Nhồi máu cơ tim thất phải là biến chứng do tắc nghẽn động mạch vành. Đa phần, bệnh nhân có khả năng hồi phục tốt nhưng vẫn có nhiều trường hợp có tiên lượng xấu do biến chứng như suy thất phải, sốc tim, hở van tim,… Vì vậy, điều quan trọng là xác định các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng cụ thể để có biện pháp can thiệp.
Nhồi máu cơ tim thất phải là gì?
Nhồi máu cơ tim thất phải thường do tắc nghẽn động mạch vành phải hoặc động mạch mũ, được đặc trưng bởi áp lực làm đầy thất phải cao. Nhồi máu cơ tim thất phải thường đi kèm với tình trạng hở van ba lá. Nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần của tim giảm đi hoặc ngừng hoàn toàn khiến cơ tim bị tổn thương không thể phục hồi hoàn toàn.
Nguyên nhân mắc nhồi máu cơ tim thất phải
Hơn 30% bệnh nhân nhồi máu cơ tim thất phải cũng có liên quan đến rối loạn chức năng thất phải.
Tâm thất phải ít bị nhồi máu hơn tâm thất trái. Điều này là do tâm thất phải là một cấu trúc có thành mỏng, nhu cầu oxy thấp và áp suất thấp hơn.
Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim thất phải là do tắc nghẽn động mạch vành. Sự tắc nghẽn động mạch này dẫn đến thiếu máu cơ tim.
Ngoài ra, các yếu tố về tuổi tác, tiền sử uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,… cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim thất phải.
Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim thất phải
Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim là xét nghiệm chẩn đoán đầu tiên được thực hiện ở những bệnh nhân có biểu hiện đau ngực và nghi ngờ nhồi máu cơ tim thất phải. Các bất thường về dẫn truyền như: block nhánh phải, nhịp tim chậm, nhịp nhanh thất hoặc block tim cũng có thể biểu hiện trên ECG.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải thường có các triệu chứng: chân tay lạnh, run toàn thân, khó thở, huyết áp thấp, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn, loạn nhịp tim, mệt mỏi, ngất xỉu,…
Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề huyết áp tụt, không nghe được phổi, tĩnh mạch cảnh nổi rõ.
Có thể bạn quan tâm:
Điều trị nhồi máu cơ tim thất phải
Biến chứng của nhồi máu cơ tim thất phải có thể dẫn đến giảm tiền tải thất trái, giảm cung lượng tim và cuối cùng là hạ huyết áp toàn thân. Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim thất phải, bao gồm:
Truyền dịch: Cần phải theo dõi sự cải thiện/ không cải thiện huyết động học, vì bệnh nhân có thể có các trạng thái thể tích thay đổi, từ giảm thể tích máu đến quá tải dịch.
Điều trị bằng nitrat có thể gây ra tác dụng phụ vì nguy cơ làm trầm trọng thêm rối loạn chức năng thất phải.
Điều trị bằng thuốc: Thuốc tăng co bóp có thể được chỉ định nếu truyền dịch không đạt hiệu quả cao. Bao gồm:
Dobutamine cải thiện chức năng tâm thất trái, thúc đẩy dòng máu chảy về phía trước. Sự kết hợp giữa oxit nitric dạng hít kết hợp với dobutamine giảm sức ép lên tâm thất phải.
Milrinone cũng có thể cải thiện rối loạn chức năng thất phải. Tuy nhiên, milrinone không phải là thuốc giãn mạch phổi nên việc sử dụng phải được cân nhắc với nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng hạ huyết áp toàn thân.
Levosimendan cải thiện khả năng co bóp của tim bằng cách tăng độ nhạy cảm của tế bào cơ tim với canxi nội bào. Tác dụng lâm sàng của thuốc này là tăng co bóp, cũng như giãn mạch ngoại biên.
Can thiệp mạch vành qua da: Đây là phương thức điều trị duy nhất nhằm mục đích điều trị nguyên nhân của nhồi máu cơ tim thất phải, trong khi các phương pháp điều trị khác được đề cập phía trên là để kiểm soát triệu chứng.
Việc chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim thất phải rất phức tạp và cần có sự phối hợp thăm khám, kiểm tra của đội ngũ chuyên môn bao gồm: bác sĩ tim mạch, bác sĩ nội khoa, y tá, bác sĩ X quang và bác sĩ hồi sức.
Chăm sóc sau điều trị nhồi máu cơ tim thất phải
Sau điều trị nhồi máu cơ tim thất phải, bệnh nhân vẫn có thể tái phát các biến chứng. Tình trạng cơn tim nhanh thất gây ra nhồi máu cơ tim thất phải nguy hiểm hơn nhồi máu cơ tim thất trái. Vì vậy, bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim thất phải cần lưy ý:
Trước tiên là việc kiểm soát cân nặng hợp lý, thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên tim.
Có chế độ rèn luyện thể thao đều đặn, hạn chế căng thẳng.
Ngoài ra, bệnh nhân nhồi máu cơ tim thất phải cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về quy trình sử dụng thuốc và tái khám đúng lịch hẹn.
Hầu hết những bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim thất phải đều có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nên việc ngừng hút thuốc, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giảm cholesterol trong máu là quan trọng.
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 616
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.