Gãy xương - xương bị đứt hoặc nứt do áp lực mạnh từ chấn thương hoặc tai nạn, gây đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời để khôi phục vận động. Vậy làm sao để chẩn đoán và điều trị gãy xương hiệu quả?
Phân loại gãy xương
Có nhiều cách phân loại gãy xương như phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành gãy xương kín, gãy xương hở hoặc phân loại theo đặc điểm ổ gãy. Cách phân loại bao gồm:
- Gãy xương kín: gãy đơn giản và không tạo ra vết thương hở trên da.
- Gãy xương hở: hay còn gọi là xương gãy hỗn hợp, xương gãy xuyên qua da, tạo thành vết thương hở, vị trí gãy có thể bị lộ ra ngoài qua vết thương.
- Gãy hoàn toàn: xương bị gãy thành nhiều mảnh, tạo ra tổn thương nghiêm trọng, nhiều trường hợp gãy vụn, các mảnh xương di lệch khỏi vị trí ban đầu, có thể lún sâu vào trong cơ quan nội tạng hoặc xuyên qua da, cần cấp cứu và kịp thời điều trị.
- Gãy xương không hoàn toàn: xương chỉ bị tổn thương một phần mà không mất hoàn toàn tính liên tục như nứt xương hoặc gãy torus (một bên xương bị uốn cong, sưng và nhô lên cao hơn so với bên còn lại).
Phân loại gãy xương
Triệu chứng gãy xương
Gãy xương có thể nhận biết qua các triệu chứng, bao gồm:
- Sau khi gặp chấn thương/tai nạn, xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương
- Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực chấn thương
- Sưng đỏ, đau nhức xung quanh vùng chấn thương, cơn đau tăng lên khi cố gắng vận động
- Mất khả năng vận động, co duỗi, cầm nắm,... tại vùng bị thương
- Trường hợp gãy xương hở, xương có thể đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da, gây đau, chảy máu
Các biện pháp chẩn đoán gãy xương
Gãy xương được chẩn đoán thông qua các triệu chứng kết hợp kết hợp với thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
- Thăm khám lâm sàng: phát hiện triệu chứng điển hình của gãy xương, phân loại gãy xương và đưa ra các chỉ định chẩn đoán hình ảnh tương ứng.
- Thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (Xquang, CT, MRI): Phương pháp này tạo ra những hình ảnh hai chiều về xương, giúp bác sĩ xác định rõ các vết gãy, mức độ tổn thương xương, khớp, các cơ quan, phần mềm, mô, gân, cơ, dây chằng… lân cận và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học: đánh giá nguy cơ mất máu trong gãy xương, tình trạng nhiễm trùng vết thương giúp bác sĩ tiên lượng để có biện pháp điều trị an toàn.
Một số bệnh nhân tin rằng xương gãy sẽ tự liền theo thời gian mà không cần điều trị. Trên thực tế, những trường hợp tự liền xương mà không can thiệp cũng có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm:
- Cục máu đông: Các mạch máu bị tắc nghẽn do va chậm khi chấn thương, gây hạn chế lưu thông máu, có thể dẫn đến đau đầu, tê bì, yếu cơ
- Hội chứng chèn ép khoang: Trường hợp gãy xương gây chảy máu, phù nề, áp suất mô trong các khoang xương tăng lên, dẫn đến thiếu máu mô, nếu không được điều trị sẽ dẫn tới tiêu cơ vân, tăng kali máu và nhiễm trùng. Về lâu dài, sẽ gây ra co cứng cơ, tê bì, bại liệt vùng tổn thương
- Nhiễm trùng khớp: Tình trạng vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở trên da và lây nhiễm vào xương hoặc tủy xương, nguy cơ trở thành bệnh nhiễm trùng dai dẳng, bệnh nhân phải sống chung với cả đời vì rất khó điều trị.
- Xương di lệch, liền xương không đúng vị trí, hình thành tật, giảm độ linh hoạt khi vận động.
- Chấn thương dây thần kinh: Xương gãy có thể chèn ép, làm đứt các nhóm dây thần kinh lân cận, gây mất cảm giác. Một số dây thần kinh không thể tự phục hồi, cần thiết can thiệp phẫu thuật kịp thời điều trị.
Các phương pháp điều trị gãy xương
Phụ thuộc mức độ tổn thương, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân. Dựa trên nguyên tắc cơ bản là đưa xương gãy về đúng vị trí giải phẫu, cố định lại và thúc đẩy cơ chế liền xương của cơ thể. Phương pháp điều trị gãy xương phổ biến:
- Bó bột
Bột được làm từ thạch cao hoặc sợi thủy tinh, tạo thành lớp bảo vệ vững chắc, bao bọc toàn bộ khu vực gãy xương và giữ xương bất động trong nhiều tuần, tạo điều kiện liền xương tự nhiên.
BVĐK Hồng Ngọc ứng dụng bột thủy tinh siêu nhẹ, chỉ bằng ⅛ loại bột thạch cao thông thường. Đặc biệt, bột đông cứng nhanh gấp 20 lần, giúp bệnh nhân giảm đau nhanh, tiết kiệm tối đa thời gian điều trị. Bột được làm từ sợi thủy tinh không thấm nước, bệnh nhân sinh hoạt, tắm rửa,... bình thường, không lo tan bột.
Bột thủy tinh siêu nhẹ, kháng khuẩn, không thấm nước
- Nẹp cố định
Phương pháp này phổ biến với trường hợp gãy xương kín, thanh nẹp thường bằng gỗ, cố định một bên của phần xương gãy, tuân theo nguyên tắc cơ bản trong điều trị gãy xương.
- Cố định ngoài
Sử dụng đinh kim loại hoặc ốc vít được đặt ở cả phía trên và dưới xương gãy. Những thành phần này sau đó được kết nối với một thanh kim loại bên ngoài da, giữ xương không di chuyển trong quá trình tự lành.
- Kéo liên tục
Áp dụng lực kéo nhẹ và liên tục cho cơ và gân xung quanh xương gãy. Lực kéo này giúp giữ xương ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành.
- Cố định trong hay Kết hợp xương sinh học
Phẫu thuật để sắp xếp lại xương từ bên trong và sau đó cố định bằng ốc vít hoặc mảnh kim loại. Phù hợp cho trường hợp gãy xương phức tạp, đảm bảo ổn định và tái tạo xương chính xác.
+ Đường mổ nhỏ chỉ từ 0.5 – 3cm cho sẹo nhỏ thẩm mỹ, ít xâm lấn mô mềm, ít gây mất máu, bảo tồn được các mạch máu nuôi ổ gãy, hạn chế tối đa nhiễm trùng.
+ Sử dụng đinh, nẹp vít chất liệu an toàn, tương thích với cơ thể, cung cấp độ vững khi vận động, kích thích hình thành tế bào xương và tế bào sụn cùng các sợi collagen, giúp xương liền tự nhiên, hồi phục vận động sau 1 ngày phẫu thuật.
+ Kết hợp thiết bị y tế hiện đại: bàn mổ chỉnh hình, máy C-arm,… xác định chính xác vị trí gãy, nắn xương về đúng vị trí, tránh biến chứng sau phẫu thuật.
Kết hợp xương sinh học - Vận động sau 1 ngày phẫu thuật
Lưu ý: Sau giai đoạn điều trị ban đầu, bệnh nhân có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu vùng xương gãy để khôi phục chức năng vận động, tránh teo cơ, cứng khớp.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị gãy xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ kịp thời
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Gãy xương - xương bị đứt hoặc nứt do áp lực mạnh từ chấn thương hoặc tai nạn, gây đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời để khôi phục vận động. Vậy làm sao để chẩn đoán và điều trị gãy xương hiệu quả?
Phân loại gãy xương
Có nhiều cách phân loại gãy xương như phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành gãy xương kín, gãy xương hở hoặc phân loại theo đặc điểm ổ gãy. Cách phân loại bao gồm:
- Gãy xương kín: gãy đơn giản và không tạo ra vết thương hở trên da.
- Gãy xương hở: hay còn gọi là xương gãy hỗn hợp, xương gãy xuyên qua da, tạo thành vết thương hở, vị trí gãy có thể bị lộ ra ngoài qua vết thương.
- Gãy hoàn toàn: xương bị gãy thành nhiều mảnh, tạo ra tổn thương nghiêm trọng, nhiều trường hợp gãy vụn, các mảnh xương di lệch khỏi vị trí ban đầu, có thể lún sâu vào trong cơ quan nội tạng hoặc xuyên qua da, cần cấp cứu và kịp thời điều trị.
- Gãy xương không hoàn toàn: xương chỉ bị tổn thương một phần mà không mất hoàn toàn tính liên tục như nứt xương hoặc gãy torus (một bên xương bị uốn cong, sưng và nhô lên cao hơn so với bên còn lại).
Phân loại gãy xương
Triệu chứng gãy xương
Gãy xương có thể nhận biết qua các triệu chứng, bao gồm:
- Sau khi gặp chấn thương/tai nạn, xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương
- Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực chấn thương
- Sưng đỏ, đau nhức xung quanh vùng chấn thương, cơn đau tăng lên khi cố gắng vận động
- Mất khả năng vận động, co duỗi, cầm nắm,... tại vùng bị thương
- Trường hợp gãy xương hở, xương có thể đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da, gây đau, chảy máu
Các biện pháp chẩn đoán gãy xương
Gãy xương được chẩn đoán thông qua các triệu chứng kết hợp kết hợp với thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
- Thăm khám lâm sàng: phát hiện triệu chứng điển hình của gãy xương, phân loại gãy xương và đưa ra các chỉ định chẩn đoán hình ảnh tương ứng.
- Thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (Xquang, CT, MRI): Phương pháp này tạo ra những hình ảnh hai chiều về xương, giúp bác sĩ xác định rõ các vết gãy, mức độ tổn thương xương, khớp, các cơ quan, phần mềm, mô, gân, cơ, dây chằng… lân cận và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học: đánh giá nguy cơ mất máu trong gãy xương, tình trạng nhiễm trùng vết thương giúp bác sĩ tiên lượng để có biện pháp điều trị an toàn.
Một số bệnh nhân tin rằng xương gãy sẽ tự liền theo thời gian mà không cần điều trị. Trên thực tế, những trường hợp tự liền xương mà không can thiệp cũng có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm:
- Cục máu đông: Các mạch máu bị tắc nghẽn do va chậm khi chấn thương, gây hạn chế lưu thông máu, có thể dẫn đến đau đầu, tê bì, yếu cơ
- Hội chứng chèn ép khoang: Trường hợp gãy xương gây chảy máu, phù nề, áp suất mô trong các khoang xương tăng lên, dẫn đến thiếu máu mô, nếu không được điều trị sẽ dẫn tới tiêu cơ vân, tăng kali máu và nhiễm trùng. Về lâu dài, sẽ gây ra co cứng cơ, tê bì, bại liệt vùng tổn thương
- Nhiễm trùng khớp: Tình trạng vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở trên da và lây nhiễm vào xương hoặc tủy xương, nguy cơ trở thành bệnh nhiễm trùng dai dẳng, bệnh nhân phải sống chung với cả đời vì rất khó điều trị.
- Xương di lệch, liền xương không đúng vị trí, hình thành tật, giảm độ linh hoạt khi vận động.
- Chấn thương dây thần kinh: Xương gãy có thể chèn ép, làm đứt các nhóm dây thần kinh lân cận, gây mất cảm giác. Một số dây thần kinh không thể tự phục hồi, cần thiết can thiệp phẫu thuật kịp thời điều trị.
Các phương pháp điều trị gãy xương
Phụ thuộc mức độ tổn thương, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân. Dựa trên nguyên tắc cơ bản là đưa xương gãy về đúng vị trí giải phẫu, cố định lại và thúc đẩy cơ chế liền xương của cơ thể. Phương pháp điều trị gãy xương phổ biến:
- Bó bột
Bột được làm từ thạch cao hoặc sợi thủy tinh, tạo thành lớp bảo vệ vững chắc, bao bọc toàn bộ khu vực gãy xương và giữ xương bất động trong nhiều tuần, tạo điều kiện liền xương tự nhiên.
BVĐK Hồng Ngọc ứng dụng bột thủy tinh siêu nhẹ, chỉ bằng ⅛ loại bột thạch cao thông thường. Đặc biệt, bột đông cứng nhanh gấp 20 lần, giúp bệnh nhân giảm đau nhanh, tiết kiệm tối đa thời gian điều trị. Bột được làm từ sợi thủy tinh không thấm nước, bệnh nhân sinh hoạt, tắm rửa,... bình thường, không lo tan bột.
Bột thủy tinh siêu nhẹ, kháng khuẩn, không thấm nước
- Nẹp cố định
Phương pháp này phổ biến với trường hợp gãy xương kín, thanh nẹp thường bằng gỗ, cố định một bên của phần xương gãy, tuân theo nguyên tắc cơ bản trong điều trị gãy xương.
- Cố định ngoài
Sử dụng đinh kim loại hoặc ốc vít được đặt ở cả phía trên và dưới xương gãy. Những thành phần này sau đó được kết nối với một thanh kim loại bên ngoài da, giữ xương không di chuyển trong quá trình tự lành.
- Kéo liên tục
Áp dụng lực kéo nhẹ và liên tục cho cơ và gân xung quanh xương gãy. Lực kéo này giúp giữ xương ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành.
- Cố định trong hay Kết hợp xương sinh học
Phẫu thuật để sắp xếp lại xương từ bên trong và sau đó cố định bằng ốc vít hoặc mảnh kim loại. Phù hợp cho trường hợp gãy xương phức tạp, đảm bảo ổn định và tái tạo xương chính xác.
+ Đường mổ nhỏ chỉ từ 0.5 – 3cm cho sẹo nhỏ thẩm mỹ, ít xâm lấn mô mềm, ít gây mất máu, bảo tồn được các mạch máu nuôi ổ gãy, hạn chế tối đa nhiễm trùng.
+ Sử dụng đinh, nẹp vít chất liệu an toàn, tương thích với cơ thể, cung cấp độ vững khi vận động, kích thích hình thành tế bào xương và tế bào sụn cùng các sợi collagen, giúp xương liền tự nhiên, hồi phục vận động sau 1 ngày phẫu thuật.
+ Kết hợp thiết bị y tế hiện đại: bàn mổ chỉnh hình, máy C-arm,… xác định chính xác vị trí gãy, nắn xương về đúng vị trí, tránh biến chứng sau phẫu thuật.
Kết hợp xương sinh học - Vận động sau 1 ngày phẫu thuật
Lưu ý: Sau giai đoạn điều trị ban đầu, bệnh nhân có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu vùng xương gãy để khôi phục chức năng vận động, tránh teo cơ, cứng khớp.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị gãy xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ kịp thời
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội