Các bệnh lý về tim mạch tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nên người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm. Đặc biệt bệnh lý tim mạch ngày càng trẻ hóa nên ngày càng nhiều người có nguy cơ mắc phải... Cùng tìm hiểu về quy trình khám tim mạch tại Bệnh viện Hồng Ngọc cũng như các lưu ý cần thiết khi đi khám tim.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh lý tim mạch, chiếm khoảng 33% ca tử vong. Tham khảo tại đây.
Khám tim mạch là gì?
Khám tim mạch là quá trình thăm khám, kiểm tra tình trạng của hệ thống tim mạch, được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để đánh giá sức khỏe tim mạch của cơ thể.
Hệ tim mạch của người còn được gọi là hệ tuần hoàn, là hệ thống di chuyển máu đi khắp cơ thể để nuôi các tế bào, cơ quan, bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Do đó, các bệnh lý về tim mạch là thủ phạm gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Việc khám tim mạch đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết để phát hiện các bất thường về sức khỏe tim mạch, giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, đường huyết, cholesterol... để đưa ra các chẩn đoán về nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chuyên khoa Tim mạch BV Hồng Ngọc sở hữu hệ thống máy móc chuyên dụng tiên tiến, đảm bảo độ chính xác, hiệu suất cao trong quá trình kiểm tra sức khỏe tim mạch cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp đánh giá chính xác sức khỏe tim mạch và phát hiện sớm các bất thường.
Khám tim mạch giúp phát hiện sớm các bất thường về tim mạch
Khi nào cần đi khám tim mạch?
Khám tim mạch có thể được thực hiện chủ động thông qua khám sức khỏe định kỳ hằng năm hoặc đi khám khi có triệu chứng bất thường.
Các triệu chứng bất thường cần đi khám tim mạch sớm bao gồm:
- Xuất hiện các cơn đau tim, có thể là đột ngột hoặc diễn ra thường xuyên.
- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Gắng sức, đau tức ngực khi vận động mạnh.
- Chân tay lạnh, vã mồ hôi.
- Khó thở.
- Huyết áp cao.
- Phù bụng, chân tay.
- Tím tái da và niêm mạc.
- Đánh trống ngực, hồi hộp.
Những dấu hiệu trên có thể cảnh báo bệnh lý khác nhưng cũng là những triệu chứng ban đầu của bệnh lý tim mạch nên cần đi khám tim mạch sớm để phát hiện bất thường.
Quy trình khám tim mạch gồm những gì?
Một buổi khám tim mạch sẽ bao gồm khám lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện chính xác nhất các bất thường và đưa ra phương pháp điều trị.
Bước 1: Khám lâm sàng
Khi khám tim mạch việc khám lâm sàng là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng, giúp bác sĩ nắm bắt tình trạng của bệnh nhân, những triệu chứng bất thường, các yếu tố nguy cơ để làm cơ sở cho các chỉ định tiếp theo.
Khám lâm sàng được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin của bệnh nhân như triệu chứng bất thường, thói quen sinh hoạt, ăn uống, tiền sử bệnh, có đang sử dụng thuốc gì không… Sau đó, bác sĩ đo huyết áp, nghe tim phổi.
Bác sĩ nghe tim cho người bệnh
Những bước khám lâm sàng này là các bước cơ bản nhất của một buổi khám tim mạch. Sau khi khám, dựa vào kết quả nhận được, bác sĩ sẽ chỉ định khám cận lâm sàng với các danh mục phù hợp cho từng bệnh nhân.
Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Bước 2: Khám cận lâm sàng
Sau khi thăm khám lâm sàng, tùy vào tình hình sức khỏe thực tại của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh dưới đây để kết luận chính xác tình hình của bệnh nhân.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong việc đánh giá nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe tim mạch, nhận biết các rối loạn đường máu như đường huyết, cholesterol, các chỉ số về tiểu cầu, bạch cầu.
Ngoài ra, trong trường hợp nghi ngờ về bệnh lý cơ tim, bác sĩ có thể chỉ định đo nồng độ men tim, thăm dò mức độ tổn thương ở tim, cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra chuẩn đoán và kế hoạch điều trị phù hợp.
Điện tim (ECG)
Là phương phảp ghi lại hoạt động của tim, giúp theo dõi hoạt động, tốc độ và nhịp điệu của tim. Khi tim hoạt động sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện và điện tim sẽ ghi lại các biến thiên đó. Khi đọc kết quả điện tim, dựa vào đường cong của điện tim, bác sĩ sẽ phát hiện ra các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim…
Siêu âm tim
Kỹ thuật siêu âm tim sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của tim, giúp đánh giả cấu trúc và chức năng của tim, phát hiện các bệnh lý về tim mạch như: bệnh cơ tim, van tim, bất thường buồng tim…
Tại BV Hồng Ngọc sử dụng kỹ thuật siêu âm Doppler tim, là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng đầu dò dựa trên nguyên lý phản xạ lại sóng siêu âm từ các tế bào máu dịch chuyển trong lòng mạch máu hay buồng tim, để ước tính lưu lượng máu và xác định chiều dòng máu cũng như đánh giá trạng thái hoạt động, cấu trúc tim. Nhờ đó, phát hiện ra các dấu hiệu bất thường tại hệ thống tim mạch.
Sử dụng siêu âm Doppler tim, có thể chẩn đoán được các bệnh lý như:
- Thông liên thất
- Thông liên nhĩ
- Hẹp van động mạch phổi
- Hẹp/hở van 2 lá/3 lá
- Bệnh cơ tim chu sản
- Bệnh suy tim
- Cơ tim phì đại
- ....
Siêu âm Doppler tim
Chụp X-quang tim phổi
Giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc tim, phổi, đại mạch máu. Kết quả chụp X-quang giúp bác sĩ quan sát chính xác cấu trúc tim phổi, các mạch máu nằm sâu sau lồng ngực. Từ đó, có thể xác định các bất thường ở hệ tim mạch cũng như những cơ quan cận kề.
Chụp CT tim
Chụp CT có độ chính xác cao, quan sát được các bất thường ở tim. Đây cũng là kỹ thuật xâm lấn nên an toàn cho người bệnh. Chụp CT tim giúp chẩn đoán các bệnh lý như tim bẩm sinh, bệnh van tim, khối u…
Chụp MRI tim
Chụp cộng hưởng từ (MRI) tim là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không tiếp xúc bức xạ cũng như không gây đau. Kết quả chụp MRI tim cung cấp nhiều thông tin để phát hiện, chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng các bệnh lý tim mạch, từ đó, giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Chụp MRI tim thường được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý như:
- Bệnh cơ tim
- Bệnh động mạch vành
- Tổn thương tim do nhồi máu cơ tim
- Bệnh tim bẩm sinh
- Khối u tim
- ....
Máy chụp mạch vành DSA hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành hiệu quả
Chụp mạch vành
Đây là kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Kỹ thuật này ghi lại cấu trúc tim một cách rõ nét và đa chiều, được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh mạch vành và một số bệnh lý tim mạch khác.
Chụp mạch vành được tiến hành dưới máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA. Kỹ thuật này được chỉ định trong các trường hợp:
Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
Đau thắt ngực không không định
Suy tim không rõ nguyên nhân
Nghi ngờ hoặc biết trước mắc bệnh mạch vành
Chụp kiểm tra trước phẫu thuật tim ở người lớn tuổi
....
Holter huyết áp
Holter huyết áp là kỹ thuật theo dõi huyết áp tự động liên tục trong thời gian nhất đinh, thường là 24h hoặc 48h. Thiết bị này hoạt động tự động theo chương trình đã cài đặt, có khả năng ghi chép lại huyết áp trong suốt thời gian đeo máy.
Kỹ thuật này được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ bị tăng huyết áp, huyết áp tăng đột ngột, bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân đái tháo đường...
Holter điện tâm đồ
Holter điện tâm đồ là một thiết bị số có khả năng ghi lại các tín hiện điện của tim trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ. Thiết bị này sẽ theo dõi nhịp tim trong tất cả các hoạt động thường ngày để đánh giá khả năng điện tim đáp ứng như thế nào đối với việc hoạt động, nghỉ ngơi hay thay đổi thuốc.
Kỹ thuật này giúp xác định, đánh giá và phân loại các rối loạn nhịp tim. Bao gồm: đo rối loạn nhịp tim thoáng qua, cơn tim nhanh thất, block nhĩ thất...
Đeo Holter điện tâm đồ 24/48h
Bước 3: Đọc kết quả
Sau khi hoàn tất thăm khám, cả lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ quay lại phòng khám ban đầu để nghe bác sĩ đọc kết quả. Dựa vào kết quả khám lâm sàng và sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ kết luận bệnh nhân đang mắc bệnh lý gì về tim mạch, mức độ bệnh ra sao, đã phải điều trị và can thiệp hay chưa.
Bước 4: Tư vấn điều trị
Với những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh hiện tại cũng như sức khỏe, tiền sử bệnh để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Thông thường, với bệnh lý tim mạch sẽ có 3 phương pháp điều trị chính là:
- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc theo từng tình trạng bệnh lý.
- Điều trị ngoại khoa: Gồm các phẫu thuật như phẫu thuật sửa lỗi bẩm sinh ở tim, phẫu thuật sửa chữa các vấn đề liên quan đến tim, phẫu thuật cầu nối động mạch vành…
- Can thiệp tim mạch: Gồm đặt máy trợ tim, đặt stent mạch vành, nong bóng tim mạch…
Với các bệnh lý tim mạch, sau điều trị, bệnh nhân sẽ phải tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Khám tim mạch phát hiện được những bệnh lý nào?
Quy trình khám tim mạch thông thường sẽ phát hiện được các bệnh lý về tim mạch như:
- Bệnh van tim: Hẹp/hở van tim, sa van 2 lá…
- Bệnh cơ tim: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, phì đại cơ tim…
- Bệnh về mạch máu: Bệnh lý mạch vành, viêm tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch, tắc động mạch ngoại biên, hẹp eo động mạch chủ…
- Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, rung thất, cuồng nhĩ, block nhĩ thất, nhịp chậm, nhịp nhanh…
- Các bệnh lý khác: tim bẩm sinh, u tim, suy tim, thông liên nhĩ, thông liên thất…
Các bệnh lý tim mạch hầu hết đều diễn tiến âm thầm, khó phát hiện bằng biểu hiện lâm sàng nên việc thăm khám tim mạch định kỳ là rất cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý khi đi khám tim mạch
Để buổi khám tim mạch tổng quát diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác, cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Nên mang theo kết quả khám, các phim chụp bệnh lý tim mạch trong vòng 6 tháng, thuốc đang dùng (nếu có).
– Nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi đi khám với bác sĩ vì có thể cần thực hiện xét nghiệm máu.
– Nếu người bệnh đang điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tim: Tiếp tục điều trị theo đơn hàng ngày.
– Nếu người bệnh đang điều trị tiểu đường: Không nên sử dụng insulin qua đường uống hoặc tiêm vào buổi sáng trước khi đến khám.
– Không nên sử dụng chất kích thích như: Nước chè, cà phê, thuốc lá, rượu bia…
Khám tim mạch ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Bệnh lý tim mạch có tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống và đồng thời mang theo rất cao nguy cơ tử vong, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế những nguy cơ này nếu thăm khám từ sớm và điều trị kịp thời tại cơ sở uy tín và có chuyên môn cao về tim mạch.
Khám tim mạch cùng chuyên gia tại BV Hồng Ngọc
Chuyên khoa Tim mạch - BV Hồng Ngọc tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch. Gồm có:
- Ths.Bs Nguyễn Văn Hải - Chuyên gia can thiệp tim mạch, Nguyên Phó trưởng khoa Tim mạch BV Đa khoa Xanh Pôn; thực hành can thiệp tim tại Viện Tim mạch Quốc Gia - BV Bạch Mai; Chủ tịch hội đồng khoa học - Trưởng khoa Nội tim mạch BVĐK Hợp Lực
- Bs Vũ Thìn, hơn 20 năm công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia - BV Bạch Mai và BV Hồng Ngọc
- BS Lê Thị Thanh Hằng hơn 20 năm công tác tại BV Hữu Nghị
- ThBS Lê Đình Thái - Trưởng khoa Khám bệnh, hơn 10 năm kinh nghiệm công tác tại BV Hồng Ngọc
- BSNT Cao Mạnh Hưng nhiều năm công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia - BV Bạch Mai, BV ĐH Y Hà Nội, BVĐK tỉnh Thanh Hóa
- BS Nguyễn Thị Lan Anh nhiều năm công tác tại BV Thanh Nhàn.
Các bác sĩ liên tục cập nhật các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch: siêu âm tim, siêu âm Doppler mạch máu, chụp CT động mạch chi… Cùng với đó, từng tham gia nhiều khóa học về chẩn đoán, điều trị bệnh lý Tim mạch tại các quốc gia có nền y học tiên tiến như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore…
Bên cạnh đó, Bệnh viện Hồng Ngọc luôn nỗ lực đầu tư các máy móc hiện đại nhất để phục vụ quá trình thăm khám, trị bệnh cho bệnh nhân.
- Máy siêu âm Voluson E8, Doppler màu mạch máu
- Máy CT Revolution EVO và MRI Signa Creator 1.5 Tesla (GE Healthcare - Hoa Kỳ) cho hình ảnh rõ nét
- Máy điện tâm đồ Holter 24h
- Hệ thống xét nghiệm Abbott (Mỹ)
- Máy chụp mạch vành xóa nền (DSA) giúp xác định chẩn đoán rõ ràng và can thiệp kịp thời nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch, mạch máu não.
- Máy chụp X-quang kỹ thuật số
Ngoài ra, gói khám tim mạch tại Hồng Ngọc cũng rất linh động, phù hợp với nhu cầu thăm khám và khả năng của nhiều người.
Lựa chọn thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch tại BV Hồng Ngọc, ngoài việc được thăm khám với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, khách hàng sẽ không phải lo lắng các vấn đề như: đông đúc, xếp hàng, môi trường bệnh viện ồn ào bởi các phòng khám Tim mạch được thiết kế riêng biệt, không gian rộng thoáng, hạn chế chờ đợi. Mỗi buổi khám, khách hàng còn được miễn phí buffet ngay tại nhà hàng bệnh viện.
Khách hàng đăng ký khám cuối tuần với chuyên gia Tim mạch không lo phát sinh thêm phụ phí.
Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Chuyên khoa Tim mạch – BVĐK Hồng Ngọc: Địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch:
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 616
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.