Mời bạn đăng ký để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng
Đăng nhập
Mời bạn đăng nhập để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng
Quên mật khẩu
Mời bạn nhập lại email để chúng tôi kiểm tra và cấp lại mật khẩu
Xác thực tài khoản
Vui lòng kiểm tra email và nhập mã xác thực
Lấy mã xác thực tài khoản
Mời bạn nhập lại email đã đăng kí để lấy mã xác thực!
Đặt mật khẩu
Mời bạn đặt nhập mật khẩu để tiếp tục
Chi tiết bài tư vấn
Bị hoại tử xương do biến chứng tiểu đường có cần cắt xương hoại tử?
18-01-2025
Chấn thương chỉnh hình
Mục lục
Hỏi:
Tôi 55 tuổi, gần đây bị đau nhức dữ dội ở xương bàn chân trái, đau tăng lên khi đi lại, vận động, có xuất hiện sưng to, nóng, đỏ và được chẩn đoán hoại tử xương do biến chứng tiểu đường. Trường hợp của tôi có cần phải phẫu thuật cắt xương hoại tử không hay cần điều trị bằng phương pháp nào cho hiệu quả? Xin bác sĩ tư vấn!
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Hoại tử xương là tình trạng phần xương bị bị tổn thương và mất chức năng do không được cung cấp đủ máu nuôi. Hoại tử xương có thể xuất hiện sau chấn thương hoặc do bệnh lý, trong đó có biến chứng của bệnh tiểu đường.
Ở những bệnh nhân tiểu đường, các mạch máu nhỏ thường bị tổn thương, làm giảm lưu lượng máu đến xương và các mô xung quanh. Ngoài ra, khả năng hồi phục kém và nguy cơ nhiễm trùng cao ở người tiểu đường cũng góp phần làm xương bị hoại tử. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoại tử xương có thể dẫn đến nhiễm trùng, biến dạng xương hoặc mất khả năng vận động.
Khi được chẩn đoán hoại tử xương, không phải tất cả các trường hợp đều cần phẫu thuật cắt bỏ. Quyết định điều trị sẽ dựa trên mức độ hoại tử, tình trạng nhiễm trùng, mức độ đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Cắt xương hoại tử là một trong những phương pháp xử lý hoại tử xương bàn chân do biến chứng tiểu đường
Với triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng to, nóng, đỏ và đã được chẩn đoán hoại tử xương, rất có thể tình trạng tổn thương của bạn ở mức độ trung bình hoặc nặng. Nếu bác sĩ đánh giá rằng phần xương hoại tử không thể hồi phục hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, phẫu thuật là cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Cụ thể, phẫu thuậtcắt xương hoại tử, giúp giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng hơn, sẽ được chỉ định khi:
Phần xương bị hoại tử không còn khả năng phục hồi.
Nhiễm trùng có dấu hiệu lan rộng, ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
Đau nhức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của người bệnh.
Điều trị nội khoa hoặc các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương chưa nghiêm trọng, bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bảo tồn kết hợp theo dõi sát sao cho bạn.
*Lưu ý: Đối với trường hợp hoại tử xương do tiểu đường, người bệnh cần được kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành vết mổ. Sau phẫu thuật cắt xương hoại tử, cần tiếp tục duy trì đường huyết ổn định và chăm sóc bàn chân cẩn thận để tránh tổn thương tái phát.
Với trường hợp trên, bạn nên đến Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được thăm khám và có phương án xử lý sớm. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca hoại tử xương, khôi phục khả năng vận động cho các bệnh nhân. Nếu có nhu cầu nhận tư vấn về dịch vụ cắt xương hoại tử, quý khách/ người bệnh vui lòng liên hệ qua hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ.
Chúc bạn nhanh chóng hồi phục!
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Tôi 55 tuổi, gần đây bị đau nhức dữ dội ở xương bàn chân trái, đau tăng lên khi đi lại, vận động, có xuất hiện sưng to, nóng, đỏ và được chẩn đoán hoại tử xương do biến chứng tiểu đường. Trường hợp của tôi có cần phải phẫu thuật cắt xương hoại tử không hay cần điều trị bằng phương pháp nào cho hiệu quả? Xin bác sĩ tư vấn!
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Hoại tử xương là tình trạng phần xương bị bị tổn thương và mất chức năng do không được cung cấp đủ máu nuôi. Hoại tử xương có thể xuất hiện sau chấn thương hoặc do bệnh lý, trong đó có biến chứng của bệnh tiểu đường.
Ở những bệnh nhân tiểu đường, các mạch máu nhỏ thường bị tổn thương, làm giảm lưu lượng máu đến xương và các mô xung quanh. Ngoài ra, khả năng hồi phục kém và nguy cơ nhiễm trùng cao ở người tiểu đường cũng góp phần làm xương bị hoại tử. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoại tử xương có thể dẫn đến nhiễm trùng, biến dạng xương hoặc mất khả năng vận động.
Khi được chẩn đoán hoại tử xương, không phải tất cả các trường hợp đều cần phẫu thuật cắt bỏ. Quyết định điều trị sẽ dựa trên mức độ hoại tử, tình trạng nhiễm trùng, mức độ đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Cắt xương hoại tử là một trong những phương pháp xử lý hoại tử xương bàn chân do biến chứng tiểu đường
Với triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng to, nóng, đỏ và đã được chẩn đoán hoại tử xương, rất có thể tình trạng tổn thương của bạn ở mức độ trung bình hoặc nặng. Nếu bác sĩ đánh giá rằng phần xương hoại tử không thể hồi phục hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, phẫu thuật là cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Cụ thể, phẫu thuậtcắt xương hoại tử, giúp giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng hơn, sẽ được chỉ định khi:
Phần xương bị hoại tử không còn khả năng phục hồi.
Nhiễm trùng có dấu hiệu lan rộng, ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
Đau nhức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của người bệnh.
Điều trị nội khoa hoặc các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương chưa nghiêm trọng, bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bảo tồn kết hợp theo dõi sát sao cho bạn.
*Lưu ý: Đối với trường hợp hoại tử xương do tiểu đường, người bệnh cần được kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành vết mổ. Sau phẫu thuật cắt xương hoại tử, cần tiếp tục duy trì đường huyết ổn định và chăm sóc bàn chân cẩn thận để tránh tổn thương tái phát.
Với trường hợp trên, bạn nên đến Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được thăm khám và có phương án xử lý sớm. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca hoại tử xương, khôi phục khả năng vận động cho các bệnh nhân. Nếu có nhu cầu nhận tư vấn về dịch vụ cắt xương hoại tử, quý khách/ người bệnh vui lòng liên hệ qua hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ.
Chúc bạn nhanh chóng hồi phục!
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội