Khi điều trị rối loạn lo âu, bệnh nhân cần kết hợp các phương pháp theo chỉ định để chữa dứt điểm rối loạn lo âu.
Chẩn đoán rối loạn lo âu
Những lo lắng, căng thẳng quá mức trước những tình huống xảy ra, khi các sự việc còn mang tính mơ hồ chính là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh lý rối loạn lo âu. Việc điều trị rối loạn lo âu cần được thực hiện sớm, trước khi chúng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần và tiến triển thành các nguy cơ.
Trước khi tiến hành điều trị rối loạn lo âu, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các đánh giá tâm lý để kiểm tra tiến triển bệnh. Tùy vào tình trạng mỗi người mà các bước chẩn đoán sẽ khác nhau, nhưng dưới đây là những đánh giá sơ bộ:
Xét nghiệm cơ bản liên quan đến bệnh.
Mẫu bảng câu hỏi về trắc nghiệm tâm lý.
Kiểm tra vật lý để tìm ra nguyên nhân vấn đề.
Ngoài ra, chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu phải đúng, đủ, phù hợp với các tiêu chí được công bố trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM). Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá chính xác tình trạng bệnh nhân:
Khó khăn khi phải kiềm chế, kiểm soát cảm xúc lo âu.
Vấn đề lo lắng trở thành trở ngại ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
Các lo lắng, lo âu xoay quanh các sự kiện trong cuộc sống trong thời gian ít nhất 6 tháng, diễn ra hàng ngày.
Các lo lắng không nằm trong chẩn đoán của một bệnh tâm lý/ tâm thần khác, không phải do ảnh hưởng khi sử dụng thuốc, không liên quan đến ảnh hưởng sau khi người bệnh bị chấn thương tâm lý (PTSD).
Người lớn mắc phải ít nhất 3 triệu chứng, trẻ em mắc phải ít nhất 1 triệu chứng: bồn chồn, lo lắng, khó chịu, mệt mỏi, khó ngủ, khó tập trung hoặc gặp căng thẳng cơ bắp.
Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu cũng trở nên khó khăn hơn, nếu bệnh kết hợp cùng với một vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Rối loạn lo âu có thể kết hợp cùng 1 hoặc nhiều hơn:
Bệnh trầm cảm.
Rối loạn ám ảnh.
Nguy cơ lạm dụng thuốc.
Rối loạn stress sau chấn thương.
Với các chẩn đoán chưa có kết quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm máu và nước tiểu, hoặc một vài xét nghiệm khác; miễn là tìm thấy hướng điều trị rối loạn lo âu tối ưu nhất.
Tổng hợp cách điều trị rối loạn lo âu
Điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc
Bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc nhằm làm giảm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, kèm theo những triệu chứng biểu hiện ra ngoài ở giai đoạn đầu.
Các thuốc đặc trưng được kê cho bệnh nhân khi điều trị là: thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần, thuốc an thần, thuốc trầm cảm, thuốc chẹn beta,… Đa số các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu đều mang tác dụng phụ, nên bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn và không nên lạm dụng thuốc.
Thuốc chống trầm cảm: mang tác dụng ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ (chất dẫn truyền thần kinh), nên được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu. Ví dụ: sertraline (Zoloft), paroxetine (Paxil), venlafaxine (Effexor).
Buspirone: là loại thuốc phổ biến được sử dụng trong hầu hết các ca bệnh. Thuốc có hiệu quả tốt sau vài tuần sử dụng. Tác dụng phụ của thuốc: chóng mặt sau khi uống (thường xuyên), mất ngủ, đau đầu, buồn nôn (ít gặp hơn).
Benzodiazepin: thuốc tác đông lên thụ cảm thể GABA nằm ở hệ thần kinh trung ương và tạo ra hiệu quả khi điều trị rối loạn lo âu. Nếu như người bệnh gặp các vấn đề như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn cân bằng, ý thức, khí sắc,… thì hãy bình tĩnh. Đây chỉ là tác dụng phụ ngắn hạn khi sử dụng thuốc.
Rối loạn lo âu được đánh giá là một loại tâm bệnh, nên việc điều trị bằng thuốc chỉ mang tác dụng ổn định cảm xúc, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
Điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu
Song song với điều trị bằng thuốc, người bệnh rối loạn lo âu cần được chia sẻ và tư vấn tâm lý cùng với bác sĩ. Thông qua các buổi trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ giải tỏa được căng thẳng, tư vấn về các hành vi.
Khi tiến hành điều trị rối loạn lo âu, các bác sĩ sẽ tháo gỡ những vướng mắc về quá khứ, về các vấn đề mà bệnh nhân khó giải quyết trong cuộc sống. Người bệnh sẽ giữ được tinh thần thoải mái, giảm được triệu chứng, có thể dần đối mặt với các nỗi ám ảnh khi điều trị thời gian dài.
Điều trị rối loạn lo âu bằng các biện pháp khác
Ngoài hai phương pháp chính kể trên, người bệnh sẽ được giới thiệu thêm các cách điều trị rối loạn lo âu như: liệu pháp thư giãn, liệu pháp nhóm, liệu pháp nhận thức - hành vi, tham vấn tâm lý,…
Cùng với sự kết hợp nhiều biện pháp, bệnh nhân rối loạn lo âu sẽ thuyên giảm ảnh hưởng bệnh, lấy lại được sự cân bằng về tâm lý, tâm trạng thoải mái, lạc quan. Tuy nhiên, bệnh nhân cần kết hợp chia sẻ cùng gia đình để nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn lo âu.
Việc điều trị rối loạn lo âu cần được chẩn đoán và kết luận từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu bệnh nhân đang có mong muốn chữa rối loạn lo âu, hãy tới ngay các bệnh viện có Chuyên khoa Tâm lý và Sức khỏe tâm thần.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
để biết thêm thông tin bổ ích khác.