Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách

Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách

28-09-2021

Xoa bóp là một trong những cách chữa tắc tia sữa hiệu quả. Vậy xoa bóp chữa tắc tia sữa như thế nào là đúng để đem lại hiệu quả cao nhất? Mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tắc tia sữa có biểu hiện như thế nào?

Tắc tia sữa (còn gọi là tắc nghẽn tuyến sữa) là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, đặc biệt ở những mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tắc tia sữa là thuật ngữ để chỉ hiện tượng mà các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn khiến sữa không chảy ra ngoài được, lâu dần ứ đọng lại và gây tắc.

Khi bị tắc tia sữa, mẹ thường gặp phải các biểu hiện như:

  • Bầu ngực căng tức, nhiều lúc nóng ran và nổi các cục lợn cợn bên trong ngực do sữa dồn ứ lại. Mẹ có thể cảm nhận rõ ràng đầu vú bị nóng đỏ. 

  • Sữa ra ít khi bé bú hoặc dùng máy hút sữa dù bầu ngực đang căng đầy sữa. 

  • Nếu tắc tia sữa không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng sốt, đau nhức ngực và buồn nôn.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ tắc tia sữa, mẹ hãy tìm cách chữa tắc tia sữa càng sớm càng tốt vì nếu để lâu sẽ khiến tình trạng này thêm nặng nề và có thể biến chứng thành áp xe vú, viêm vú hết sức nghiêm trọng. 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Chữa tắc tia sữa Cảm giác nóng ran và đau tức ở bầu ngực có thể là biểu hiện tắc tia sữa mà mẹ cần lưu ý

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nghẽn tuyến sữa, mỗi nguyên nhân lại có một cách chữa tắc tia sữa khác nhau, trong đó việc xoa bóp chữa tắc tia sữa cũng được áp dụng rộng rãi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

Mới sinh

Vài ngày sau sinh, sữa bắt đầu được sản xuất nhiều. Trong khi đó, bé lại bú ít hoặc chưa ngậm đúng khớp ngậm nên không thể bú hết được lượng sữa có trong bầu ngực mẹ, dẫn đến tình trạng thừa sữa và dồn ứ gây tắc ống dẫn sữa.

Vì thế, để xoa bóp chữa tắc tia sữa sau sinh hoặc sử dụng máy hút sữa để hút hết sữa thừa sau mỗi cữ bú của con là việc làm cần thiết.

Mẹ quá nhiều sữa

Những trường hợp mẹ quá nhiều sữa rất dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa do bé bú không bú hết được lượng sữa mẹ sản xuất ra. Phần sữa dư thừa không chảy ra ngoài được sẽ ứ đọng trong ngực mẹ, dần dần gây vón cục, tắc tia sữa.

xoa-bop-chua-tac-tia-sua-1 Mẹ nhiều sữa bé không bú hết có thể gây tắc tia sữa

Với những trường hợp này mẹ cũng nên hút hoặc vắt hết lượng sữa thừa sau mỗi lần con bú để hạn chế tắc tia sữa. Thêm vào đó, việc đảm bảo cho bé bú thường xuyên, hạn chế sử dụng những thực phẩm tăng sữa, xoa bóp chữa tắc tia sữa cũng là những biện pháp an toàn.

Mẹ không cho bé bú thường xuyên

Sữa mẹ luôn được sản xuất liên tục và có sự thay đổi theo nhu cầu của bé. Nếu trong thời gian lâu (trên 5 tiếng) bé không bú hoặc mẹ không hút sữa ra ngoài thì rất dễ xảy ra hiện tượng tắc ống dẫn sữa.

Vì thế, để hạn chế tối đa nguy cơ tắc tia sữa, bên cạnh việc xoa bóp chữa tắc tia sữa, mẹ cũng nên cho bé bú liên tục, đúng cữ (2 - 3 tiếng) để hút hết lượng sữa được sản xuất ra.

Bé không ngậm đúng khớp ngậm

Có nhiều mẹ dù hút sữa được rất nhiều sữa, có xoa bóp chữa tắc tia sữa nhưng không đem lại hiệu quả. Mặc dù bé luôn được mẹ cho bú đúng cữ, kể cả những trường hợp mẹ không nhiều sữa nhưng vẫn bị tắc thì nguyên nhân lớn nhất là do bé không ngậm đúng khớp ngậm.

Khi con ngậm sai khớp thì lực hút của con không tác động mạnh nhất đến các tia sữa nên lượng sữa con bú được không nhiều. Con bú được ít, sữa dư thừa trong ngực mẹ sẽ dễ gây ra tắc tia sữa.

Với những trường hợp này, mẹ nên đổi tư thế bú thường xuyên bởi mỗi tư thế lực hút của con sẽ tác động mạnh đến một vài tư thế khác nhau. Càng có nhiều tư thế bú, càng nhiều tia sữa được lưu thông tốt để không bị tắc tia.

Ngực chịu áp lực

Để ngực được thoải mái là biện pháp tốt để tia sữa được lưu thông tốt.

Mặc áo ngực quá chật, mặc áo ngoài quá bó có thể khiến ngực chịu áp lực lớn, khiến tia sữa bị tắc.

Ngoài ra, nằm sấp trong thời gian dài hoặc địu bé trước ngực cũng tạo áp lực lên các tia sữa, khiến sữa không chảy ra dễ dàng nên sẽ gây tắc tia sữa. Trong trường hợp này, mẹ nên mặc áo ngực thoải mái, kết hợp với biện pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa.

Tâm trạng tiêu cực của mẹ

Sau sinh, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề từ cách chăm con, tiếng khóc của con, ít sữa… khiến mẹ luôn trong tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này sẽ gây ức chế sản xuất hormone oxytocin, loại hormone giúp giải phóng sữa. Vì thế, dẫn đến tình trạng sữa không được giải phóng ra ngoài một cách thuận tiện nhất và gây nên tình trạng tắc tia sữa.

Ngoài ra, tâm trạng tiêu cực và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tư thế cho con bú, cảm giác thoải mái trong việc cho con bú, và thậm chí cả quá trình sản xuất sữa. Nếu mẹ cảm thấy căng thẳng và không thoải mái trong việc cho con bú, cơ chế sản xuất sữa cũng có thể bị ảnh hưởng.

Xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách

Xoa bóp chữa tắc tia sữa là biện pháp chữa tắc sữa hiệu quả, được nhiều bà mẹ cho con bú áp dụng thành công. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả nhất, mẹ cần biết xoa bóp đúng cách.

xoa-bop-chua-tac-tia-sua-1 Xoa bóp là cách chữa tắc tia sữa hiệu quả

Tác dụng của xoa bóp chữa tắc tia sữa

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, giúp lưu thông khí huyết để mang đến một cơ thể khỏe mạnh. Với những trường hợp bị tắc tia sữa sau sinh, xoa bóp cũng là một trong những cách điều trị hiệu quả được nhiều người áp dụng. 

Khi xoa bóp chữa tắc tia sữa, lực tác động có tác dụng phá hủy những cục sữa đang ứ đọng trong bầu ngực. Từ đó, giúp sữa lưu thông dễ dàng hơn và dứt điểm tình trạng tắc tia sữa.

Các tác dụng khác của biện pháp này gồm:

  • Kích thích dòng sữa: Xoa bóp vùng vú giúp kích thích tuyến vú hoạt động mạnh mẽ hơn, thúc đẩy sự sản xuất sữa và dòng sữa lưu thông. Điều này giúp giảm tắc tia sữa và giúp sữa chảy dễ dàng hơn

  • Thúc đẩy sự thoải mái: Xoa bóp vùng vú có thể giúp giảm sưng đau và cảm giác căng thẳng trong vùng vú, mang lại sự thoải mái cho người mẹ

  • Giúp con bú dễ dàng hơn: Khi xoa bóp giúp dòng sữa lưu thông và thoát ra dễ dàng, nó tạo môi trường thuận lợi cho việc cho con bú, giúp bé có thể bú một cách hiệu quả và thỏa mãn

Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách

Để việc xoa bóp chữa tắc tia sữa đạt hiệu quả cao, bạn cần biết xoa bóp đúng cách. Muốn thực hiện được điều này, các mẹ hãy làm theo những bước sau:

  • Chọn tư thế phù hợp và thoải mái để tiến hành xoa bóp. Thông thường tư thế nằm ngửa được lựa chọn nhiều hơn cả.

  • Dùng một tay xoa nhẹ nhàng cục sữa cứng, tay còn lại đỡ lấy bầu ngực.

  • Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh vào cục sữa đang bị tắc, ấn từ trong ra ngoài rồi lại từ ngoài vào trong, lặp đi lặp lại nhiều lần, vừa ấn vừa day.

  • Cuối cùng, sau mỗi động tác ấn và day ngực, mẹ tiến hành nặn ở núm vú xem sữa có thoát ra ngoài được không.

