Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

26-07-2024
Cơ xương khớp

Viêm khớp phản ứng thường xảy ra theo sau các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường tiết niệu - sinh dục. Nếu không phát hiện sớm, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cứng khớp, thậm chí mất vận động.

Viêm gân khớp phản ứng là gì?

Viêm gân khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp vô khuẩn xảy ra sau nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu - sinh dục. Bệnh thuộc nhóm bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính, có thể viêm ở một khớp hoặc nhiều khớp, gân cơ, dây chằng, ở cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi 20 - 50 tuổi.

viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng xảy ra sau tình trạng nhiễm trùng.

Triệu chứng của viêm gân khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng có thể gây ra các triệu chứng ở nhiều cơ quan trên cơ thể. Các biểu hiện lâm sàng phổ biến có thể kể đến:

- Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, giảm cân.

- Tình trạng viêm cơ xương khớp

  • Bệnh viêm khớp: Viêm khớp gối, cổ chân, ngón chân, cột sống, khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay, cùng chậu
  • Bệnh điểm bám gân: Viêm điểm bám gân, gân Achilles, cân gan bàn chân, lồi cầu xương đùi, xương chày
  • Tình trạng viêm khớp tái phát liên tục hoặc mạn tính, tiến triển

- Tổn thương da và niêm mạc

  • Mụn nước, tăng sừng hóa da lòng bàn tay, bàn chân, da đầu, da bìu, loạn dưỡng móng tay
  • Viêm niêm mạc lưỡi, miệng, bao quy đầu
  • Viêm niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt
viêm khớp phản ứng

Tổn thương da do viêm khớp phản ứng.

- Tổn thương mắt

  • Đau nhức hốc mắt, đỏ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt
  • Viêm hoặc loét giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào trước

-  Tổn thương khác: Protein niệu, tiểu máu vi thể và tiểu mủ vô khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh viêm gân khớp phản ứng

- Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu y khoa, bệnh viêm khớp phản ứng có mối liên hệ với kháng nguyên HLA-B27, chiếm 30 - 60% tỷ lệ các bệnh nhân mắc bệnh. Đồng thời, người bệnh mang kháng nguyên HLA - B27 thường có triệu chứng bệnh nặng hơn và có xu hướng tiến triển mạn tính cao hơn người mang HLA - B27 (+).

- Nhiễm trùng: Viêm khớp phản ứng có thể xảy ra sau nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc tiết niệu - sinh dục.

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thường do các loại vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia..
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục: Thường do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis.
  • Bệnh nhân lao hệ thống.
  • Do virus: Rubella, virus viêm gan, Parvovirus, HIV...

- Nguyên nhân khác: Một số trường hợp viêm khớp phản ứng có thể xảy ra sau viêm đường ruột mạn tính (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…)

Chẩn đoán viêm gân khớp phản ứng như thế nào?

Hiện nay, chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp phản ứng chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và tiền sử nhiễm khuẩn của người bệnh.

- Khai thác bệnh sử

  • Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn, chủ yếu là đường tiết niệu - sinh dục, đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị viêm khớp trước đó nhưng tái lại nhiều lần, có tiến triển thành mạn tính.

- Chẩn đoán lâm sàng

  • Xem xét các triệu chứng toàn thân, các vị trí khớp sưng đau, tính chất cơn đau, tần suất đau.
  • Xem xét tổn thương da, niêm mạc, mắt

Từ kết quả kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp phản ứng.

- Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tốc độ lắng máu, CRP, yếu tố bổ thể huyết thanh C3, C4 tăng cao; Bạch cầu tăng nhẹ, có thể có thiếu máu nhẹ; Có yếu tố dạng thấp RF (-).
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu có thể có bạch cầu, hồng cầu niệu, protein niệu.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm khớp nhiễm trùng.
  • Test huyết thanh: Bệnh nhân viêm khớp phản ứng có thể cho dương tính với một số vi khuẩn như Salmonella, Campylobacter, Chlamydia.…
  • Chụp X-quang khớp: Cho thấy các tổn thương calci hóa ở điểm bám gân, dây chằng, tổn thương viêm khớp cùng chậu ở một số trường hợp mạn tính; Chẩn đoán phân biệt với viêm cột sống dính khớp.
  • Chụp CT và MRI: Cho hình ảnh tổn thương viêm và phần mềm quanh khớp
  • Các xét nghiệm khác: Tìm tác nhân gây bệnh từ phân, dịch tiết ở họng và đường tiết niệu; Xác định kháng nguyên HLA-B27 trong một số trường hợp. 

- Chẩn đoán phân biệt

Các biểu hiện của bệnh viêm khớp phản ứng có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác như viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp vảy nến, viêm khớp do gout cấp.... Vì vậy, cần xem xét rõ các triệu chứng viêm, tổn thương cơ quan khác (niêm mạc, da, mắt…), triệu chứng toàn thân… để chẩn đoán phân biệt, loại trừ các bệnh lý trên.

Phương pháp điều trị viêm gân khớp phản ứng

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm khớp phản ứng là giảm các tổn thương do viêm, giảm đau, cải thiện các triệu chứng ngoài khớp, phòng ngừa các biến chứng, đặc biệt là xác nhận và điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng hiện nay đa phần ưu tiên điều trị bằng thuốc kết hợp phòng ngừa bằng tập vật lý trị liệu.

  • Điều trị viêm các khớp: Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID). Một số trường hợp có thể cần áp dụng corticoid tại chỗ hoặc toàn thân đường uống hoặc tiêm nội khớp.
  • Điều trị nhiễm trùng: Thuốc kháng sinh khi bệnh nhân có nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục hoặc tiêu hóa, giúp hạn chế lây lan, giảm tỷ lệ tái phát.
  • Điều trị tổn thương ngoài khớp (da, niêm mạc, mắt): Corticoid tại chỗ hoặc toàn thân theo chỉ định của bác sĩ.  Trường hợp nặng giảm hoặc mất thị giác có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Điều trị viêm khớp mạn tính: Thuốc làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh (DMARDS). 
viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng đa phần điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu để phòng ngừa.

  • Điều trị phòng ngừa:

+ Tập vật lý trị liệu sớm khi phát hiện bệnh giúp ngăn ngừa các biến chứng teo cơ, cứng khớp, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho khớp.

+  Phòng ngừa tổn thương dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid: Sử dụng thuốc ức chế bơm proton.

Bệnh nhân sau điều trị đáp ứng có thể hồi phục hoàn toàn sau vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng tùy theo khả năng đáp ứng của cơ thể. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần sau tái phát viêm đường tiêu hóa, viêm tiết niệu - sinh dục. Tỷ lệ tái phát và tiến triển mạn tính ở bệnh nhân có kháng nguyên HLA-B27 (+) thường cao hơn.

Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng ở đâu tốt?

Tại Hà Nội, Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm khớp phản ứng uy tín và được đông đảo khách hàng đánh giá cao về chất lượng chuyên môn, dịch vụ.

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y, bệnh viện Hữu Nghị…
  • Hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ)… giúp xác định mức độ tổn thương khớp, chẩn đoán chính xác bệnh từ giai đoạn khởi phát.
  • Các tiện ích: Không gian khách sạn bệnh viện 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.
viêm khớp phản ứng

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc thăm khám và điều trị viêm khớp phản ứng.

Viêm khớp phản ứng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cứng khớp, mất vận động. Vì vậy, nếu có triệu chứng đau mỏi cơ thể, viêm nhiều khớp sau nhiễm trùng đường tiêu hóa hay tiết niệu - sinh dục, người bệnh cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị, ngăn bệnh tiến triển nặng.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về khám và điều trị viêm khớp phản ứng tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0889621046 để được hỗ trợ kịp thời!

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

 

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay