[tổng hợp] bệnh gút nên ăn gì? 9 thực phẩm tốt cho người bị gút

[tổng hợp] bệnh gút nên ăn gì? 9 thực phẩm tốt cho người bị gút

05-09-2022

Bệnh gút có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh biết cách ăn uống khoa học, lựa chọn những thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh. Vậy, bị bệnh gút nên ăn gì, những thực phẩm nào tốt cho người bị gút.

Bị bệnh gút nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh gút đáng kể. Bệnh gút nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm người bị bệnh gút nên ăn:

Trái cây

Trái cây là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi chúng rất giàu các loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Với người bị bệnh gút, trái cây giàu vitamin C như ổi, nho, dâu tây, kiwi rất tốt cho họ.

Ngoài ra, những loại trái cây giàu vitamin K như chuối, bưởi, mơ, dưa hấu, lựu cũng rất tốt cho sức khỏe của người bị gút. Kali có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp làm giảm huyết áp, cân bằng nước và điện giải và tăng cường sức khỏe của xương khớp. Bên cạnh đó, kali cũng giúp tăng đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Nhờ đó, giảm axit uric trong cơ thể và cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh gút.

Bị bệnh gút nên ăn gì? Trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Các loại thịt trắng

Các loại thịt trắng như thịt ức gà, thịt cá sông, thịt cá diêu hồng, cá lóc… tuy giàu đạm nhưng lượng purin thấp nên rất tốt cho người bị bệnh gút. Những loại thịt này còn có tác dụng chống kết tủa axit uric.

Tuy nhiên, để việc ăn thịt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không tác động xấu đến tình trạng bệnh, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không ăn quá 100g chất đạm mỗi ngày. 

  • Nên ăn thịt đã được nấu chín, không ăn tái, sống.

  • Ưu tiên ăn thịt hấp, luộc thay vì ăn thịt chiên, rán.

  • Nên ăn thịt cùng các loại rau xanh để giúp trung hòa lượng purin trong thịt.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C hỗ trợ tốt quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu, giúp chống viêm, chống oxy hóa cực tốt và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể và sức bền cho thành mạch. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin C mỗi ngày bằng các loại trái cây và rau củ như: ổi, kiwi, dâu tây, súp lơ, ớt chuông…

Dầu oliu, dầu thực vật

Các loại dầu thực vật, dầu oliu, dầu gấc… chứa chất béo tốt, có tác dụng hỗ trợ chống viêm khớp, giảm axit uric, giảm sưng đau. Vì thế, người bị bệnh gút nên ăn dầu thực vật, hạn chế tối đa việc sử dụng mỡ động vật.

Cafe

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cafe có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Trong cafe chứa cafein, polyphenol… có thể giảm nồng độ axit uric nhờ việc tăng tốc độ đào thải axit uric. Uống cafe với lượng vừa đủ rất tốt cho sức khỏe của người bị bệnh gút.

Bệnh gút nên ăn gì? Uống cafe với lượng vừa phải tốt cho sức khỏe người bị bệnh gút

Rau củ

Bệnh gút nên ăn gì? Rau củ tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, bao gồm cả những ai đang bị gút. Những loại rau củ đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị gút gồm: rau ngót, cải xanh, khoai tây, nấm, cà tím, đậu hà lan…

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, gạo lứt, yến mạch giàu chất xơ, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ức chế tình trạng khớp bị viêm do gút.

Trà xanh

Có thể nhiều người không biết nhưng trà xanh lại rất tốt với người bị bệnh gút. Thành phần trà xanh giúp thúc đẩy hình thành nước tiểu và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric để giảm nồng độ axit uric trong máu, kiểm soát tình trạng bệnh gút.

Uống đủ nước

Ngoài việc tìm hiểu bị bệnh gút nên ăn gì thì người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày. Hãy đảm bảo cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc, nước trái cây, không uống nhiều nước ngọt có gas.

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được xôi không?

Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt, có hương vị thơm ngon, tiện lợi nên được nhiều người lựa chọn trong các bữa sáng. Về cơ bản, xôi được nấu từ gạo nếp nên không chứa nhiều hàm lượng purin. Vì thế, người bị gút vẫn có thể ăn xôi.

Tuy nhiên, cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Không nên ăn quá nhiều vì dễ gây nóng bụng, tác động xấu đến dạ dày. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa xôi.

  • Nếu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu thì không nên ăn nhiều xôi vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng.

  • Không ăn xôi với những thực phẩm giàu purin như: thịt bò, xúc xích…

  • Nên ăn kèm xôi với rau củ như dưa chuột, salad sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Bệnh gút có ăn được trứng gà không?

Bị bệnh gút nên ăn gì, có ăn được trứng gà không là vấn đề được nhiều quan tâm vì trứng gà rất thông dụng trong các bữa cơm hằng ngày. 

Bệnh gút nên ăn gì? Người bị bệnh gút có thể ăn trứng gà với lượng vừa phải

Trứng gà giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, protein. Hàm lượng purin trong trứng gà thấp, dưới 50mg/100g trứng nên người bị gút có thể ăn trứng gà. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần, không ăn quá 7 quả trứng/tuần.

Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Việc người bị gút có ăn được đậu phụ không đang có hai chiều hướng khác nhau. Một số người cho rằng đậu phụ tốt cho người bệnh gút nhưng một số khác lại không đồng ý với quan niệm này, cho rằng người bị gút không nên ăn đậu phụ.

Đậu phụ tốt cho người bị gút

Người bị gút hoàn toàn có thể ăn được đậu phụ mà không phải lo ngại vấn đề gì. Đậu phụ được chế biến từ đậu nành, giàu canxi và dưỡng chất khác. Protein trong đậu phụ là đạm thực vật nên không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và cũng không làm tăng nồng độ axit uric máu nên người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng.

Đậu phụ không tốt cho người bị gút

Nhiều chuyên gia cho rằng đậu phụ chứa nhiều protein, nhân purin. Khi nạp vào cơ thể, đậu phụ sẽ bị chuyển hóa và có thể làm tăng lượng axit uric trong máu và dẫn đến bệnh gút.

Bệnh gút có ăn được canh cua không?

Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là canxi. Ngoài ra, vì thành phần trong thịt cua giàu đạm và purin nên thực phẩm này không tốt cho người bị bệnh gút.

Ngoài ra, cua đồng có tính hàn. Nếu ăn cua nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, làm các chỗ sưng, viêm khớp lâu lành và tăng mức độ đau nhức nhiều hơn. Vì vậy, nếu đang trong giai đoạn gút cấp tính thì không nên ăn canh cua, nhất là ăn thịt cua trực tiếp.

Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn mướp được không?

Thành phần của mướp giàu vitamin và các khoáng chất như vitamin A, C, kẽm, sắt, chất xơ… Ngoài ra, hàm lượng protein trong mướp thấp nên người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn mướp.

Bệnh gút ăn đậu que được không?

Trong 100g đậu que chứa khoáng 31 calo, 7g carbohydrate, 3g đường, 3g chất xơ, 2g protein và không có chất béo. Bên cạnh đó, đậu que cũng giàu vitamin A, C, K, sắt, magie, kali, folate nên rất tốt cho sức khỏe.

Hàm lượng đạm và purin trong đậu que rất thấp nên người bị gút hoàn toàn có thể ăn được thực phẩm này. Đậu que không chứa chất béo nên người bị thừa cân, béo phì có thể ăn thoải mái.

Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Trong 100g thịt vịt có khoảng 25gram đạm, 20gram calorie và các dưỡng chất khác như sắt, kẽm, đồng, phốt pho, vitamin A, B, E, K… 

Cùng với đó, hàm lượng purin trong thịt vịt cũng khá cao, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Vì vậy, người bị bệnh gút cấp tính nên hạn chế ăn thịt vịt. Nếu ăn, chỉ nên ăn ít và ăn đúng cách để không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.

Với những người bị gút mãn tính thì nên kiêng hẳn thịt vịt vì ăn thịt vịt khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng và để lại những di chứng nguy hiểm.

Bệnh gút uống nước dừa được không?

Dừa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là vào những ngày nắng nóng có thể giúp thanh nhiệt cơ thể. Uống nước dừa thường xuyên rất tốt cho hệ tiêu hóa vì có tác dụng làm sạch dạ dày, tiêu diệt các loại vi khuẩn.

Bệnh gút nên ăn gì? Người bị gút hoàn toàn có thể uống nước dừa

Trong y học, nước dừa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như:

  • Điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

  • Chống viêm nhiễm và các bệnh đường tiết niệu.

  • Ngăn ngừa bệnh sỏi thận.

  • Thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

  • Giảm mụn nhọt, đẹp da.

Đối với câu hỏi người bị bệnh gút có được uống nước dừa không? thì câu trả lời là “có”. Thậm chí, nước dừa rất tốt cho người bị bệnh gút. Trong nước dừa có các khoáng chất nên giống như chất điện giải tự nhiên, giúp trao đổi chất, hòa tan canxi, photpho và axit uric. Ngoài ra, khi kết hợp nước dừa với một số dược liệu còn có tác dụng giảm đau nhức do viêm khớp ở người bị gút.

Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút uống sữa được không?

- Một số nghiên cứu gần đây về bệnh gút chứng minh rằng sữa và những chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

- Một sự thật đáng ngạc nhiên là uống sữa với liều lượng thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút đến 43%.

- Hơn nữa, nó còn có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gút và cải thiện các triệu chứng gây sưng, đau nhức các khớp xương.

Tuy nhiên, không phải loại sữa nào bệnh nhân gút cũng có thể uống được. Sản phẩm tốt nhất phù hợp với người bệnh gút là những loại sữa tươi ít béo, ít hoặc không có đường.

- Uống khoảng 1 – 3 cốc sữa mỗi ngày là điều cần thiết để làm giảm tình trạng của bệnh.

Bệnh gút uống nước cam được không?

Loại trái cây này chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường đề kháng và giúp cân bằng các chất cho cơ thể. Vì bệnh gút có nguyên nhân trực tiếp là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao mà cam lại là một trong những loại quả chứa hàm lượng cao thành phần hoạt chất có chứa nhân purin có thể chuyển hóa dễ dàng thành acid uric. Thêm vào đó, vitamin C có trong loại quả này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, khiến quá trình loại bỏ những chất cặn bã ra ngoài cơ thể bị trì trệ. Điều này càng làm cho bệnh gút ngày một nặng hơn.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, lượng đường fructose trong cam cao còn có thể làm axit uric trong máu ngấm vào các khớp, gây sưng phồng khớp và đau đớn hơn.

Như vậy, qua bài viết này, người bệnh đã có thể biết được câu trả lời cho câu hỏi bệnh gút nên ăn gì. Hy vọng, bạn sẽ điều chỉnh được chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gút hiệu quả hơn. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhất cũng như đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả.

Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa những bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có bệnh gút. Tại đây, người bệnh gút sẽ được điều trị theo phác đồ ACR chuẩn Hoa Kỳ - kết hợp 2 trong 1 giữa điều trị nội khoa (giảm acid uric máu) với Vật lý trị liệu. Phác đồ này gồm 2 nhánh là kiểm soát, dự phòng cơn gút cấp và hạ acid uric máu. Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong điều trị gút cấp, giúp tăng hiệu quả gấp 3 lần, hết đau, hết sưng tấy, chặn đứng biến chứng sỏi thận, biến dạng chân,...

Khách hàng có nhu cầu khám chữa các bệnh về xương khớp tại Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý:

 Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay