Nhận biết sớm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Viêm phế quản thường tiến triển từ nhẹ đến nặng theo các giai đoạn dưới đây.
Giai đoạn khởi phát
Trẻ ở giai đoạn khởi phát bắt đầu xuất hiện dần các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên:
- Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, màu nước mũi ở dạng trắng loãng/trắng đục, chảy liên tục do niêm mạc mũi bị viêm do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thường xuyên phải thở bằng miệng, đặc biệt khi ngủ
- Ho nhẹ, ho khan ho ngày càng nhiều, đặc biệt vào đêm và sáng. Ho xuất hiện từng cơn ngắt quãng do đường hô hấp trên bị viêm kích thích, dẫn đến phản xạ ho.
- Mệt mỏi, khó chịu, bỏ bú, chán ăn, ngủ nhiều hơn do khó thở hoặc đau rát cổ họng
- Sốt nhẹ thường từ 37.5°C đến 38.5°C
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em giai đoạn khởi phát thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường
Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn toàn phát, triệu chứng viêm phế quản tiến triển nặng hơn, biểu hiện rõ ràng hơn do nồng độ virus/vi khuẩn gây bệnh tăng cao, hệ miễn dịch non yếu không thể chống lại các tác nhân gây bệnh:
- Trẻ khó thở, thở nhanh, thở gắng sức nhịp thở nhanh (> 60 lần/ phút), khò khè, rút lõm lồng ngực, tím tái, có thể thấy lồng ngực co kéo, hoạt động mạnh khi hít thở
- Ho liên tục, ho từng cơn kéo dài kèm đờm nhầy (đờm có màu trắng hoặc vàng). Trẻ dưới 5 tuổi thường kèm thêm các biểu hiện nôn trớ để đẩy đờm ra ngoài.
- Tắc nghẹt mũi, phập phồng cánh mũi
- Sốt cao (>39 độ), nôn trớ, mệt mỏi, quấy khóc…
- Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, tím tái
- Mệt mỏi, quấy khóc, đau tức vùng ngực
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em trong giai đoạn nguy hiểm
- Thở nhanh, khó thở, khò khè phát ra tiếng thở rít, có hiện tượng rút lõm lồng ngực rõ rệt (phần xương sườn, hõm cổ, và bụng lõm khi hít vào)
- Sốt cao >39 độ C, không đáp ứng với cách dùng thuốc hạ sốt, có thể kèm theo rét run, đổ mồ hôi nhiều
- Ho nhiều, ho từng cơn dữ dội, ho nặng ngực, ho nhiều về đêm. Ho kèm đờm đặc, thậm chí lẫn máu.
- Mệt lả, li bì, chân tay yếu mềm, lơ mơ khó đánh thức, phản ứng chậm, tim đập nhanh, mạch yếu thậm chí co giật, hôn mê,
- Có biểu hiện tím tái (môi, đầu chi), xuất hiện các cơn ngừng thở, ngừng tim
- Biểu hiện mất nước, ăn uống kém, bỏ bú kèm rối loạn tiêu hóa
Khò khè, thở rít là dấu hiệu viêm phế quản chuyển biến nặng ở trẻ
Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Viêm phế quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng lan rộng,... Vì vậy, bố mẹ cần quan sát kỹ triệu chứng viêm phế quản ở trẻ với các dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở, bỏ bú, quấy khóc,..., đưa trẻ tới các cơ sở uy tín thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát nhằm rút ngắn thời gian điều trị, giảm tái phát về sau.
Khoa Nhi BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ đáng tin cậy trong chẩn đoán và điều trị viêm phế quản ở trẻ em:
- Khám 1:1 với chuyên gia trên 20 năm kinh nghiệm: 1 lần khám phát hiện chính xác căn nguyên gây bệnh, theo sát quá trình điều trị của từng bệnh nhi
- Phác đồ điều trị chuẩn WHO: Hạn chế kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc suy hô hấp cấp, tránh nhờn thuốc, giảm tái phát về sau, ưu tiên kết hợp vật lý trị liệu hô hấp giúp rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng hồi phục
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của BVĐK Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
- 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tầng 3, tòa B, Tasco Mall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
- Tầng 10 Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
- Tầng 1, TTTM TNL Plaza Goldseason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
- Tầng 1, HPC Landmark 105, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
- Tầng 1,2,3, Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn miễn phí và đặt lịch nhanh nhất: 0947.616.006
>>> Cập nhật nhiều thông tin hữu ích tại: https://www.facebook.com/@KhoaNhiBVHongNgoc