Để phương pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa thành công, mẹ nên kết hợp cả bấm huyệt. Những huyệt cần được tác động gồm:

Huyệt kiên tỉnh: Đây là huyệt nằm ở chính giữa bả vai, nằm giữa đường thẳng nối từ vị trí cao nhất của gáy đến bờ ngoài mỏm vai. Để thực hiện bấm huyệt, mẹ nên nhờ chồng hoặc người khác giúp bằng cách dùng ngón cái ấn mạnh vào huyệt đạo để tạo cảm giác căng cứng. Cách này có thể giúp thông tia sữa ngay lập tức.

xoa-bop-chua-tac-tia-sua-1 Ấn mạnh vào huyệt kiên tỉnh có thể giúp thông tia sữa ngay lập tức

Huyệt dịch môn: Huyệt đạo này nằm ở kẽ ngón tay giữa ngón áp út và ngón út. Mẹ dùng đầu ngón tay cái xoa bóp tại huyệt đạo này để tạo cảm giác đau nhẹ. Mỗi ngày mẹ hãy xoa bóp khoảng 2 lần, mỗi lần 3 phút kết hợp massage ngực sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

Huyệt ốc ế: Huyệt đạo này nằm ở bờ xương sườn số 3, từ núm ti thẳng lên. Mẹ chỉ cần dùng ngón tay cái ấn mạnh vào là được.

Huyệt nhũ căn: Huyệt đạo này nằm ở bờ xương sườn thứ 6, phía dưới bầu ngực. Mẹ nên nâng bầu ngực lên để tìm chính xác vị trí huyệt đạo này rồi dùng tay ấn mạnh là được.

Kết hợp xoa bóp chữa tắc tia sữa với chườm nóng

Bên cạnh việc xoa bóp chữa tắc tia sữa thông thường, mẹ bỉm sữa có thể kết hợp với biện pháp chườm nóng để gia tăng hiệu quả. Theo đó, trước khi thực hiện massage bầu ngực, mẹ nên chườm khăn ấm hoặc túi chườm (với nhiệt độ khoảng 40 độ C) lên ngực, duy trì tầm 15 phút. 

Việc chườm ấm trước khi xoa bóp giúp các mạch máu được giãn nỡ, các cục sữa vón nhanh chóng mềm và dễ tan hơn.

Xoa bóp bầu ngực kết hợp với cho con ti trực tiếp giúp giảm cảm giác đau đớn do tắc tia sữa

Nếu như biện pháp chườm ấm nên được thực hiện trước khi xoa bóp chữa tắc tia sữa thì việc cho con bú ngay sau khi xoa bóp là cách để mẹ thông tia hiệu quả. Việc cho con ti trực tiếp sau khi massage ngực giúp mẹ giảm bớt cảm giác căng tức và khó chịu. 

Mẹ nên thực hiện xoa bóp bầu ngực khoảng 2 - 3 lần/ ngày, kết hợp cho con bú lập tức có thể giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn và bé được bú nhiều hơn.

Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa tuy là tình trạng rất thường gặp nhưng có thể để lại biến chứng nếu không được can thiệp kịp thời. Bên cạnh việc xoa bóp chữa tắc tia sữa, mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Sau sinh, cho con bú càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của con.

  • Chỉnh khớp ngậm đúng để bé bú được nhiều sữa mẹ và sữa cũng được rút cạn trong bầu ngực ở mỗi cữ bú.

  • Nếu mẹ nhiều sữa, hãy hút sữa sau khi bé bú để làm cạn bầu ngực, tránh tình trạng sữa dư thừa gây tắc.

  • Thường xuyên massage ngực để tránh dồn ứ sữa.

  • Sau mỗi lần cho con bú hãy vệ sinh bầu ngực sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, vừa ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé bú, vừa tác động xấu đến sức khỏe của mẹ.

Hi vọng với những thông tin trên mẹ sẽ có những kiến thức bổ ích để hạn chế những khó khăn trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

** Bệnh viện Hồng Ngọc được công nhận là "Bệnh viện Thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc", cũng là một trong những bệnh viện tiên phong tại miền Bắc áp dụng triệt để phương pháp da kề da sau sinh và khuyến khích sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ngay từ khi trẻ chào đời. 100% ca sinh tại Hồng Ngọc bao gồm cả sinh thường và sinh mổ sẽ được thực hiện da kề da theo đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế và khuyến cáo của WHO, đảm bảo an toàn và khoa học. Việc được da kề da ngay sau sinh đúng cách cũng góp phần “gọi sữa về” nhanh hơn, để trẻ sớm được đón nhận những giọt sữa non quý giá của mẹ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay