Bệnh cơ tim phì đại có tính di truyền do đột biến gen protein sarcomere ảnh hưởng đến sự co bóp của tim dẫn đến những thay đổi về cấu trúc tim. Đột tử là biến chứng nặng nề nhất của bệnh cơ tim phì đại. Vì vậy nắm rõ 6 vấn đề lưu ý dưới đây có vai trò quyết định trong việc giảm nhẹ các biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ tim phì đại.
Bệnh cơ tim phì đại là gì?
Bệnh cơ tim phì đại khiến tâm thất trái, buồng bơm chính của tim dày lên. Điều này dẫn đến việc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Tâm thất trái cũng trở lên cứng hơn làm giảm lượng máu đưa vào và bơm ra theo từng nhịp tim. Bệnh cơ tim phì đại có thể ảnh hưởng tới các vấn đề:
- Làm dày cơ tim: Vách ngăn tâm thất dày lên làm giảm lượng máu từ tâm thất trái đến động mạch chủ. Tâm thất phải bơm máu mạnh hơn để khắc phục tình trạng tắc nghẽn.
- Độ cứng tâm thất trái: Do cơ tim dày lên, tâm thất trái bị thu hẹp nên chứa ít máu hơn bình thường. Tâm thất trái không thể giãn như bình thường và chứa đầy máu. Độ cứng của tâm thất trái gây ra những áp lực cho tim dẫn đến các triệu chứng: tức ngực, khó thở, chóng mặt,…
- Thay đổi van hai lá: Tâm thất trái hẹp khiến van hai lá không thể hoạt động bình thường. Van hai lá thường xuyên bị rò rỉ khiến máu chảy ngược vào tâm nhĩ.
- Thay đổi tế bào của cơ tim: Sự thay đổi của các tế bào cơ tim gây ra những thay đổi trong tín hiệu truyền qua các buồng dưới của tim dẫn đến rối loạn nhịp thất.
Các loại bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại có hai loại chính: Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn: Đây là loại phổ biến nhất khi vách ngăn giữa tâm thất trái và tâm thất phải dày lên làm ngăn cản lưu lượng máu từ tâm thất trái đến động mạch chủ (động mạch chính của cơ thể). Bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn: Cơ tim dày lên nhưng không cản trở lưu lượng máu.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh cơ tim giãn có chữa được không? Chẩn đoán và cách điều trị
- Bệnh cơ tim chu sản có gây nguy hiểm tới thai phụ và phụ nữ sau sinh không? Chẩn đoán và cách điều trị
- Cứu sống bệnh nhân 75 tuổi sốt xuất huyết biến chứng viêm cơ tim
Tại sao bị bệnh cơ tim phì đại?
Bệnh cơ tim phì đại là bệnh có tính di truyền. Cha mẹ mang gen bệnh về tình trạng này có 50% khả năng di truyền gen đó cho con. Điều này có nghĩa là gen mã hóa các đặc điểm của cơ tim bất thường gây ra bệnh cơ tim phì đại. Nếu phát hiện người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh cơ tim phì đại, bệnh nhân nên thực hiện các quy trình sàng lọc cụ thể, bao gồm: Khám thực tế, điện tâm đồ, siêu âm tim. Một số bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao cũng dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại.
Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Bệnh cơ tim phì đại có nguy hiểm không?
Theo khảo sát, những người mắc bệnh cơ tim phì đại có ít hoặc không có triệu chứng, đặc biệt khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Các triệu chứng phổ biến
- Đau ngực: Thường xảy ra khi tập thể dục hoặc sau ăn, thậm chí khi nghỉ ngơi.
- Khó thở (thở ngắn) và mệt mỏi: Triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi mắc cơ tim phì đại do áp lực ở tâm nhĩ trái và phổi tăng cao.
- Ngất xỉu hoặc bất tỉnh: Sự bất thường của nhịp tim hoặc phản ứng bất thường của mạch máu trong khi tập thể dục có thể gây ngất xỉu
- Đánh trống ngực: Tim đập nhanh, mạnh.
- Nhịp tim bất thường: Khoảng 25% người mắc bệnh cơ tim phì đại bị rung tâm nhĩ, làm tăng nguy cơ đông máu và suy tim.
Các biến chứng của bệnh cơ tim phì đại
Các triệu chứng sẽ tăng dần số lượng và mức độ theo thời gian. Bệnh cơ tim phì đại có thể kéo theo nhiều vấn đề về tim khác làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Ngừng tim đột ngột hoặc đột tử Đây là tình trạng mất chứng năng tim đột ngột do nhịp tim nhanh. Khi xảy ra vấn đề này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khẩn cấp bằng cách hô hấp nhân tạo và khử rung tim. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ đột tử xảy ra rất cao. Bệnh cơ tim phì đại là nguyên nhân phổ biến gây đột tử do tim ở những người 35 tuổi. Suy tim
Bệnh cơ tim phì đại chuyển biến nặng thành suy tim
Bệnh cơ tim phì đại kéo theo vấn đề tim không thể bơm máu tốt như bình thường. Các triệu chứng dễ phát hiện của suy tim như: Khó thở, sưng ở mắt cá chân, đi tiểu nhiều vào ban đêm, mệt mỏi, chóng mặt, chướng bụng,…
Ai có nguy cơ đột tử liên quan tới bệnh cơ tim phì đại
Hầu hết những người mắc bệnh cơ tim phì đại đều có nguy cơ tử vong đột ngột. Bệnh nhân cần cung cấp tiền sử bệnh lý cho bác sĩ để chuẩn bị các phương pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi xuất hiện biến chứng bất thường. Những đối tượng mắc bệnh cơ tim phì đại có nguy cơ tử vong đột ngột, bao gồm:
- Người có tiền sử gia đình bị đột tử do tim.
- Người trẻ bị ngất nhiều lần.
- Những người gặp phản ứng huyết áp bất thường khi tập thể dục.
- Những người có tiền sử nhịp tim nhanh bất thường (rối loạn nhịp tim).
- Những người có triệu chứng nặng và chức năng tim kém.
Chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại có tính di truyền cao, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết được chẩn đoán ở tuổi trung niên. Theo ước tính cứ 500 người thì thì có 1 người mắc bệnh cơ tim phì đại. Trong số những người được chẩn đoán, 1/3 số người thuộc nhóm không tắc nghẽn, 2/3 còn lại là tắc nghẽn. Bệnh cơ tim phì đại được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, khám lâm sàng và xét nghiệm. Khai thác tiền sử gia đình
Khai thác tiền sử gia đình để xác định nguyên nhân gây bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại có thể được di truyền từ cha mẹ sang con cái. Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý trong gia đình xem ai đã từng được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim phì đại, ngừng tim hay suy tim. Khám sức khỏe lâm sàng Bác sĩ tiến hành lắng nghe tim và phổi bằng ống nghe. Nếu phát hiện âm thanh vù vù (tiếng thổi) có thể bệnh nhân đang gặp vấn đề về lưu lượng máu bơm qua tim. Xét nghiệm chẩn đoán
- Siêu âm tim qua thành ngực: Thể hiện hình thái tim, chức năng tâm thu và tâm trương, mức độ nghiêm trọng của đường ra thất trái và mức độ hở van hai lá.
- Điện tâm đồ (ECG): Nên thực hiện trong 24 đến 48 giờ ở tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại để đánh giá nguy cơ rối loạn nhịp thất và đột tử.
- Kiểm tra gắng sức: Để phân tầng rủi ro và đánh giá độ chênh lệch đường ra thất trái.
- Đặt ống thông tim: Xác định huyết động học của tim, mức độ tắc nghẽn đường ra thất trái và giải phẫu mạch vành.
- Nghiên cứu điện sinh lý: Xác định nguồn gốc của chứng loạn nhịp tim.
- Chụp động mạch vành: Để kiểm tra tình trạng tắc nghẽn.
- MRI tim: Chụp ảnh tim để phát hiện sự dày lên của tâm thất trái.
- Máy theo dõi Holter: Theo dõi hoạt động của tim khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Điều trị bệnh cơ tim phì đại
Điều trị bệnh cơ tim phì đại giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các triệu chứng và hạn chế tối đa các biến chứng. Các phương pháp điều trị phổ biến:
Thuốc
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong việc giảm nguy cơ viêm nội tâm mạc do vi khuẩn. Điều trị bệnh cơ tim phì đại bằng thuốc cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc được kê đơn:
- Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn canxi làm thư giãn cơ tim, cho phép tim bơm máu hiệu quả.
- Thuốc lợi tiểu giúp kiểm soát nhịp tim.
Thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại: Thuốc ức chế myosin: Thuốc ức chế myosin tim được sử dụng để cải thiện triệu chứng và chức năng ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại loại tắc nghẽn có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Myosin tập trung vào nguyên nhân gây ra tắc nghẽn bệnh cơ tim phì đại. Các liệu pháp không dùng thuốc bao gồm phẫu thuật cắt bỏ u xơ và đốt vách ngăn bằng cồn. Ethanol (một loại rượu) được tiêm qua một ống vào động mạch nhỏ cung cấp máu cho vùng cơ tim dày lên do bệnh cơ tim phì đại. Rượu làm cho các tế bào này chết đi. Các mô dày co lại về kích thước bình thường.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần vách ngăn dày đang phình ra ở tâm thất trái giúp loại bỏ sự tắc nghẽn và phục hồi lưu lượng máu trong tim và ra ngoài cơ thể. Thiết bị điện tử cấy ghép tim (CIED): Một số loại thiết bị có thể được cấy vào cơ thể để giúp tim hoạt động tốt hơn, bao gồm:
- Máy khử rung tim cấy ghép (ICD): Giúp duy trì nhịp tim bình thường bằng cách truyền một cú sốc điện đến tim nếu phát hiện nhịp tim không đều. Điều này làm giảm nguy cơ đột tử.
- Máy tạo nhịp tim: Thiết bị nhỏ này sử dụng các xung điện để thúc đẩy tim đập với tốc độ bình thường.
- Thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT): Thiết bị này điều phối các cơn co thắt giữa tâm thất trái và phải của tim.
Ghép tim: Ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại giai đoạn cuối thường sẽ tiến hành ghép tim.
Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả bệnh nhân sẽ được chỉ định ghép tim
Phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn
Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một lượng nhỏ thành vách ngăn dày lên để mở rộng đường dẫn máu (đường chảy ra) từ tâm thất trái đến động mạch chủ. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do bệnh cơ tim phì đại là từ 1 đến 4%. Tỷ lệ tử vong khá cao ở những người trẻ tuổi. Chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh cơ tim phì đại là cách tốt nhất để kéo dài sự sống. Người mắc bệnh cơ tim phì đại cần giữ lối sống lành mạnh, ăn uống và tập luyện khoa học.
Thông tin liên hệ: Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.