Bệnh đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

05-01-2023

Đau lưng là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây bệnh đau lưng đang có xu hướng trẻ hóa, gây ra nhiều vấn đề phiền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau lưng là gì?

Đau lưng là cảm giác đau nhức xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên lưng (tính từ đỉnh đốt sống ngực đến đốt sống thắt lưng cuối). Khi bị đau lưng ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể thực hiện các hoạt động, duy trì sinh hoạt hàng ngày và thường được cải thiện trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng tiếp tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người bệnh.

Các vị trí đau lưng phổ biến

Cơn đau nhức lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, như: 

Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng cột sống; xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên hoặc thường xuyên mang vác nặng, ngồi nhiều hay do thừa cân, béo phì… Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ cảm thấy đau dai dẳng đi kèm cảm giác nóng rát, co thắt cơ và căng tức khó chịu.

Đau lưng dưới Đau lưng dưới

Đau lưng bên phải hoặc bên trái: Cơn đau xuất hiện ở một bên lưng, có thể là bên trái hoặc bên phải. Đây là dấu hiệu cho thấy sự sai lệch giữa các khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc khớp hông. 

Đau lưng trên: Cơn đau lưng trên có thể xuất hiện từ cổ đến cuối khung sườn, thường gặp nhất là tại đốt sống T1 và T12. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài dai dẳng; đi kèm là cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ… 

Đau lưng giữa: cũng là một triệu chứng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng với các biểu hiện như đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội, tức ngực, tê ngứa ở ngực hoặc tứ chi… 

Tất cả các vị trí đau lưng đều gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân đau lưng

Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc do hoạt động hàng ngày sai tư thế. Dưới đây là 1 số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến đau lưng:

Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường. Biểu hiện ban đầu là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng và vùng xương cùng. Ngoài ra, một số người bệnh còn xuất hiện cơn đau nhức từ sống lưng lan xuống mông, đùi và bàn chân.

Thoái hóa cột sống: gây ra những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, kèm theo dáng đi không bình thường, cảm giác khó chịu, lưng có dấu hiệu còng xuống.

Loãng xương: Nếu cơn đau diễn ra dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa, kèm theo triệu chứng “lùn” đi khoảng 2cm trở lên...là những dấu hiệu cảnh báo loãng xương.

Viêm khớp: Bệnh viêm khớp có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng, nhưng thường xảy ra ở phần thắt lưng phổ biến nhất.

Sỏi thận: Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường thấy đau từng cơn dữ dội ở vùng thắt lưng. Cơn đau xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.

Gai cột sống: gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ do các gai xương đã chèn ép lên dây thần kinh. Trường hợp nghiệm trọng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động ở các vùng bị ảnh hưởng.

Đau thần kinh tọa: có thể xuất hiện do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Cảm giác đau diễn ra từ từ hay đột ngột với tính chất âm ỉ hay dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn giao cảm, đại tiện không kiểm soát, mất khả năng vận động ở vùng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý đã được nêu ở trên, tình trạng đau lưng còn xảy ra do những yếu tố dưới đây:

Thoái hóa tự nhiên: Khi tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp càng gia tăng, gây chèn ép lên rễ thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau ở vùng lưng.

Chấn thương: chấn thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể dục thể thao sai tư thế, ngã từ trên cao tác động lên cột sống,... Trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau lưng ở phần mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành các gai xương, chèn lên dây thần kinh khiến bạn đau lưng.

Đau lưng do luyện tập thể dục thể thao sai tư thế Đau lưng do luyện tập thể dục thể thao sai tư thế

Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng hoặc ngồi lâu cũng là nguyên nhân bị đau lưng.

Stress: Đây cũng là một trong những yếu tố khiến bạn gặp phải những cơn đau lưng. Lúc này, bạn nên thư giãn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Bẩm sinh hoặc do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị đau lưng mãn tính thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. 

Triệu chứng đau lưng

Bên cạnh những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng
  • Đau lưng âm ỉ
  • Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân
  • Đôi khi người bệnh bị tê ran và ngứa chân
  • Khó khăn trong việc di chuyển, các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc vận động mạnh, quá sức

Nếu các cơn đau lưng kéo dài kèm theo những triệu chứng dưới đây, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Đau lưng kèm với sốt và ớn lạnh, buồn nôn
  • Người bệnh gặp các cơn đau nhiều hơn vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới
  • Cơn đau có xu hướng trở nên nặng hơn, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người đã từng bị ung thư
  • Người bệnh gặp phải triệu chứng tê và yếu liệt chân, mất cảm giác chi dưới
  • Bí tiểu hay tiểu tiện không tự chủ

Cách điều trị bệnh đau lưng

Sau đây là những cách điều trị đau lưng phổ biến, được áp dụng cho hầu hết các đối tượng.

Sử dụng thuốc

Để làm giảm các cơn đau lưng cấp và hạn chế những tổn thương, ngoài các biện pháp đã áp dụng tại nhà thì bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc điều trị. Bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
  • Thuốc giảm đau tại chỗ
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc có chứa opioid
  • Thuốc chống trầm cảm (Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đau lưng mạn tính)

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp được các chuyên gia khuyên sử dụng trong điều trị đau lưng. Các bác sĩ sẽ thiết lập chương trình vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh.

Vật lý trị liệu giúp căng cơ và phục hồi chức năng, hạn chế tình trạng tái phát các cơn đau lưng, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, đồng thời giảm đau, tăng lưu thông máu và giải nén dây thần kinh. Sau khi kết thúc vật lý trị liệu, người bệnh nên duy trì các bài tập ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa các cơn đau tái phát.

Kiên trì thực hiện thường xuyên những bài tập này có thể giúp người bệnh ngăn ngừa cơn đau lưng tái phát. Ngoài ra, chuyên viên vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chuyển động khi bạn bị đau lưng. Điều này sẽ giúp tránh phát sinh những triệu chứng đau khi người bệnh tiếp tục hoạt động.

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả

Phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng nữa. Phương pháp này được chỉ định áp dụng tùy thuộc vào nguyên nhân đau lưng và trong một số trường hợp như:

  • Hẹp ống sống, gãy xương, thoát vị đĩa đệm, dị tật bẩm sinh ở cột sống
  • Dây thần kinh tủy sống bị chèn ép
  • Biến dạng cấu trúc xương khớp khiến hạn chế khả năng vận động hay có nguy cơ yếu cơ và bại liệt

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tìm địa chỉ chữa trị uy tín. Tại Hà Nội, khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hồng Ngọc được nhiều người đánh giá cao về việc điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh đau lưng. Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bệnh viện còn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức, Mỹ, Phần Lan,… giúp cho việc điều trị luôn đạt kết quả cao nhất.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị đau lưng tại Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0911.858.622 hoặc đăng ký thông tin để được hỗ trợ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay