Dây chằng khớp gối là một dải ngắn tạo nên từ các mô liên kết sợi cứng và các collagen dài giúp kết nối các xương trong khớp gối, đảm bảo khả năng vận động. Vậy đứt dây chằng khớp gối có nguy hiểm không? Các phương pháp chẩn đoán và điều trị là gì?
Chức năng của dây chằng khớp gối
Dây chằng giữ cho xương đùi, xương chày và xương bánh chè được liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một khớp gối vững chắc nhưng linh hoạt. Sự kết nối này cho phép khớp gối thực hiện được các chuyển động cần thiết như: gập, duỗi và xoay nhẹ, đi lại, ngồi xuống, đứng lên, thậm chí là chịu được tải trọng lớn trong các hoạt động hàng ngày và vận động mạnh.
Đứt dây chằng khớp gối ảnh hưởng đến các chức năng vận động của khớp gối
Bên cạnh đó, dây chằng hoạt động như một "hệ thống giảm xóc" giúp hấp thụ các lực tác động lên khớp gối khi vận động. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ tổn thương sụn khớp, sụn chêm hoặc các cấu trúc khác trong khớp.
Các dây chằng tại khớp gối, bao gồm:
- Dây chằng chéo trước
- Dây chằng chéo sau
- Dây chằng bên trong
- Dây chằng bên ngoài
Trong các chấn thương thể thao, đứt dây chằng chéo trước xảy ra phổ biến hơn nhiều so với đứt dây chằng chéo sau, do dây chằng này dễ bị tổn thương khi gối chịu lực xoay hoặc va chạm mạnh từ phía trước. Đây là loại chấn thương thường gặp nhất ở các vận động viên và những người chơi thể thao cường độ cao.
Đứt dây chằng khớp gối có nguy hiểm không?
Đứt dây chằng khớp gối là một loại chấn thương phổ biến, thường xảy ra khi có lực tác động mạnh làm quá tải khả năng chịu đựng của dây chằng. Các tình huống điển hình gồm:
- Chấn thương thể thao: Xảy ra khi xoay gối đột ngột, nhảy và tiếp đất sai tư thế hoặc va chạm trực tiếp (thường gặp ở bóng đá, bóng rổ, võ thuật, trượt tuyết,...).
- Tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt.
- Tác động từ chuyển động sai: Trượt chân, ngã với gối bị vặn mạnh.
Chơi thể thao quá sức có thể là nguyên nhân gây đứt dây chằng
Khi bị đứt dây chằng, khớp gối mất đi sự ổn định, khiến người bệnh cảm thấy khớp "lỏng lẻo", khó giữ thăng bằng và dễ bị trật khớp khi vận động. Tình trạng này làm hạn chế khả năng đi lại, leo cầu thang hoặc tham gia các hoạt động thể chất, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, đứt dây chằng còn làm tăng nguy cơ tổn thương thứ phát, chẳng hạn như rách sụn chêm hoặc thoái hóa sụn khớp, đặc biệt nếu không được điều trị đúng cách. Về lâu dài, tình trạng đứt dây chằng khiến khớp gối có thể bị thoái hóa sớm, dẫn đến đau mãn tính và cứng khớp.
Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng khớp gối
Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu đứt dây chằng khớp gối ngay sau khi xảy ra chấn thương với các triệu chứng nổi bật sau:
- Âm thanh "rắc" hoặc "bốp" tại thời điểm chấn thương.
- Cảm giác đau dữ dội ở vùng trước hoặc bên trong khớp gối.
- Vị trí khớp gối sưng nề nhanh chóng, do máu tích tụ trong khớp (tràn dịch khớp).
- Cảm giác gối lỏng, khó đứng vững hoặc mất khả năng chạy nhảy.
- Đau và sưng làm giảm khả năng duỗi thẳng hoặc gập gối.
Các phương pháp chẩn đoán đứt dây chằng khớp gối
Để chẩn đoán đứt dây chằng khớp gối, các bác sĩ thường kết hợp khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng hiện đại nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Khám lâm sàng: Đây là bước đầu tiên trong chẩn đoán, bao gồm việc kiểm tra các dấu hiệu sưng, đau và khả năng vận động của khớp gối. Bác sĩ sẽ sử dụng các nghiệm pháp đặc hiệu để đánh giá sự ổn định của dây chằng.
- Chẩn đoán hình ảnh: Các kỹ thuật hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tổn thương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp chính xác nhất để đánh giá đứt dây chằng, đặc biệt là dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL). MRI cho phép quan sát rõ ràng cấu trúc dây chằng, sụn chêm và các tổn thương mô mềm khác.
- Chụp X-quang: Dù không hiển thị trực tiếp dây chằng, X-quang giúp loại trừ các tổn thương xương kèm theo, như gãy xương hoặc trật khớp.
Nhờ sự kết hợp của các phương pháp trên, bác sĩ có thể xác định chính xác mức độ tổn thương, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm:
Phương pháp điều trị đứt dây chằng khớp gối
Phụ thuộc vào mức độ tổn thương, khả năng vận động và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị đứt dây chằng khớp gối phù hợp. Trong đó, các phương pháp điều trị thường được chỉ định kết hợp để xử lý đứt dây chằng khớp gối, bao gồm:
Sơ cứu ban đầu: Trong trường hợp chấn thương nhẹ, các biện pháp sơ cứu như chườm đá, kê cao chân và nghỉ ngơi giúp giảm đau và sưng. Việc quấn băng hoặc dùng nạng để giảm tải trọng lên khớp gối cũng rất quan trọng để hạn chế tổn thương thêm.
- Điều trị bằng thuốc: Để kiểm soát triệu chứng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm giảm đau hoặc trong trường hợp đau nhiều, tiêm steroid vào khớp để giảm sưng nhanh chóng.
- Sử dụng nẹp gối: Đối với tổn thương không quá nghiêm trọng, việc đeo nẹp gối giúp cố định khớp, hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn ngừa chấn thương tái phát trong khi đi lại hoặc vận động.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Ứng dụng tiêm PRP hiệu quả trong các trường hợp đứt bán phần dây chằng. PRP được chiết tách từ máu của chính bệnh nhân, chứa nồng độ tiểu cầu cao gấp 6-10 lần huyết tương thông thường, an toàn và lành tính, giúp kích thích lành dây chằng tự nhiên, giảm đau, chống viêm, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật nếu dây chằng lành tốt.
- Phẫu thuật: Khi dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, giải pháp cuối cùng là phẫu thuật tái tạo dây chằng. Bác sĩ có thể thực hiện mổ mở hoặc nội soi để nối lại dây chằng hoặc thay thế bằng dây chằng nhân tạo.
- Vật lý trị liệu: Người bệnh tập các bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên để nhanh chóng phục hồi hoàn toàn chức năng khớp gối, trở lại các hoạt động thể thao sau khoảng 9-12 tháng.
Phẫu thuật giúp bệnh nhân đứt dây chằng khớp gối nhanh trở lại với các hoạt động thường ngày và thể dục thể thao
Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, thường xuyên xử lý và điều trị các chấn thương do thể thao, tai nạn,... Trong đó, chuyên khoa từng điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân đứt dây chằng khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng. Đồng thời, phối hợp với khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để xây dựng các phác đồ điều trị toàn diện, mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng khôi phục vận động cho người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; áp dụng Bảo hiểm và bảo lãnh bảo nhanh chóng.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về phẫu thuật điều trị đứt dây chằng tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình theo số Hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ kịp thời!
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: