Nhịp tim chậm là tình trạng tình trạng tim đập ít hơn 60 lần mỗi phút. Nhịp tim chậm có thể nguy hiểm nếu nó khiến tim không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra mà không gây ra bất kỳ tác hại nào, đặc biệt ở những người hoạt động thể chất nhiều.
Nhịp tim chậm là bao nhiêu?
Các tín hiệu điện truyền qua bốn buồng của tim. Hai buồng trên cùng gọi là tâm nhĩ và bên dưới là hai tâm thất. Những tín hiệu này nhắc nhở tim đập theo nhịp điệu ổn định.
Khi các xung này gặp sự cố trong việc phát tín hiệu sẽ tạo ra rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường. Sự bất thường về điện truyền làm chậm thời gian giữa các nhịp tim, gây ra nhịp tim chậm.
Nhịp tim là số lần tim đập trong 1 phút và là thước đo hoạt động của tim. Nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường của người trưởng thành là từ 60 – 100 nhịp mỗi phút (bpm). Nhưng với người có nhịp tim chậm, nhịp tim sẽ giảm xuống dưới 60 nhịp một phút.
Nhịp tim 40 – 60 bpm có thể được xem là bình thường khi ngủ hoặc với những người trẻ có thể trạng sức khỏe tốt.
Nhịp tim chậm do đâu?
Nhịp tim chậm liên quan nhiều tới yếu tố bệnh lý
Nhịp tim chậm là do sự gián đoạn trong hệ thống điện điều khiển nhịp tim của tim. Sự gián đoạn này có thể đến từ các nguyên nhân:
- Các vấn đề với nút xoang nhĩ (SA), máy điều hòa nhịp tim tự nhiên của tim.
- Các vấn đề trong đường dẫn truyền của tim khiến các xung điện không thể truyền đúng cách từ tâm nhĩ đến tâm thất gây ra nhịp tim chậm.
- Các vấn đề về trao đổi chất như suy giáp (hormone tuyến giáp thấp).
- Tổn thương tim do lão hóa, bệnh tim hoặc đau tim.
- Một số loại thuốc điều trị bệnh tim có thể gây ra tác dụng phụ là nhịp tim chậm.
- Dị tật tim bẩm sinh.
- Nhiễm trùng mô tim (viêm cơ tim).
- Biến chứng từ phẫu thuật tim.
- Mất cân bằng hóa học trong máu, chẳng hạn như kali hoặc canxi.
- Sự gián đoạn nhịp thở lặp đi lặp lại trong khi ngủ, được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Sốt thấp khớp hoặc lupus.
- Một biến chứng của phẫu thuật tim.
- Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).
- Mất cân bằng hóa chất trong máu.
Một số yếu tố khác liên quan tới: tuổi tác, huyết áp cao, hút thuốc, sử dụng rượu bia hoặc căng thẳng, lo âu cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến nhịp tim chậm.
Cách nhận biết nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm có thể cản trở não và các cơ quan khác nhận đủ oxy, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Đau ngực.
- Suy giảm trí nhớ.
Nhịp tim chậm khiến trí nhớ bệnh nhân giảm sút, hay quên
- Chóng mặt hoặc choáng váng.
- Dễ mệt mỏi khi hoạt động thể chất.
- Ngất xỉu.
- Hụt hơi.
- Khó chịu dễ kích động
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trên đây và nghi ngờ tình trạng nhịp tim chậm gây nguy hiểm, bệnh nhân nên gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc đến khoa cấp cứu gần nhất.
Các biến chứng nguy hiểm do nhịp tim chậm gây ra như:
- Ngất xỉu thường xuyên.
- Tim không có khả năng bơm đủ máu.
- Ngừng tim đột ngột hoặc đột tử.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhồi máu cơ tim: Bệnh lý tim mạch nguy hiểm và những điều cần biết
- Khám tim mạch: Triệu chứng cần khám và ai nên thực hiện?
- Bệnh tim cơ giãn sống được bao lâu?
Chẩn đoán nhịp tim chậm
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh và gia đình và tiến đo nhịp tim, lắng nghe tim, sau đó thực hiện các xét nghiệm, chẳng hạn như: điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu.
Nhịp tim có thể chậm nhưng không liên tục, bệnh nhân có thể cần phải đeo máy theo dõi Holter để theo dõi nhịp tim trong thời gian dài. Vì vậy tốt nhất bệnh nhân nên ghi lại thời điểm nhịp tim chậm hoặc các triệu chứng liên quan.
Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên sâu hơn như siêu âm Doppler tim.
Nhịp tim chậm kéo dài bao lâu?
Bệnh nhân có thể kéo dài tình trạng nhịp tim chậm suốt đời hoặc có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nguyên nhân dẫn tới nhịp tim chậm là yếu tố quyết định tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu.
Nhịp tim chậm có nhiều khả năng là một vấn đề ngắn hạn khi nó xảy ra do dùng thuốc. Do đó, cần thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ để biết chính xác mức độ nghiêm trọng của nhịp tim chậm.
Nhịp tim chậm điều trị được không?
Có hai phương pháp chính để điều trị nhịp tim chậm:
Thuốc
Nếu nhịp tim chậm gây ra các vấn đề nghiêm trọng như huyết áp thấp, sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc thuốc tiêm như atropine có thể khiến tim đập nhanh hơn. Loại thuốc điều trị này cần có sự giám sát và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.
Máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim được đặt dưới vùng ngực giúp kiểm soát nhịp tim đập bình thường
Với hai loại:
- Máy tạo nhịp tim tạm thời: Một thiết bị nhân tạo có khả năng phát xung điện một chiều, cho phép một dòng điện nhẹ đi vào cơ thể để kích thích cơ tim co bóp.
- Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn: Với các trường hợp mắc hội chứng suy nút xoang, máu tạo nhịp tim vĩnh viễn là cách tốt nhất để điều hòa nhịp tim
Hiệu quả điều trị nhịp tim chậm bằng thuốc có tác dụng nhanh, đặc biệt là thuốc tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân thường sẽ hồi phục sau vài tuần thực hiện thủ thuật cấy máy tạo nhịp tim.
Ngoài ra, để phòng ngừa vấn đề nhịp tim chậm gây ra các biến chứng, việc điều trị các vấn đề nhiễm trùng, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, kết hợp bổ sung các thực phẩm có lợi cho tim hay sinh hoạt, tập luyện điều độ là cần thiết.
Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ tin cậy để thăm khám, chẩn đoán và can thiệp hiệu quả các vấn đề về tim.
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.