Mời bạn đăng ký để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng
Đăng nhập
Mời bạn đăng nhập để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng
Quên mật khẩu
Mời bạn nhập lại email để chúng tôi kiểm tra và cấp lại mật khẩu
Xác thực tài khoản
Vui lòng kiểm tra email và nhập mã xác thực
Lấy mã xác thực tài khoản
Mời bạn nhập lại email đã đăng kí để lấy mã xác thực!
Đặt mật khẩu
Mời bạn đặt nhập mật khẩu để tiếp tục
Chi tiết bài tư vấn
Hỏi đáp: Bị kén hoạt dịch Baker cần điều trị thế nào, khối kén có khả năng tự biến mất không?
17-01-2025
Cơ xương khớp
Mục lục
Hỏi:
Tháng trước, khi chơi đá bóng tôi có bị thương đầu gối, nhưng sau 1 tuần tôi thấy khỏi và vận động bình thường nên tiếp tục chơi đá bóng lại. Gần đây phát hiện có khối sưng mềm ở phía sau đầu gối, nên tôi đi khám và được chẩn đoán là kén hoạt dịch Baker. Vậy tôi cần điều trị thế nào, liệu khối kén có tự biến mất hay cần can thiệp gì không ạ? Thưa bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Kén hoạt dịch Baker là một khối sưng chứa dịch hình thành ở phía sau đầu gối, do sự tích tụ dịch khớp trong bao hoạt dịch. Kén hoạt dịch Baker có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chấn thương hoặc viêm khớp, thoái hóa khớp gối, tổn thương sụn chêm, dây chằng trong khớp gối,…
Trong trường hợp của bạn, kén xuất hiện sau chấn thương khi chơi bóng đá và được phát hiện trong giai đoạn đã hồi phục vận động, đây có thể là hệ quả của chấn thương đầu gối trước đó. Sau chấn thương ban đầu, đầu gối có thể đã tự phục hồi ở mức độ nhất định. Nhưng việc bạn quay lại vận động mạnh quá sớm có thể đã gây tái kích thích hoặc làm tăng áp lực trong khớp gối, dẫn đến hình thành kén hoạt dịch.
Hình ảnh minh họa kén hoạt dịch Baker
Điều trị kén hoạt dịch Baker sẽ tùy thuộc vào kích thước khối kén, mức độ ảnh hưởng đến vận động và các triệu chứng bạn đang gặp phải. Các phương pháp bao gồm:
1. Theo dõi không can thiệp:
Áp dụng cho kén nhỏ, không gây đau hoặc hạn chế vận động.
Người bệnh nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh, chườm lạnh giảm sưng và đau khớp gối, tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng cải thiện sự linh hoạt, giảm áp lực dịch khớp.
2. Điều trị nội khoa:
Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm khi có triệu chứng sưng, đau.
Phù hợp cho những trường hợp kén kích thước trung bình nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động.
3. Chọc hút dịch:
Áp dụng khi kén lớn, gây khó chịu cho người bệnh và khó cử động khớp gối. Dịch được hút dưới hướng dẫn siêu âm, kết hợp tiêm corticosteroid để giảm viêm và ngăn ngừa tái phát.
4. Phẫu thuật:
Chỉ định khi kén tái phát nhiều lần, gây chèn ép dây thần kinh hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.
Đối với câu hỏi của bạn là khối kén có tự mất không: Trong một số trường hợp nhẹ, nếu tránh vận động mạnh và điều trị bảo tồn tốt, khối kén có thể tự thu nhỏ hoặc biến mất. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gốc rễ là tổn thương khớp gối hoặc viêm khớp không được điều trị triệt để, kén có thể tồn tại lâu dài, tái phát hoặc phát triển lớn hơn. Khi đó, cần phải tập trung điều trị căn nguyên và xử lý kén hoạt dịch Baker bằng cách can thiệp hút dịch, tiêm thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.
Để xác định chính xác tình trạng và có phương pháp điều trị phù hợp, bạn hãy đến khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị. Liên hệ hotline 0889621046 nhận tư vấn miễn phí!
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Tháng trước, khi chơi đá bóng tôi có bị thương đầu gối, nhưng sau 1 tuần tôi thấy khỏi và vận động bình thường nên tiếp tục chơi đá bóng lại. Gần đây phát hiện có khối sưng mềm ở phía sau đầu gối, nên tôi đi khám và được chẩn đoán là kén hoạt dịch Baker. Vậy tôi cần điều trị thế nào, liệu khối kén có tự biến mất hay cần can thiệp gì không ạ? Thưa bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Kén hoạt dịch Baker là một khối sưng chứa dịch hình thành ở phía sau đầu gối, do sự tích tụ dịch khớp trong bao hoạt dịch. Kén hoạt dịch Baker có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chấn thương hoặc viêm khớp, thoái hóa khớp gối, tổn thương sụn chêm, dây chằng trong khớp gối,…
Trong trường hợp của bạn, kén xuất hiện sau chấn thương khi chơi bóng đá và được phát hiện trong giai đoạn đã hồi phục vận động, đây có thể là hệ quả của chấn thương đầu gối trước đó. Sau chấn thương ban đầu, đầu gối có thể đã tự phục hồi ở mức độ nhất định. Nhưng việc bạn quay lại vận động mạnh quá sớm có thể đã gây tái kích thích hoặc làm tăng áp lực trong khớp gối, dẫn đến hình thành kén hoạt dịch.
Hình ảnh minh họa kén hoạt dịch Baker
Điều trị kén hoạt dịch Baker sẽ tùy thuộc vào kích thước khối kén, mức độ ảnh hưởng đến vận động và các triệu chứng bạn đang gặp phải. Các phương pháp bao gồm:
1. Theo dõi không can thiệp:
Áp dụng cho kén nhỏ, không gây đau hoặc hạn chế vận động.
Người bệnh nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh, chườm lạnh giảm sưng và đau khớp gối, tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng cải thiện sự linh hoạt, giảm áp lực dịch khớp.
2. Điều trị nội khoa:
Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm khi có triệu chứng sưng, đau.
Phù hợp cho những trường hợp kén kích thước trung bình nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động.
3. Chọc hút dịch:
Áp dụng khi kén lớn, gây khó chịu cho người bệnh và khó cử động khớp gối. Dịch được hút dưới hướng dẫn siêu âm, kết hợp tiêm corticosteroid để giảm viêm và ngăn ngừa tái phát.
4. Phẫu thuật:
Chỉ định khi kén tái phát nhiều lần, gây chèn ép dây thần kinh hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.
Đối với câu hỏi của bạn là khối kén có tự mất không: Trong một số trường hợp nhẹ, nếu tránh vận động mạnh và điều trị bảo tồn tốt, khối kén có thể tự thu nhỏ hoặc biến mất. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gốc rễ là tổn thương khớp gối hoặc viêm khớp không được điều trị triệt để, kén có thể tồn tại lâu dài, tái phát hoặc phát triển lớn hơn. Khi đó, cần phải tập trung điều trị căn nguyên và xử lý kén hoạt dịch Baker bằng cách can thiệp hút dịch, tiêm thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.
Để xác định chính xác tình trạng và có phương pháp điều trị phù hợp, bạn hãy đến khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị. Liên hệ hotline 0889621046 nhận tư vấn miễn phí!
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội