Đo điện tim là kỹ thuật đo hoạt động điện học của tim và những xung điện do tế bào cơ tim phát ra, giúp chẩn đoán chính xác một số bệnh lý như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim... Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Đo điện tim là gì?
Đo điện tim còn được gọi là điện tim đồ (ECG), là hình ảnh ghi lại hoạt động điện học của tim và những xung điện do tế bào cơ tim phát ra. Những hoạt động này được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực được dán trực tiếp bên ngoài da.
Dựa vào những biến thiên của đồ thị điện tim đồ, bác sĩ sẽ nhận biết được hoạt động của tim thông qua các chỉ số như tần số ti, phức bộ QRS, ST-T…
Đo điện tim cho phép ghi lại hoạt động của tim
Đo điện tim nhằm mục đích gì? Phát hiện được bệnh nào?
Đo điện tim được sử dụng nhằm có chẩn đoán chính xác hơn trong việc chẩn đoán các bệnh lý về tim, nhịp tim. Bao gồm:
Nhồi máu cơ tim
Khi mắc bệnh, cơ tim bị thiếu máu, thiếu dưỡng khí nên sẽ có những tổn thương nhất định và cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ truyền điện của cơ tim. Những thay đổi, tổn thương này được thể hiện rõ trên kết quả đo điện tim.
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim được thể hiện rất rõ trên kết quả đo điện tim. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bất thường tại cơ tim, nút xoang, nút nhĩ hoặc do vấn đề về dẫn truyền 1 chiều của tim.
Thiếu máu cơ tim
Nếu người bệnh mắc thiếu máu cơ tim, kết quả điện tâm đồ cũng bất thường, có những thay đổi rõ ràng.
Rối loạn dẫn truyền nhịp tim
Nhịp tim bị rối loạn do một số vấn đề về hệ thống dẫn truyền như mạch lạc dẫn truyền tổn thương. Nhờ đo điện tim, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn dẫn truyền nhịp tim.
Thay đổi sinh hóa máu
Đo điện tim cũng đánh giá được sự thay đổi sinh hóa máu. Nồng độ một số chất như kali, natri, canxi thay đổi cũng có thể làm thay đổi kết quả điện tâm đồ.
Đo điện tim giúp chẩn đoán các bệnh như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim
Những ai cần đo điện tim?
Ai cũng có thể thực hiện đo nhịp tim để theo dõi tình trạng sức khỏe, kể cả là người già hay người trẻ, người có dấu hiệu bệnh hay người khỏe mạnh không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tim nào.
Tuy nhiên, những đối tượng sau đây nên đo điện tim định kỳ để kiểm tra sức khỏe tim mạch vì họ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh: người cao tuổi (trên 55 tuổi), người thừa cân béo phì, người bị cao huyết áp, đái tháo đường, người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch….
Bên cạnh đó, những trường hợp sau thường được bác sĩ chỉ định đo điện tim để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe đang gặp phải:
Có các dấu hiệu bệnh tim mạch như: đau tức ngực, thường xuyên hồi hộp, chóng mặt, ngất xỉu, đánh trống ngực, mệt mỏi…
Sau điều trị nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim, thông tim
Đánh giá sức khỏe tim trước khi thực hiện phẫu thuật
Cấy ghép máy tạo nhịp tim
Đang mắc bệnh tim mạch cần theo dõi sức khỏe định kỳ
Suy kiệt kéo dài không rõ nguyên nhân
Từng bị ngất xỉu hoặc mất ý thức trong thời gian ngắn.
Những trường hợp này nên thăm khám tim mạch, đo điện tim định kỳ để phát hiện sớm bất thường và điều trị kịp thời.
Người thường xuyên bị đau tức ngực nên thực hiện đo điện tim sớm
Quy trình đo điện tim được thực hiện như thế nào?
Quy trình đo điện tim được thực hiện bởi điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên tại bệnh viện. Kỹ thuật này được thực hiện theo các bước sau:
Người bệnh nằm ngửa trên bàn khám, kéo áo để lộ vùng ngực, cổ tay và cổ chân
Điều dưỡng lau sạch vùng da gắn điện cực
Sau khi xác định vị trí gắn điện cực, điều dưỡng tiến hành gắn chúng lên da bệnh nhân, ở các vùng ngực, cổ tay, cổ chân hai bên. Điện cực được kết nối với máy điện tim bằng dây dẫn và tín hiệu điện tim sẽ hiển thị trên màn hình dưới dạng các đường lượn sóng
Người bệnh đo điện tim trong khoảng vài chục giây, sau đó tháo các miếng dán và kết thúc quá trình đo.
Bác sĩ sẽ nhìn vào kết quả để chẩn đoán tình trạng tim của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Holter điện tâm đồ – Đánh giá, chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nhịp tim
- Bệnh van tim hậu thấp: Điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm
- Bệnh cơ tim giãn có chữa được không?
- 11 dấu hiệu của bệnh tim cần đi khám ngay
Lưu ý khi đo điện tim
Để việc đo điện tim được tiến hành thuận lợi và cho kết quả chính xác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trước khi đo điện tim, không nên hút thuốc lá hoặc vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến nhịp tim, cho kết quả không chính xác
Trong quá trình đo, người bệnh nên nằm yên thư giãn, không căng thẳng hoặc cử động mạnh vì có thể làm thay đổi kết quả điện tim
Trước khi đo, nên tháo hết đồ trang sức bằng kim loại ra khỏi cơ thể
Có thể đo ở bất cứ thời điểm nào mà không cần phải nhịn ăn trước khi đo
Nếu kết quả bất thường, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch và chẩn đoán đúng nguyên nhân gây nên bất thường, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Đo điện tim ở đâu uy tín Hà Nội?
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Tim mạch đều có thể đo điện tim cho khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín để yên tâm về kết quả đo cũng như yên tâm về phương pháp điều trị nếu chẳng may mắc bệnh.
Một cơ sở uy tín khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa bệnh phải đảm bảo các yếu tố như: bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ tốt, giúp quá trình thăm khám bệnh chính xác cũng như mang đến các trải nghiệm dịch vụ tốt.
BV Hồng Ngọc - Địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh lý tim mạch uy tín
Tại Hà Nội, chuyên khoa Tim mạch BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý tim mạch nói chung và thực hiện đo điện tim nói riêng được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch. Gồm có:
Bs Vũ Thìn, hơn 20 năm công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia – BV Bạch Mai và BV Hồng Ngọc
BS Lê Thị Thanh Hằng hơn 20 năm công tác tại BV Hữu Nghị
Th.BS Lê Đình Thái – Trưởng khoa Khám bệnh, hơn 10 năm kinh nghiệm công tác tại BV Hồng Ngọc
BSNT Cao Mạnh Hưng nhiều năm công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia – BV Bạch Mai, BV ĐH Y Hà Nội, BVĐK tỉnh Thanh Hóa
BS Nguyễn Thị Lan Anh nhiều năm công tác tại BV Thanh Nhàn.
Luôn cập nhật, đầu tư các máy móc hiện đại nhất để phục vụ quá trình thăm khám, trị bệnh cho bệnh nhân.
Máy điện tâm đồ Holter 24/48h
Máy siêu âm Voluson E8, Doppler màu mạch máu
Máy CT Revolution EVO và MRI Signa Creator 1.5 Tesla (GE Healthcare – Hoa Kỳ) cho hình ảnh rõ nét
Hệ thống xét nghiệm Abbott (Mỹ)
Máy chụp mạch vành xóa nền (DSA) giúp xác định chẩn đoán rõ ràng và can thiệp kịp thời nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch, mạch máu não.
Máy chụp X-quang kỹ thuật số
Khách hàng sẽ không phải lo lắng các vấn đề như: đông đúc, xếp hàng, môi trường bệnh viện ồn ào bởi các phòng khám Tim mạch được thiết kế riêng biệt, không gian rộng thoáng, hạn chế chờ đợi. Mỗi buổi khám, khách hàng còn được miễn phí buffet ngay tại nhà hàng bệnh viện.
Khách hàng đăng ký khám cuối tuần với chuyên gia Tim mạch không lo phát sinh thêm phụ phí.
Đăng ký nhận tư vấn và thăm khám với chuyên gia Tim mạch BV Hồng Ngọc tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.