Cách nhận biết dấu hiệu chậm liền xương

Cách nhận biết dấu hiệu chậm liền xương

18-11-2024
Chấn thương chỉnh hình

Thông thường vị trí xương bị gãy sẽ liền sau khoảng 3 tháng nếu điều trị đúng cách. Với những trường hợp sau 6 tháng điều trị, vị trí xương bị gãy chưa có dấu hiệu liền, có thể người bệnh đã gặp phải tình trạng chậm liền xương. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu chậm liền xương trong nội dung bài viết dưới đây.

Gãy xương bao lâu thì lành?

Thời gian lành xương sau khi gặp chấn thương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: mức độ chấn thương, vị trí gãy xương, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bệnh,…cụ thể như sau:

Đối với trẻ em: Đây là nhóm đối tượng đang trong độ tuổi phát triển, cấu trúc xương có khả năng tái tạo nhanh nên khi gặp chấn thương, phần xương bị gãy của trẻ trẻ có thể lành lại sau 2 – 3 tháng nếu được điều trị đúng cách.

chậm liền xương

Trẻ sẽ liền xương sau điều trị 2 - 4 tháng

Đối với người lớn: Ở người trưởng thành, quá trình liền xương và phục hồi vận động sẽ diễn ra lâu hơn do ở độ tuổi này cấu trúc xương đã được hoàn thiện, khi gặp chấn thương khiến cấu trúc bị phá vỡ cần nhiều thời gian để lấy lại chức năng tùy vào vị trí xương bị gãy. Trường hợp gãy xương ở chân sẽ cần 3 đến 4 tháng để lấy lại khả năng vận động, nhưng với gãy xương cẳng chân, xương háng thời gian lấy lại khả năng vận động mất 4 – 6 tháng.

Đối với người cao tuổi: Bệnh lý nền, bệnh mạn tính và quá trình loãng xương ở người cao tuổi là cản trở lớn trong quá trình phục hồi xương khi gặp chấn thương. Nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, người cao tuổi có thể phục hồi khả năng vận động sau 4- 6 tháng.

Nguyên nhân khiến chậm liền xương

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm chậm liền xương, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính như:

Gặp chấn thương nặng: khiến vị trí của xương bị di lệch nhiều gây gãy xương, vỡ làm cho các động mạch nuôi xương bị phá hủy dẫn đến tình trạng chậm liền xương.

Điều trị không đúng cách: Người bệnh bị gãy xương tự ý điều trị hoặc không tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình chậm liền xương, thậm chí có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

chậm liền xương

Chậm liền xương do điều trị không đúng cách

Người bệnh không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ: Trong quá trình điều trị nhiều người bệnh tự ý sử dụng thuốc, vận động sớm hoặc không vận động theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến tình trạng gãy xương trở nên nặng hơn và gây chậm liền xương.

Bên cạnh đó, chậm liền xương có thể xảy ra với những người bệnh:

- Dinh dưỡng kém hoặc giảm hấp thu

- Người bệnh có tiền sử đái tháo đường

- Bệnh nhân cao tuổi

- Người bệnh hút thuốc làm co mạch máu và giảm lưu thông máu

- Người bệnh có hàm lượng canxi và vitamin D trong máu thấp

Dấu hiệu nhận biết chậm liền xương

Chậm liền xương là vấn đề đáng lo ngại trong quá trình điều trị gãy xương. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu chậm liền xương để kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị thông qua một số triệu chứng cụ thể:

Đau liên tục ở vị trí gãy xương: Đau khi gãy xương là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị người bệnh cảm thấy đau liên tục ở vị trí gãy xương hoặc đã vượt quá thời gian phục hồi dự kiến, có thể đó là dấu hiệu của chậm liền xương.

Chuyển động bất thường: Nếu người bệnh cảm thấy vị trí xương bị gãy sau khi điều trị không ổn định và trở về vị trí ban đầu gây khó khăn trong việc di chuyển và phục hồi khả năng vận động thì rất có thể đó là biểu hiện của chậm liền xương.

Vượt quá ngưỡng thời gian dự kiến: Như đã nói ở trên, quá trình lành xương diễn ra từ 2 – 6 tháng tùy thuộc tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu thời gian lành xương và phục hồi diễn ra quá lâu, bệnh nhân cần thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.

Nhận biết chậm liền xương qua phim chụp X-quang: Để thấy rõ nhất tình trạng lành xương đang diễn ra như thế nào? Hoặc nếu nghi ngờ đang gặp phải tình trạng chậm liền xương, người bệnh hãy yêu cầu bác sĩ cho chụp X-quang, những hình ảnh chụp sẽ cho thấy rõ tình trạng đang diễn ra.

chậm liền xương

Chụp X-quang cho thấy hình ảnh rõ nét quá trình chậm liền xương

Lưu ý quan trọng đẩy nhanh quá trình liền xương

Để phòng ngừa chậm liền xương, đẩy nhanh phục hồi sau gãy xương, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ: Trong quá trình điều trị gãy xương, người bệnh cần thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá được tình trạng phục hồi cụ thể. Bên cạnh đó, ngay khi có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ chậm liền xương người bệnh cũng nên chủ động đến thăm khám với bác sĩ.

chậm liền xương

Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ giúp phát hiện dấu hiệu chậm liền xương

Vận động phù hợp: Bài tập vận động sau gãy xương giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, lấy lại khả năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, nên vận động theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và nhanh liền xương hơn.

Vệ sinh đúng cách: Tại vị trí xương gãy đang được bó bột, nẹp cố định hoặc phẫu thuật cần được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra.
Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ: Người bệnh không tự ý điều trị xương bị gãy bằng các phương pháp khác nhau cùng 1 lúc. Việc này có thể khiến chậm liền xương hoặc gây biến chứng về xương.

Đảm bảo dinh dưỡng: Chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp xương nhanh lành thông qua một số loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như:  thịt, sữa, trứng, cá hồi, các loại rau xanh,…

Hy vọng rằng với những thông tin có trong bài viết trên đây, đã giúp người bệnh nhận biết được các dấu hiệu chậm liền xương. Nếu gặp phải tình trạng gãy xương, chậm liền xương hoặc cần tư vấn từ chuyên gia hãy liên hệ ngay Hotline 0912002131 hoặc 0949646556 Đơn nguyên chấn thương chỉnh hình BVĐK Hồng Ngọc để được hỗ trợ nhanh nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay