Bệnh gút là một dạng viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau đớn ở các khớp. Nhiều người băn khoăn rằng liệu bệnh gút có nguy hiểm không? Bệnh gút có chữa được không?... Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh gút có nguy hiểm không?
Bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng “trẻ hóa” trong thời đại xã hội phát triển như hiện nay. Khi bị gút, người bệnh sẽ phải chịu đựng với những cơn đau dữ dội và phải kiêng khem rất nhiều thứ. Không những vậy, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gút có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Sỏi thận: Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân gút bị sỏi thận, nguyên nhân là do sự tích tụ của các tinh thể urat và canxi tạo thành sỏi. Từ đó dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn, thận ứ nước, ứ mủ và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Mức độ nặng của bệnh cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, thiếu máu…Đặc biệt, tình trạng hẹp động mạch có thể dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
- Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ hoại tử khớp và tàn phế nếu các hạt tophi bị vỡ gây ra viêm loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm khớp.
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.
- Xuất hiện dấu hiệu rối loạn cương ở nam giới.
- Hạn chế vận động, khiến người bệnh đi lại khó khăn.
- Hình thành các cục cứng ở các khớp không chỉ gây đau mà còn làm mất tính thẩm mỹ.
- Việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gút cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tổn thương hệ tiêu hóa, máu, thận,…
- Xuất hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm.
Như vậy, bệnh gút có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể được kiểm soát, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân bệnh gút
Bệnh gút được hình thành do sự rối loạn về chuyển hóa của axit uric trong cơ thể con người. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao hoặc axit uric sản sinh quá nhiều nhưng không thể đào thải ra ngoài được, chúng sẽ tích trữ lại trong các khớp. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm khớp, đau nhức, phù nề các khớp, hình thành bệnh gút.
Ngoài ra, bệnh gút cũng có thể bị gây ra bởi yếu tố di truyền hoặc tác động từ bên ngoài môi trường dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, có thể kể đến như:
- Axit uric làm giảm khả năng đào thải của hệ tiết niệu.
- Các bệnh lý liên quan đến thận, tim mạch,... cũng dẫn đến sự tích tụ của axit uric, gây ra bệnh gút.
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, thực phẩm chứa purin, đặc biệt là hải sản, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,...
- Uống quá nhiều rượu, bia, sử dụng chất kích thích là nhân tố làm khả năng mắc bệnh gút ngày càng tăng.
- Lạm dụng thuốc có nguy cơ tăng nồng độ axit uric trong máu chẳng hạn như những loại thuốc làm ức chế sự phát triển của tế bào nhằm chữa trị bệnh ác tính, thuốc trị cao huyết áp, thuốc giúp lợi tiểu.
- Trong gia đình tiền sử có người mắc bệnh gút.
Có thể bạn quan tâm:
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh gút
Bệnh gút có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
Nam giới độ tuổi trung niên: Theo thống kê, có đến hơn 80% người bệnh gút là nam giới độ tuổi từ 40 trở lên. Nguyên nhân là do đa phần những người này thường hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe, cùng với đó là chế độ sinh hoạt không lành mạnh, tiêu thụ nhiều đạm động vật trong khẩu phần ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Phụ nữ ở độ tuổi này phải đối diện với nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là rối loạn estrogen - hormon chính giúp thận bài tiết acid uric ra ngoài. Tuy tỷ lệ mắc bệnh gút ở phụ nữ vẫn ít hơn đàn ông nhưng với lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia cũng sẽ khiến nhóm đối tượng này dễ mắc bệnh gút hơn.
Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy người có tiền sử gia đình bị bệnh gút có nguy cơ cao hơn những người bình thường.
Lối sống không lành mạnh: Việc lạm dụng rượu bia sẽ cản trở việc đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, cùng chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng acid uric, gây ra bệnh gút.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh, trong đó có bệnh gút vì nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng lượng acid uric chuyển hóa và dễ bị viêm nhiễm hơn do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.
Các vấn đề sức khỏe khác: Các bệnh lý về thận, tim mạch có thể làm hạn chế khả năng loại bỏ các độc tố của cơ thể, khiến nồng độ acid uric tăng cao. Các bệnh khác liên quan đến bệnh gút có thể kể đến như cao huyết áp, đái tháo đường…
Bệnh gút có chữa dứt điểm được không?
Thực tế hiện nay bệnh gút vẫn chưa có cách chữa dứt điểm nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng các loại thuốc và thay đổi lối sống nhằm duy trì lượng acid uric nằm ở mức ổn định trong máu, tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu thêm. Người mắc bệnh gút có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh nếu tuân thủ lịch thăm khám định kỳ và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra, kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.
Ngoài ra, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh gút, người bệnh hãy mau chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
Tại Hà Nội, Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa bệnh gút. Theo đó, bệnh nhân gút sẽ được điều trị với phác đồ ACR Hoa Kỳ là một trong những cách chữa gút cấp tính cực kỳ hiệu quả, có thể điều trị dứt điểm, xua tan nỗi lo tái phát bệnh. Đây là phương pháp tân tiến và được đánh giá cao trong tất cả các cách trị gút, kết hợp 2 trong 1 giữa điều trị nội khoa (giảm acid uric máu) với Vật lý trị liệu.
10 lý do nên chọn điều trị bệnh gút tại BV Hồng Ngọc:
- Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm quản lý các ca bệnh gút phức tạp, mãn tính, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong & ngoài nước như: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Royal North Shore Úc…
- Cập nhật liên tục các phác đồ điều trị tiên tiến tại các Hiệp hội thấp khớp châu Âu, Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức: máy vi sóng, bồn thủy trị liệu, máy dao động sâu…
- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám từng bệnh nhân.
- Có đầy đủ các loại thuốc, không ảnh hưởng đến bệnh lý gan, thận, tim mạch,…
- Không gian bệnh viện sạch sẽ, thoáng mát giúp mang đến cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh.
- Bệnh viện hiện đại, nhiều tiện ích như: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…
- Đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tận tâm, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp.
- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí.
- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân.
Trên đây là toàn bộ thông tin và lời đáp cho câu hỏi “Bệnh gút có nguy hiểm không?”. Nếu bạn vẫn băn khoăn và muốn nhận tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh gút, vui lòng liên hệ theo số Hotline 0889621046 hoặc đăng ký thông tin để được hỗ trợ.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: