Đau lưng cấp có nguy hiểm không? Cần làm gì để khắc phục?

Đau lưng cấp có nguy hiểm không? Cần làm gì để khắc phục?

20-10-2022

Đau lưng cấp thường gây đau đột ngột và sẽ biến mất sau đó. Tuy nhiên, có nhiều người bị đau lưng cấp kéo dài, xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày. Đau lưng cấp có nguy hiểm không và cần làm gì để khắc phục là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Bệnh đau lưng cấp là gì?

Đau lưng cấp được xem là những cơn đau “nằm vùng” vì nó thường chỉ xuất hiện ở một số vùng như cạnh dưới sườn đến lằn mông, chủ yếu là thắt lưng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đau có thể kéo xuống một hoặc cả 2 chân. Đau lưng cấp thường đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng nhưng ngắn hạn, thường chỉ kéo dài khoảng 6 tuần. Một số trường hợp chỉ đau vài ngày, trong khi có trường hợp cần tới vài tháng để triệu chứng biến mất hoàn toàn. Hầu hết mọi người đều đã, đang và sẽ trải qua cơn đau lưng cấp tính một hoặc nhiều lần trong đời. Cơn đau cấp ở lưng có xu hướng tự khỏi mà ít khi, thậm chí không cần can thiệp điều trị y tế chuyên sâu và không làm mất chức năng cử động của khớp xương.

Những ai thường bị đau thắt lưng?

Tình trạng đau thắt lưng diễn ra ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể gặp phải triệu chứng này, nhưng chủ yếu liên quan các yếu tố nguy cơ sau:

Người trong độ tuổi 30-50: Thường xuyên bị đau cột sống thắt lưng. Tuổi càng lớn thì mức độ đau càng tăng do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, các đĩa đệm bắt đầu suy giảm tính linh hoạt và mất khả năng chịu áp lực từ các đốt sống. Đồng thời tình trạng loãng xương làm cho xương khớp dễ bị bào mòn, độ đàn hồi và sức mạnh cơ bắp bị suy giảm.

Đau lưng cấp có nguy hiểm không Càng nhiều tuổi nguy cơ bị đau lưng càng cao

Những người làm công việc nặng nhọc: Thường xuyên nâng, đẩy hoặc kéo sai tư thế, quá sức; dẫn đến co thắt cơ, chấn thương cột sống (đặc biệt những tư thế không đúng như cúi lưng khi xách nặng làm tăng thêm sức nặng không cần thiết lên cột sống), dẫn đến cơn đau ở vùng thắt lưng.

Nhân viên văn phòng: Ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài gây áp lực đè lên các đốt sống, dễ dẫn đến đau lưng mãn tính.

Người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm hay căng thẳng quá mức trong công việc hoặc cuộc sống, có thể khiến căng cơ ở vùng thắt lưng.

Những người có thành viên trong gia đình bị đau lưng mãn tính: (đặc biệt mắc bệnh viêm cột sống dính khớp – hiện tượng viêm ở mối nối giữa các đốt của cột sống lưng hoặc giữa cột sống và xương chậu) cũng sẽ có nguy cơ gặp triệu chứng đau thắt lưng cao hơn những người bình thường.

Những người không thường xuyên tập thể dục: Khiến cơ lưng, cơ bụng trở nên yếu hơn và không nâng đỡ cột sống được tốt cũng có nguy cơ bị đau thắt lưng.

Người béo phì, tăng cân không kiểm soát: Khiến lượng mỡ thừa ở vùng bụng tăng nhanh, dễ dẫn đến mất đường cong sinh lý ở cột sống thắt lưng, kéo khung xương chậu về phía trước. Điều này khiến các cơ lưng bị siết chặt, gây căng cơ và xuất hiện triệu chứng đau ở vùng thắt lưng.

Phụ nữ mang thai: Thường bị đau thắt lưng ở gần mông do khung xương chậu có sự thay đổi để thích nghi với trọng lượng và kích thước của thai nhi.

Trẻ nhỏ có thói quen đeo balo nặng: Tác động một lực mạnh lên các đốt sống và đĩa đệm, đồng thời gây mỏi cơ, dẫn đến đau thắt lưng từ khi còn bé đến lớn.

Đau lưng cấp có nguy hiểm không? 

Tình trạng đau lưng là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp nhất. Vùng thắt lưng phải chịu nhiều áp lực để cơ thể thực hiện những tư thế như xoay người, mang vác. Khi cơ thể xảy ra tình trạng lão hóa, thì vùng thắt lưng cũng có thể phải phải những ảnh hưởng nhiều nhất. 

Đau lưng không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân thường rất khó khăn trong hầu hết các vận động chuyển động, họ bị hạn chế khả năng lao động tay chân. Khi di chuyển, vận động, người bệnh cũng phải thật từ từ cẩn thận để tránh tình trạng đau nhức ngày càng nặng thêm. 

Đau lưng cấp có nguy hiểm không Đau lưng cấp nếu để lâu có thể dẫn đến đau lưng mãn tính

Những trường hợp đau nhức lưng về đêm khiến người bệnh rất khổ sở. Họ khó ngủ, mất ngủ vì lưng đau nhiều. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi vì thiếu ngủ, mất tập trung, suy giảm khả năng ghi nhớ. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho biết, người bị đau lưng sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với người bình thường vì họ luôn trong tình trạng chán nản, mất hứng thú với nhiều điều trong cuộc sống, cân nặng không ổn định. 

Bên cạnh đó, đau lưng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến đời sống vợ chồng không còn mặn nồng. Khi người vợ hoặc người chồng bị đau lưng thì họ thường lảng tránh chuyện chăn gối và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến đời sống vợ chồng. 

Khi tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên mà người bệnh lại chủ quan không đi khám, khiến cho bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng cụ thể như yếu liệt các cơ chi dưới, tình trạng tê bì, mất cảm giác ở cả hai chân, người bệnh bị mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn khi dây thần kinh bị chèn ép gây rối loạn kiểm soát đi tiểu. Những trường hợp này, bệnh nhân cần phải điều trị lâu dài hơn và chi phí điều trị cũng cao hơn gây áp lực cho cả bệnh nhân và gia đình. 

Đau lưng dưới khi nào cần gặp bác sĩ ngay?

Nếu gặp các dấu hiệu sau đây, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm:

  • Đau vùng thắt lưng dưới sau khi té ngã hoặc cơn đau đã từng xuất hiện trước đây.

  • Từ 2-3 ngày mà triệu chứng đau không cải thiện, thậm chí còn tiến triển nặng hơn: đau lan xuống chân, đau rõ rệt khi ho hay hắt hơi.

  • Nóng rát khi đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu.

  • Cơn đau khiến bạn thức giấc vào ban đêm.

  • Xuất hiện cảm giác tê bì vùng bẹn, đùi, chân.

  • Cảm thấy yếu chân, dễ té ngã, khó khăn khi đi lại.

  • Sốt không rõ nguyên nhân kèm theo đau lưng.

Các cách điều trị đau lưng cấp

Dưới đây là những cách chữa trị đau vùng thắt lưng dưới mà bạn có thể tham khảo:

Chăm sóc tại nhà

Khi bị đau lưng cấp, bạn cần làm gì? Trước hết hãy chăm sóc và theo dõi tại nhà.

  • Dừng các hoạt động thể chất lại trong một vài ngày và dùng đá để chườm vào vùng thắt lưng (nên dùng đá trong 48-72 giờ đầu tiên, sau đó chuyển qua dùng nhiệt).

  • Nằm nghiêng với đầu gối co lên, kẹp gối giữa hai chân. Tuy nhiên nếu có thể nằm ngửa thoải mái thì bạn đặt gối hoặc khăn cuộn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.

  • Chườm nóng hoặc tắm nước ấm và massage thường xuyên để thư giãn các cơ ở lưng bị căng cứng.

  • Tập luyện các bài tập thể dục chữa đau lưng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên cũng là giải pháp đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Sử dụng thuốc giúp hỗ trợ giảm đau nhanh và hiệu quả Sử dụng thuốc giúp hỗ trợ giảm đau nhanh và hiệu quả

Dùng thuốc

Bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng thích hợp dựa trên triệu chứng, chẳng hạn như thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm để giảm đau hoặc tiêm corticosteroid. Nhìn chung, cách này chỉ có thể làm giảm đau tạm thời và bệnh vẫn có thể tái phát. Đặc biệt, sử dụng thuốc giảm đau nếu không có sự giám sát của bác sĩ mà tự ý dùng có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Phẫu thuật

Trong nhiều trường hợp đau lưng do chấn thương đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng và các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật vùng thắt lưng. Tuy nhiên chỉ định này cần được cân nhắc kỹ. Bởi phẫu thuật cột sống rất phức tạp, hoàn toàn có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hoặc xơ hóa, yếu cơ, xuất huyết trong, bại liệt, thậm chí tử vong.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu hướng đến các động tác kéo giãn cơ nhằm giảm áp lực cho cột sống thắt lưng, góp phần giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, nếu người bệnh được áp dụng điều trị với các thiết bị hiện đại có chức năng tăng cường tuần hoàn máu và tái tạo các mô, thì khả năng hồi phục của cơ thể được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Điều trị vật lý trị liệu tại BV Hồng Ngọc Điều trị vật lý trị liệu tại BV Hồng Ngọc

Điều trị đau lưng cấp tại BV Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế hàng đầu miền Bắc:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Phần Lan,... giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất
  • Kết hợp Vật lý trị liệu Công nghệ Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp “đẩy lùi” các cơn đau lưng nhanh chóng, tăng độ linh hoạt cho xương khớp.
  • Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị đau cổ vai gáy tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện sạch sẽ, thoáng đãng; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.

Cách phòng ngừa đau lưng cấp hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng đau lưng cấp, người bệnh có thể tham khảo một vài biện pháp dưới đây:

  • Khi nâng đồ vật, cần dang rộng 2 chân; ngồi xổm xuống ở tư thế gập khớp gối và khớp háng, cột sống không cúi gập; sau đó dùng tay bê đồ vật vào sát bụng đồng thời căng cơ bụng; từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên.

  • Phân bổ thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng hoặc stress liên tục.

  • Những người làm công việc văn phòng cần chọn ghế ngồi có chiều cao phù hợp (đảm bảo hai bàn chân thoải mái chạm sát vào sàn), cứ sau 1 – 2 giờ nên đứng lên vận động, thực hiện vài động tác nhẹ nhàng để cột sống thắt lưng được thư giãn.

  • Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao.

  • Kiểm soát cân nặng của mình để tránh bị thừa cân, tạo nên áp lực cho cột sống lưng.

  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt quan tâm đến canxi, magiê và kali trong các bữa ăn hàng ngày. Uống đủ nước giúp bạn tránh được các cơn đau thắt và hồi phục nhanh hơn.

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay