạnh hơn.
- Xoa bóp cơ tay hoặc chân: Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng, kỹ thuật viên ngồi hoặc đứng cùng phía bên tay/chân cần xoa. Tiến hành vuốt nhẹ trên da trẻ từ dưới lên trên, chà xát lòng bàn tay/chân, mu bàn tay/chân, rung cơ cẳng tay/chân và rung cơ cánh tay/chân.
- Xoa bóp cơ lưng: Đặt trẻ nằm sấp trên mặt phẳng, kỹ thuật viên ngồi hoặc đứng bên cạnh. Thực hiện xoa vuốt, miết dọc 2 bên cột sống, cạnh xương chậu, bóp cơ và rung cơ.
Bài tập: Tạo dáng ngồi xổm và ngồi đứng dậy.
- Mục tiêu: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ở tư thế ngồi của trẻ.
- Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi xổm, kỹ thuật viên quỳ phía sau, dùng hai tay cố định ở 2 gối của trẻ giúp dồn trọng lượng của trẻ lên 2 bàn chân. Giữ trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm từ 5-7 phút rồi, khuyến khích trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên.
Hoạt động trị liệu
Dạy trẻ những hoạt động hàng ngày: mặc áo, tự ăn cơm, cầm nắm, sử dụng các vật dụng quen thuộc,.... Các hoạt động cần khuyến khích trẻ lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ. Đối với trẻ chậm phát triển, kỹ thuật viên phải thực sự kiên trì, hướng dẫn trẻ từng bước nhỏ, nên có phần thưởng động viên khi trẻ thực hiện thành công.
Ngôn ngữ trị liệu
Giúp trẻ kiểm soát, điều khiển các cơ của lưỡi, hàm, tập phát âm được. Ngôn ngữ trị liệu cần thiết được thực hiện trước khi trẻ đến trường và tiếp tục xuyên suốt thời gian đi học đến khi hồi phục.
Vật lý trị liệu
Sử dụng các sóng năng lượng cao để kích thích, làm chuyển động mô cơ tay, chân, lưng của trẻ giúp trương lực cơ, tăng khả năng điều khiển tự chủ, tăng tuần hoàn máu nuôi cơ,...
Thuốc
Kết hợp một số loại thuốc kháng động kinh, kiểm soát co giật và thực phẩm hỗ trợ chức năng: Canxi, tăng hormone giáp trạng,...
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển ở đâu?
Tại Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển uy tín, được đông đảo bố mẹ tin tưởng lựa chọn cho trẻ.
- Hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm:
+ TS. BS. Đỗ Chí Hùng - Nguyên trưởng khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện E Trung ương, có gần 40 năm kinh nghiệm điều trị phục hồi chức năng cho trẻ, phục hồi chức năng trước - sau chấn thương, liệt dây thần kinh,...
+ BS Đinh Văn Hào - Trưởng khoa Y học cổ truyền - VLTL/PHCN tại BVĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, được đào tạo chuyên sâu tại Áo, với hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị rối loạn gân, cơ, dây thần kinh, làm chủ các kỹ thuật di vận động khớp,...
+ Cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề cao khác như: BS.Nguyễn Tiến Tài, THS.BS. Tống Khánh Linh, THS.BS. Đỗ Đức Bảo,...
- Hệ thống thiết bị trị liệu được được nhập khẩu đồng bộ từ Đức: máy điện xung giao thoa, máy laser, máy vi sóng,... và kỹ thuật kéo giãn gân, cơ chuyên sâu của Áo giúp tăng cường sự dẻo dai, sức bền của cơ, giúp trẻ nhanh chóng lấy lại vận động.
Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích hiện đại khác như:
- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân
- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…
- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí
- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0911.858.622 hoặc đăng ký thông tin để được hỗ trợ.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc