Tổng hợp: bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Tổng hợp: bệnh kiết lỵ ở trẻ em

09-04-2022

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ em bị viêm và nhiễm trùng đường ruột, dẫn đến tiêu chảy có lẫn máu hoặc chất nhầy. Những bệnh nhiễm trùng này thường lây lan do vệ sinh kém nhất là với đối tượng trẻ em.

Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng bị viêm và nhiễm trùng đường ruột, dẫn đến tiêu chảy có lẫn máu hoặc chất nhầy. Nó có thể xảy ra do vi trùng truyền nhiễm, ký sinh trùng và kích thích ruột do hóa chất.

Các loại bệnh kiết lỵ 

  • Bệnh lỵ trực khuẩn hay còn gọi là bệnh lỵ shigellosis. Loại này là do nhiễm vi khuẩn Shigella.

  • Bệnh kiết lỵ kỵ khí hay còn gọi là bệnh giun chỉ. Loại này là do nhiễm một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Entamoeba.

Hầu hết trẻ em mắc bệnh kiết lỵ chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, bệnh kiết lỵ là một bệnh đáng lưu tâm bởi vì nó có thể bùng phát do lây lan nếu không điều trị, ngăn chặn kịp thời. 

Benh-kiet-ly-o-tre-em Bệnh kiết lỵ phổ biến ở trẻ em

Triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em hoặc ở người lớn khác nhau tùy theo nhiễm trùng do vi khuẩn hay ký sinh trùng.

Các triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn

TheoTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn thường bắt đầu khoảng 1-2 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài khoảng 7 ngày.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy, có thể chứa máu

  • Luôn buồn đi tiêu ngay cả khi ruột trống rỗng

  • Thường xuyên đau bụng âm ỉ

  • Sốt

Các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 5–7 ngày, mặc dù một số trẻ có thể gặp các triệu chứng trong 4 tuần hoặc hơn. Trong một số trường hợp, có thể mất vài tháng để thói quen đi tiêu trở lại bình thường.

Thuốc kháng sinh có thể rút ngắn thời gian bị bệnh vài ngày và có thể ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang người khác. Tuy nhiên, trẻ em chỉ thường được kê thuốc kháng sinh nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng từ 2 ngày trở lên.

Các triệu chứng của bệnh kiết lỵ do ký sinh trùng

Trẻ mắc bệnh kiết lỵ có thể có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng co rút

  • Tiêu chảy ra nước và có thể chứa máu, chất nhầy hoặc mủ

  • Hay bị táo bón

  • Sốt và ớn lạnh

  • Cảm thấy mệt mỏi

Trong trường hợp này, trẻ có thể được kê đơn thuốc để giúp loại bỏ nhiễm ký sinh trùng.

Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Có hai loại bệnh kiết lỵ chính và mỗi loại lại có những nguyên nhân khác nhau. 

Bệnh lỵ trực khuẩn, hoặc bệnh shigellosis

Vi khuẩn Shigella gây ra bệnh lỵ trực khuẩn. Trẻ có thể nhiễm Shigella do:

  • Không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh

  • Chạm vào các bề mặt đã bị nhiễm vi khuẩn, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt 

  • Ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn

  • Uống phải nước hồ hoặc sông khi bơi

Vi khuẩn Shigella có thể vẫn còn trong phân của một người từ 1–2 tuần sau khi hết các triệu chứng nhiễm trùng. Vì vậy, cha mẹ nên tiếp tục tuân thủ các thực hành vệ sinh cho con nghiêm ngặt để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác.

Các đợt bùng phát Shigella có thể xảy ra giữa các nhóm xã hội hoặc cộng đồng nhỏ, nhất là các cơ sở chăm sóc trẻ em như trường học, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng.

Dieu-tri-benh-kiet-ly-o-tre-em1 Ký sinh trùng là một nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bệnh kiết lỵ, hoặc bệnh giun sán

Ký sinh trùng Entamoeba gây ra bệnh lỵ amip.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh kiết lỵ xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm phân có chứa trứng Entamoeba.

Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ trầm trọng bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Những trẻ đang phải điều trị corticosteroid

  • Những trẻ bị suy dinh dưỡng

  • Những trẻ đang sống chung với bệnh ung thư

Các tình trạng gây ra các triệu chứng tương tự bệnh kiết lỵ và phân biệt

Một số tình trạng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như triệu chứng của bệnh kiết lỵ:

Nhiễm trùng Escherichia coli:

Đây là mt loại nhiễm trùng do vi khuẩn. Nguyên nhân gây bệnh là do tiêu thụ thức ăn sống hoặc nấu chưa chín hoặc thức ăn bị nhiễm phân. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Co rút ở bụng

  • Tiêu chảy, có thể lẫn nhầy và máu

  • Nôn mửa

  • Sốt

Nhiễm giun móc: 

Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy ra máu. Nhiễm giun móc là rất phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm (như Việt Nam) và trong điều kiện vệ sinh kém. 

Phương thức lây truyền chính là đi chân trần trên đất bị ô nhiễm. Những trẻ bị nhiễm trùng nhẹ có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Ngứa và phát ban cục bộ thường là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng. Những người bị nhiễm trùng nặng có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Đau bụng

  • Tiêu chảy

  • Chán ăn

  • Giảm cân

  • Thiếu máu

  • Mệt mỏi

Sử dụng kháng sinh: 

Sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridiodes difficile. Điều này có thể dẫn đến viêm ruột già, hay còn gọi là viêm đại tràng giả mạc (PC). Các triệu chứng của PC như:

  • Đau bụng

  • Tiêu chảy

  • Sốt

Trẻ bị tiêu chảy Bệnh kiết lỵ gây tiêu chảy ở trẻ em, nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Kiết lỵ có thể gây ra các biến chứng y khoa. Những bệnh này phổ biến hơn ở những trẻ em có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Một số biến chứng tiềm ẩn của bệnh kiết lỵ bao gồm:

Mất nước: 

Thường xuyên bị tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến mất nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Áp xe gan: 

Bệnh lỵ amip có thể dẫn đến áp xe trong gan.

Viêm khớp nhiễm trùng tích cực (PIA): 

Trẻ có thể bị PIA như một biến chứng của nhiễm trùng Shigella. Các triệu chứng bao gồm đau khớp, viêm và cứng khớp.

Hội chứng tan máu urê huyết: 

Đây là một tình trạng liên quan đến viêm và tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận - một biến chứng hiếm gặp của nhiễm trùng Shigella.

Nếu trẻ được chẩn đoán có nguy cơ gia tăng các biến chứng của bệnh kiết lỵ cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín.

Phương pháp chẩn đoán bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Trẻ gặp các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh kiết lỵ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Để chẩn đoán bệnh kiết lỵ, trẻ có thể cần:

  • Cung cấp thông tin về các triệu chứng và thời điểm bắt đầu

  • Cung cấp thông tin về lịch trình di chuyển và môi trường sống

  • Kiểm tra đánh giá thể chất (bao gồm xét nghiệm mẫu phân). Nếu mẫu phân của cho kết quả âm tính với ký sinh trùng, trẻ có thể cần phải trải qua một cuộc nội soi để kiểm tra bề mặt niêm mạc của ruột.

Nếu bác sĩ nghi ngờ các triệu chứng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như nghi ngờ bị áp xe gan có thể cần chọc hút dịch gan để giúp chẩn đoán áp xe.

Nếu các triệu chứng kéo dài, bác sĩ của họ có thể yêu cầu chẩn đoán hình ảnh ruột, chẳng hạn như siêu âm hoặc nội soi.

Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm giúp xác định có phải bệnh kiết lỵ là do nhiễm Shigella hoặc Entamoeba hay do nguyên nhân khác. Từ đó, Bác sĩ sẽ quyết định kê đơn và chọn phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ.

Trong khi trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn mửa nên uống nhiều nước để ngăn mất nước. Những trẻ bị mất nước nghiêm trọng có thể phải bù dịch qua đường tĩnh mạch. 

Điều trị bệnh lỵ trực khuẩn nhẹ

Vì bệnh kiết lỵ thường tự khỏi sau 3-7 ngày nên mọi trẻ bình thường hầu như không cần điều trị. Nếu trẻ bị tiêu chảy, nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Nếu tiêu chảy ra máu, trẻ nên tránh dùng thuốc chống tiêu chảy mà cần phải đi khám ngay. Bác sĩ có thể cho trẻ uống kháng sinh nếu tiêu chảy và các triệu chứng khác nghiêm trọng.

Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Những người bị bệnh kiết lỵ có thể được uống thuốc để loại bỏ nhiễm ký sinh trùng. Thuốc có thể bao gồm sự kết hợp của metronidazole và tinidazole.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ có thể trăng các biến chứng của bệnh kiết lỵ chẳng hạn như các vấn đề về đường ruột hoặc áp xe gan. Lúc này trẻ có thể cần phải phẫu thuật để giải quyết những vấn đề này. Lưu ý, mọi thông tin điều trị cần tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện.

Benh-kiet-ly-o-tre-em3 Trẻ được truyền dịch chống mất nước do tiêu chảy khi bị kiết lỵ

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ ở trẻ em và người lớn

Các đợt bùng phát bệnh kiết lỵ thường xảy ra do vệ sinh kém. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, mọi người nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.

Nguy cơ lây nhiễm bệnh kiết lỵ cao hơn đối với những người đi du lịch hoặc sống ở các nước có khí hậu nóng ẩm (như Việt Nam) và điều kiện vệ sinh kém. Khi đi du lịch đến những nơi như vậy, một người nên:

  • Nên uống nước tiệt khuẩn (chẳng hạn nước đóng chai, nước lọc, nước đun sôi để nguội trong vòng 24 giờ)

  • Tránh ăn các loại đá viên không rõ nguồn gốc vì chúng có thể được làm từ nguồn nước không sạch

  • Nấu kỹ thức ăn trước khi ăn, hạn chế ăn các loại thức ăn sống. Nếu có, hãy đảm bảo rằng chúng đảm bảo vệ sinh.

Tóm lại, trẻ em có thể bị kiết lỵ do thói quen vệ sinh kém. Các triệu chứng nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, những trẻxuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng nên đến gặp bác sĩ. Có thể cần điều trị để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Khi trẻ có bất cứ một biểu hiện nào sau đây, cần phải liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất:

  • Trử đau bụng dữ dội hoặc không thể chịu đựng được

  • Trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên

  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn hai hoặc ba ngày

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, có thể bao gồm: khát nước; khô miệng, môi và mắt; lượng nước tiểu thấp; nước tiểu sẫm màu hoặc có mùi nồng; choáng váng hoặc chóng mặt; mệt mỏi.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay