Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng tắc nghẽn ống dẫn sữa dẫn đến sữa vón cục lại. Hiện tượng này có nguy hiểm không và cách chữa tắc tia sữa vón cục như thế nào hiệu quả là những vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa vón cục
Tắc tia sữa nổi cục là hiện tượng tuyến sữa (hoặc các ống dẫn sữa) bị tắc nghẽn và sữa bị vón cục lại. Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú và thường gặp hơn cả ở những người mới sinh hoặc đang trong giai đoạn cai sữa cho con.
Tắc tia sữa vón cục là hiện tượng bình thường, không quá nghiêm trọng và dễ dàng được chữa khỏi nếu biết cách. Tuy nhiên, các mẹ cũng không được chủ quan vì nếu để lâu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như gây đau đớn, áp xe vú, nhiễm trùng vú, viêm vú….
Tắc tia sữa có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào đang cho con bú nhưng thường gặp nhất ở những người không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ hoặc ở phụ nữ có quá nhiều sữa, con không bú hết dẫn đến dư thừa và tắc nghẽn do sữa thừa tích tụ lại.
Biểu hiện của tắc tia sữa nổi cục
Biểu hiện đầu tiên của tắc tia sữa nổi cục đó là mẹ cảm thấy căng tức bầu ngực. Nguyên nhân là do sữa dư thừa đang tích tụ ngày càng nhiều khiến ngực mẹ căng lên. Sau đó, ngực của mẹ xuất hiện những khối mềm có kích thước như hạt đậu ở một bên ngực hoặc ở cả hai bên.
Bên cạnh đó, mẹ sẽ gặp phải các triệu chứng khác, gồm:
Ngực căng cứng và đau, đặc biệt đau nhiều ở vùng bị tắc, vùng có các cục lợn cợn.
Vùng da trên bầu ngực căng bóng
Núm vú căng và phẳng khiến cho bé khó ngậm để bú mẹ
Mẹ cảm thấy nóng trong người, thậm chí nhiều trường hợp có thể sốt nhẹ
Vùng da chỗ bị tắc sần sùi
Sữa chảy chậm
Núm vú xuất hiện các chấm trắng li ti
Trường hợp bị tắc tia sữa nổi cục kèm sốt cao thì chị em nên đi khám ngay vì có thể đã bị nhiễm khuẩn vú hoặc áp xe vú.
Điền vào form dưới đây để đăng ký điều trị tắc tia sữa:
Tắc tia sữa vón cục có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa vón cục có thể tự khỏi nếu cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên nên không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trường hợp bị tắc lâu ngày có thể khiến mẹ gặp phải các vấn đề như:
Cảm thấy nặng nề, khó chịu
Ngực căng phồng, đau nhức, nóng rát. Khi xoa vào ngực có thể sờ thấy các cục sữa bị vón
Bị sốt nặng hoặc nhẹ tùy trường hợp
Nhiễm trùng do ống dẫn sữa bị tắc có thể gây viêm nhiễm tuyến vú
Áp xe vú nếu tình trạng tắc kéo dài
Đau ngực lan xuống vùng cánh tay.
Như vậy, tắc tia sữa vón cục có nguy cơ gây nguy hiểm nên cần được trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm:
7 cách chữa tắc tia sữa vón cục đơn giản mà cực kỳ hiệu quả
Như đã nói ở trên, cần điều trị tắc tia sữa vón cục sớm để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi gặp tình trạng này, mẹ có thể áp dụng các cách chữa tắc tia sữa vón cục dưới đây:
Cho bé bú thường xuyên
Khi bị tắc tia sữa, bầu ngực trở nên đau nhức, khó chịu. Tình trạng này có thể nặng thêm khi bé ngậm ti mẹ. Mặc dù vậy, mẹ vẫn phải cho bé bú thường xuyên, bú càng nhiều càng tốt vì đây là cách chữa tắc tia sữa vón cục rất hiệu quả.
Lực hút của bé khi ngậm đúng khớp ngậm sẽ giúp tia sữa được lưu thông, làm giảm tình trạng tắc sữa. Bé càng bú nhiều, tình trạng tắc càng nhanh khỏi. Khi cho bé bú, mẹ nên ưu tiên bên ngực đang bị tắc để giúp cải thiện sớm tình trạng này. Sau đó hãy cho bé bú đều cả hai bên.
Lưu ý khi cho con bú, mẹ nên điều chỉnh để bé ngậm đúng khớp ngậm. Như vậy mới giúp con bú được nhiều và giúp các tia sữa được thông. Nếu bé không ngậm đúng khớp ngậm có thể gây ra các tình trạng như nứt cổ gà, tắc tia sữa…
Massage ngực
Massage ngực là cách chữa tắc tia sữa vón cục được nhiều người khuyên dùng. Việc massage sẽ giúp các cục sữa mềm dần rồi chảy ra ngoài. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ người thân hỗ trợ.
Khi thực hiện, bạn dùng một tay hoặc cả hai tay ấn vào thành ngực. Bàn tay được di chuyển khéo léo để bóp vào bầu vú giúp làm tan các cục cứng của sữa bị ứ đọng. Mẹ không nên xoa bóp nhẹ quá mà hãy dùng lực mạnh hơn, xoa theo hình tròn với tốc độ tăng dần để sữa nhanh tan. Mỗi lần thực hiện nên làm khoảng 20 – 30 vòng rồi sau đó lại xoa chiều ngược lại.
Mẹ nên thực hiện massage bầu ngực thường xuyên, cách 2 – 3 tiếng lại làm một lần để các cục cứng nhanh tan. Phương pháp massage ngực này nên được thực hiện sớm, ngay khi thấy xuất hiện tình trạng tắc. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng không nên xoa bóp quá mạnh, quá thô bạo vì hiệu quả không cao mà còn khiến cho mẹ bị đau.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp các cục sữa bị tắc dễ tan hơn, từ đó lưu thông ống dẫn sữa. Cách này đem lại hiệu quả cao vì khi chườm nóng, ống dẫn sữa sẽ giãn nở, sữa lưu thông nhanh hơn và hạn chế tắc nghẽn.
Các mẹ có thể dùng khăn xô thấm nước ấm rồi đắp lên ngực hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh rồi lăn qua lại xung quanh bầu ngực. Lưu ý chỉ dùng nước ấm, khoảng 70 độ C, không được dùng nước nóng quá vì có thể gây bỏng và không dùng nước nguội quá vì không đem lại hiệu quả.
Mỗi lần chườm nóng, mẹ nên thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày thực hiện khoảng 4 – 5 lần sẽ giúp tình trạng tắc tia sữa vón cục nhanh chóng được cải thiện.
Ngoài ra, mẹ có thể tắm nước ấm, tắm vòi hoa sen để nước chảy thẳng vào ngực cũng sẽ giúp đánh tan các cục vón sữa và khơi thông ống dẫn sữa.
Hút hết sữa thừa sau mỗi cữ bú
Mẹ quá nhiều sữa, bé không bú hết là một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa vón cục. Vì thế, sau mỗi cữ bú của bé, mẹ nên dùng máy hút hết sữa trong bầu ngực ra để sữa dư thừa không bị vón cục, tắc sữa.
Mỗi cữ bú của bé nên dao động trong khoảng 20 – 30 phút. Nếu con bú trong thời gian ngắn hơn thì sau khi bé bú, mẹ nên hút thêm khoảng 10 – 15 phút nữa để đảm bảo bầu ngực đã kiệt sữa.
Sử dụng mẹo dân gian
Có rất nhiều mẹo dân gian chữa tắc tia sữa vón cục được các mẹ truyền tai nhau. Đây là những cách làm đã được nhiều thế hệ thực hiện và đem lại hiệu quả. Vì thế, mẹ có thể áp dụng một trong những cách đó khi bị tắc tia sữa vón cục.
Có nhiều cách được truyền tụng như: đắp lá bắp cải nóng lên ngực, đắp lá mít lên ngực, uống nước xơ mướp đun sôi để nguội, chườm nóng bằng xôi nếp, men rượu… Trong những mẹo dân gian được các mẹ truyền tai nhau thì uống nước lá đinh lăng, lá bồ công anh nấu lên là hai cách được nhiều mẹ áp dụng nhất và đem lại hiệu quả thật sự.
Những cách này đều được thực hiện rất đơn giản, bằng những nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn. Tuy nhiên, tùy thuộc cơ địa mỗi người mà hiệu quả của các mẹo này có thể khác nhau. Vì thế, mẹ có thể thử xem mình có phù hợp với những cách làm này không.
Uống thuốc chữa tắc tia sữa
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại thuốc chữa tắc tia sữa. Mẹ có thể tham khảo để mua về dùng. Trước khi mua, mẹ nên tìm hiểu kỹ về loại thuốc, thành phần… xem có an toàn không, có gây nhiều tác dụng phụ không.
Những loại thuốc này các mẹ nên chọn mua ở những hiệu thuốc uy tín để được đảm bảo về chất lượng.
Thay đổi thói quen
Một số thói quen thường ngày của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây tắc tia sữa hoặc là cách để cải thiện tình trạng tắc tia sữa.
Để chữa tắc tia sữa vón cục, mẹ có thể thay đổi một vài thói quen thường ngày. Mẹ nên mặc áo rộng thoải mái để tránh tạo áp lực lên bầu ngực, tắm nước ấm, ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều món thanh mát, uống nhiều nước…
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Tắc tia sữa vón cục không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu đã áp dụng các cách chữa tắc tia sữa vón cục nhưng không đem lại hiệu quả, kèm theo sự xuất hiện của các triệu chứng dưới đây thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay.
Quanh bầu ngực có các khối u đỏ, kích thước của khối u tăng dần theo thời gian
Mẹ bị sốt cao, có các triệu chứng như cảm cúm
Cảm giác đau nhức ngày càng tăng
Cơ thể luôn cảm giác nóng bức, khó chịu.
Một số trường hợp gặp các triệu chứng trên có thể do viêm vú, nhiễm trùng vú. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ thuốc kháng sinh, giảm đau mà không gây ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều trường hợp nặng bạn sẽ được chỉ định siêu âm, chụp X-quang hoặc làm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tắc tia sữa không chỉ gây đau mà có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu:
Sau sinh, mẹ hãy cho bé bú sớm nhất có thể để vừa giúp gọi sữa về, vừa khơi thông ống dẫn sữa giúp hạn chế tình trạng tắc tia sữa, căng sữa
Massage ngực thường xuyên, nhẹ nhàng để kích thích sản xuất sữa cũng như hạn chế tắc tia sữa
Vệ sinh núm vú thường xuyên, nhất là trước và sau khi bé bú để tránh nhiễm khuẩn.
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ những cách chữa tắc tia sữa vón cục hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ có thể tham khảo thực hiện để giúp cải thiện sớm cũng như không làm ảnh hưởng đến hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời đang được nhiều bệnh viện khuyến khích sản phụ. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tiên phong tại miền Bắc áp dụng triệt để phương pháp da kề da sau sinh và khuyến khích sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ngay từ khi trẻ chào đời. 100% ca sinh tại Hồng Ngọc bao gồm cả sinh thường và sinh mổ sẽ được thực hiện da kề da theo đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế và khuyến cáo của WHO, đảm bảo an toàn và khoa học. Việc được da kề da ngay sau sinh đúng cách cũng góp phần “gọi sữa về” nhanh hơn, để trẻ sớm được đón nhận những giọt sữa non quý giá của mẹ.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/