Thất phải hai đường ra: Mức độ nguy hiểm và những điều cần lưu ý

Thất phải hai đường ra: Mức độ nguy hiểm và những điều cần lưu ý

27-10-2023
Sống khỏe

Thất phải hai đường ra là dị tật tim bẩm sinh khi động mạch chủ và động mạch phổi đều kết nối với tâm thất phải. Tuy hiếm gặp nhưng bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tìm hiểu thất phải hai đường ra là gì?

Khiếm khuyết thất phải hai đường ra là tình trạng cả động mạch chủ không được nối với tim ở vị trí bình thường và có thể kèm theo các dị tật tim bẩm sinh khác.

Tâm thất trái chỉ kết nối được một phần của động mạch chủ hoặc động mạch phổi, cũng có khi không kết nối được động mạch nào.

Tâm thất phải hai đường ra khiến cơ thể nhận được máu nghèo oxy thay vì máy nhiều oxy. Khi đó, phổi nhận được lưu lượng máu quá mức khiến tim làm việc quá sức.

Trong một số trường hợp, thất phải hai đường ra xuất hiện cùng với các dị tật tim khác. Ví dụ, van tim không hoạt động bình thường hoặc tâm thất không được hình thành hoàn chỉnh.

Thất phải hai đường ra là dị tật tim bẩm sinh

Thất phải hai đường ra là dị tật tim bẩm sinh

Những đối tượng nào có nguy cơ bị thất phải hai đường ra?

Dị tật tim bẩm sinh này được hình thành khi thai khi trong bụng mẹ. Rất khó để xác định nguyên nhân của thất phải hai đường ra. Tuy nhiên, nguy cơ mắc hẹp đường ra thất phải sẽ cao hơn ở một số trường hợp:

  • Trisomy 13 (hội chứng Patau): Chứng rối loạn phát triển này xảy ra khi trẻ có 3 bản sao nhiễm sắc thể 13 thay vì 2 như bình thường.
  • Trisomy 18 (hội chứng Edwards): Tình trạng này làm kìm hãm sự tăng trưởng và khiến các cơ quan phát triển bất thường. Điều này xảy ra khi một đứa trẻ có 3 bản sao nhiễm sắc thể 18.
  • Hội chứng Robinow: Đây là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

Thất phải hai đường ra có nguy hiểm không?

Thất phải hai đường ra là dị tật tim bẩm sinh rất nguy hiểm khi có quá nhiều máu chảy qua động mạch phổi có thể dẫn đến suy tim. Hầu hết, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong những ngày đầu tiên sau sinh, bao gồm: 

  • Môi, da và móng tay tím tái.
  • Ăn uống kém và chậm tăng cân.
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt khi ăn.
  • Buồn ngủ nhiều hơn bình thường

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, thất phải hai đường ra có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng van tim, suy tim, tổn thương phổi vĩnh viễn và ảnh hưởng tới tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Những điều cần lưu ý khi bị thất phải hai đường ra

Trong một số trường hợp, thất phải hai đường ra được chẩn đoán trước sinh. Hoặc khi phát hiện hay nghi ngờ mắc thất phải hai đường ra, trẻ cần được thăm khám, kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm (nếu có) để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Các xét nghiệm chuyên sâu có thể được chỉ định như: siêu âm tim, chụp MRI và CT, chụp X – quang ngực và ECG, thông tim.

Cách điều trị

Phẫu thuật điều trị thất phải hai đường ra

Phẫu thuật điều trị thất phải hai đường ra

Phẫu thuật là phương pháp điều trị thất phải hai đường ra tối ưu nhất. Bác sĩ có thể chỉ định một hay nhiều cuộc phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào tình trạng tổn thương hay có thêm các dị tật tim khác, thường là:

  • Sửa chữa tâm thất: Nhằm tạo ra một đường dẫn xuyên qua lỗ thông liên nhĩ để nối động mạch chủ với tâm thất trái.
  • Sửa chữa hai tâm thất hoặc chuyển đổi động mạch: Nếu cả hai tâm thất đều hoàn chỉnh và có lỗ thông liên nhĩ dưới phổi, bác sĩ sẽ can thiệp di chuyển động mạch chủ sang tâm thất trái.
  • Sửa chữa một tâm thất: Đối với trường hợp thất phải hai đường ra phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định cân bằng lưu lượng máu từ phần dưới của cơ thể đến phổi.

Phòng ngừa thất phải hai đường ra

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện các bất thường về tim

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện các bất thường về tim

Hiện vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra thất phải đường ra. Vì vậy, cách tốt nhất là chăm sóc sức khỏe tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời, thăm khám chuyên sâu thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường của thai nhi và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa thất phải hai đường ra.

Tóm lại, thất phải hai đường ra là dị tật tim bẩm sinh nặng, có thể tiến triển nhanh chóng. Khi phát hiện chính xác bệnh, cần phải theo dõi và can thiệp càng sớm càng tốt.

Đặt lịch thăm khám và kiểm tra các vấn đề tim mạch tại Chuyên Khoa Tim mạch Bệnh viện Hồng Ngọc ngay hôm nay với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay