Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả
vi
  • vi
  • en

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

01-03-2022

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt vào thời điểm giao mùa đông-xuân, thu-đông do hệ miễn dịch non yếu, tiến triển bệnh nhanh. Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân, điều trị kịp thời cho trẻ, ngăn ngừa các biển chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm đường hô hấp gây ra bởi một loại virus tác động tới tiểu phế quản (các đường dẫn hí nhỏ trong phổi). Tiểu phế quản có nhiệm vụ kiểm soát luồng không khí trong phổi. Bộ phận này có thể bị sưng lên hay tắc nghẽn khi bị nhiễm trùng hoặc tổn thương và ngăn chặn oxy lưu thông.

Phân loại bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thành 2 dạng chính:

  • Viêm tiểu phế quản do virus: Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân chính gây nên hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Thời điểm mỗi mùa đông cũng là lúc virus bùng phát gây ảnh hưởng tới trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Viêm tiểu phế quản do tắc nghẽn: Dạng này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, chủ yếu xảy ra ở người lớn. Có thể để lại sẹo ở tiểu phế quản gây tắc nghẽn đường thở, chặn đường thông khí.
viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm tiểu phế quản là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh 

Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường gặp

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh được xác định thông qua các triệu chứng như sau:

  • Sốt nhẹ
  • Ho
  • Thở hụt hơi
  • Khò khè
  • Thở nhanh
  • Da xanh tái vì thiếu oxy (hội chứng xanh tím da)
  • Phổi có tiếng kêu lách tách hoặc tiếng rít khi nghe qua ống nghe
  • Co rút liên sườn
  • Cánh mũi phập phồng

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có triệu chứng ban đầu như sổ mũi, ho sốt nhẹ khá giống với cảm lạnh và kéo dài trong 1 – 2 ngày.

Các triệu chứng này sẽ phổ biến và tăng lên về sau. Từ 3 – 5 ngày kế tiếp trẻ ho nhiều lên, tình trạng khó thở, thở rít xuất hiện. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, kém thông khí phổi.

Trẻ sẽ ho nhiều hơn kèm theo khò khè và nguy cơ bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Thở khó khăn khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú và đi dần tới thở mệt, da tái và tím. Diễn tiến suy hô hấp nặng, nếu không cấp cứu kịp thời trẻ sẽ bị ngừng thở.

Khi thăm khám, thấy trẻ có biểu hiện nhịp thở nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút...

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay