Ngoại tâm thu thất khá phổ biến ở những bệnh nhân không có bệnh tim mạch rõ ràng. Phần lớn, ngoại tâm thu thất không có triệu chứng nên thường được phát hiện ở giai đoạn bệnh đã biến chứng. Do đó, phát hiện và chẩn đoán sớm vấn là vấn đề then chốt giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người bệnh.
Ngoại tâm thu thất là gì?
Nhịp tim được xác định bởi nút xoang nhĩ ở tâm nhĩ phải, đóng vai trò là máy điều hòa nhịp tim. Nút này phóng dòng điện qua tâm nhĩ khiến chúng co lại. Dòng điện sau đó đi qua nút nhĩ thất (AV) nằm trong vách liên nhĩ dưới. Các xung điện từ đây đi vào mạng lưới Purkinje, dọc theo bó His bên phải và bên trái, kích thích các cơ tâm thất, gây ra sự co bóp.
Hệ thống dẫn truyền và cơ tim có nguồn cung cấp thần kinh và nhạy cảm với hormone cho phép điều chỉnh nhịp tim tùy theo các hoạt động, căng thẳng và hưng phấn khác nhau.
Ngoại tâm thu thất về cơ bản là những nhịp đập thêm, hoặc những cơn co thắt làm gián đoạn nhịp tim.
Mức độ phổ biến của ngoại tâm thu thất
Các bệnh lý về tim làm tăng nguy cơ mắc ngoai tâm thu thất
Ngoại tâm thu thất là vấn đề phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thống kê cho thấy, có 1% người bình thường được phát hiện bệnh trên điện tâm đồ tiêu chuẩn. Và khoảng 40 – 75% được phát hiện trên ECG lưu động từ 24 đến 48 giờ.
Tỷ lệ ngoại tâm thu thất thường tăng theo tuổi và thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim trước đó, suy tim, bệnh cơ tim tăng huyết áp, bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn, nhồi máu cơ tim, phì đại thất trái hoặc suy tim gây ra.
Nguyên nhân ngoại tâm thu thất
Vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra ngoại tâm thu thất, đặc biệt ở những người khỏe mạnh. Các nhân tố làm gia tăng bệnh lý gồm: lo lắng, căng thẳng kéo dài, mệt mỏi.
Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, ngoại tâm thu thất có thể do các vấn đề khác gây ra như: thiếu máu, cường giáp, suy giáp, thiếu muối khoáng, thoát vị hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn điện giải, sử dụng thuốc digoxin, aminophylline, thuốc chống trầm cảm,…
Có thể bạn quan tâm:
- Khám tim mạch: Triệu chứng cần khám và ai nên thực hiện?
- Căng não đặt 2 stent cứu bệnh nhân tái phát hẹp mạch vành tại vị trí khó
- Bệnh tim cơ giãn sống được bao lâu?
Triệu chứng ngoại tâm thu thất
Ngoại tâm thu thất thường không có triệu chứng và chỉ được phát hiện trong quá trình thăm khám hoặc thực hiện các xét nghiệm.
Khi bệnh diễn biến nặng hơn, các triệu chứng ngoại tâm thu thất thường gặp bao gồm: đánh trống ngực và nhịp tim tăng nhanh, ngắt nhịp hoặc không đều, chóng mặt, suy nhược và khó thở.
Một số trường hợp ho mãn tính hay ngất là triệu chứng của ngoại tâm thu thất. Mặt khác, các triệu chứng thường nặng hơn khi nghỉ ngơi và có thể biến mất khi tập thể dục.
Chẩn đoán ngoại tâm thu thất
Ngoai tâm thu thất thường được chẩn đoán qua đo Điện tâm đồ
Trong trường hợp ngoại tâm thu thất, cần đánh giá đầy đủ bao gồm tiền sử gia đình, tiền sử cá nhân và đo ECG. Chẩn đoán ngoại tâm thu thất thông qua máy theo dõi Holter ECG trong 24 giờ và có thể kéo dài hơn để đánh giá chi tiết mọi sự thay đổi trong những ngày tiếp theo.
Các xét nghiệm khác được thực hiện là kiểm tra gắng sức để đánh giá hoạt động của ngoại tâm thu thất khi gắng sức.
Siêu âm tim để đánh giá chức năng LV và cấu trúc tim. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cấp độ hai, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ tim hoặc chụp động mạch vành.
Điều trị ngoại tâm thu thất
Đa phần ngoại tâm thu thất là lành tính và không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Trong trường hợp ngoại tâm thu gây rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến rối loạn chức năng co bóp của tâm thất trái thì phải được nghiên cứu và điều trị.
- Kiểm soát huyết áp quan trọng, vì đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngoại tâm thu thất. Do đó, kiểm tra ECG và đánh giá lâm sàng là cần thiết để xác định phương pháp can thiệp điều trị.
Kiểm soát huyết áp là cần thiết ở các bệnh nhân đang bị rối loạn tâm thất
- Phác đồ điều trị ngoại tâm thu thất khá phức tạp với các trường hợp nặng. Bệnh nhân có thể phải dùng thuốc để giảm nhịp tim, từ đó giảm số cơn co thắt sớm.
- Loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị ngoại tâm thu thất là thuốc chẹn beta (bisoprolol, sotalol hoặc nadolol). Các loại thuốc chống loạn nhịp có hiệu quả khác là flecainide, propafenone và amiodarone, nhưng việc sử dụng lâu dài không được khuyến khích vì có thể xảy ra các tác dụng phụ.
- Nếu bệnh nhân không đáp ứng việc điều trị bằng thuốc, tiến hành can thiệp triệt tiêu ổ phát nhịp trong tâm thất thông qua sóng radio cao được đánh giá rất hiệu quả với tỷ lệ thành công cao.
Phòng ngừa ngoại tâm thu thất
Đối với các bệnh nhân mắc ngoại tâm thu thất, các biện pháp phòng ngừa dưới đây nên được áp dụng:
- Giảm tải stress: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ngoại tâm thu thất. Vì vậy, bệnh nhân cần có biện pháp kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Bao gồm thuốc lá, đồ uống có cồn,... và các chất kích thích khác đều làm triệu chứng ngoại tâm thu thất diễn biến nặng hơn.
Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chủ động phòng ngừa là cần thiết để ngăn chặn những diễn biến nặng của ngoại tâm thu thất. Đặc biệt là kiểm soát căng thẳng, rèn luyện thể chất.
Bị ngoại tâm thu thất có thể chơi thể thao không?
Các cuộc kiểm tra y tế trong thể thao thường có danh mục khám ngoại tâm thu thất, đặc biệt đối với các môn thể thao cạnh tranh cần yếu có yếu tố thể lực.
Ngoại tâm thu thất được đánh giá lành tính ở những vận động viên có tần suất đo ECG dao động khoảng 2%.
Tình trạng ngoại tâm thu thất ở các vận động viên có mối liên hệ với quá trình tập luyện. Tình trạng rối loạn nhịp tim biến mất hoặc giảm đi sau khi chơi thể thao. Do đó, trong trường hợp ngoại tâm thu thất thường xuyên ở các vận động viên nên thực hiện sàng lọc bệnh tim và có thể khuyến nghị ngừng tập luyện để đánh giá diễn biến rối loạn nhịp tim theo thời gian.
Tập luyện thể thao thường xuyên để cải thiện ngoại tâm thu thất
Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về tim bằng kỹ thuật, phương pháp hiện đại nhất hiện nay giúp mở ra “cánh cửa mới” cho nhiều bệnh nhân.
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.