Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi: Đâu là thời điểm vàng để điều trị?

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi: Đâu là thời điểm vàng để điều trị?

28-10-2023
Sống khỏe

Các rối loạn từ tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi khiến trẻ khó kiểm soát hành vi, khó kiềm chế cảm xúc, khó tiếp thu kiến thức,... Về lâu dài, bệnh gây nên chướng ngại liên quan đến tâm lý và hành vi sau này.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi ngày càng gia tăng

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là các hành vi thiếu tập trung, quá hiếu động và không thể ngồi yên trong một khoảng thời gian dài. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các kỹ năng: tư duy, thu nhận thông tin, trí nhớ, giải quyết vấn đề,…

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi làm tăng nguy cơ phát triển thành rối loạn học tập, rối loạn phổ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Tỷ lệ mắc ADHD đang ở ngưỡng cao với 9,3%; với tỉ lệ bé trai mắc nhiều hơn bé gái. Ngoài ra, tỉ lệ trẻ mắc ADHD  có kèm theo các rối loạn đồng diễn là 67%.

Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi đi kèm các rối loạn khác rất khó phát hiện và chẩn đoán. Bệnh còn gây khó khăn cho các bác sĩ chuyên khoa khi lên phác đồ điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi lẫn với độ tuổi phát triển kỹ năng nên thường khó nhận ra hơn

Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi

Ở giai đoạn từ 2 – 3 tuổi, các triệu chứng tăng động giảm chú ý thường không rõ ràng. Giai đoạn 2 – 3 tuổi còn rơi vào khoảng thời gian trẻ tập đi và phát triển ngôn ngữ, nên không có gì lạ khi trẻ hiếu động hơn mức bình thường.

Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ, cha mẹ vẫn có thể kịp thời nhận biết được các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi. Các biểu hiện như sau:

  • Nghịch ngợm, hiếu động không ngừng trong khoảng thời gian dài.

  • Trẻ dễ bị phân tâm, khó có thể tập trung chú ý vào một việc nào đó.

  • Hay nói/ phát âm ra những điều mà cha mẹ không hiểu được.

  • Tính tình nóng nảy, dễ nổi nóng, hấp tấp, bốc đồng.

  • Hay quên, khó ghi nhớ các điều cơ bản.

  • Dễ dàng thay đổi cảm xúc: dễ cáu, dễ khóc, dễ cười.

  • Khó đi vào giấc ngủ thường xuyên dù rằng ban ngày hoạt động nhiều.

  • Không hồi đáp/ không phản ứng khi có người gọi.

  • Có thể đi theo, cho phép người lạ bế, ẵm.

  • Trẻ bị chậm ngôn ngữ, khả năng nói kém, chỉ nói được từ đơn.

Tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi xảy ra với các biểu hiện trên. Do vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi để phát hiện bệnh sớm nhất.

Thời điểm vàng để điều trị tăng động giảm chú ý

Thông thường, rối loạn ADHD thường được chẩn đoán trong khoảng 4 – 6 tuổi. Khi trẻ tới độ tuổi tiểu học, các biểu hiện tăng động giảm chú ý sẽ rõ ràng hơn. Trẻ hầu như không thể ngồi yên trong lớp học. Lúc này, trẻ đã lớn và khó điều trị can thiệp hơn.

Tuy nhiên, hoạt động can thiệp bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi là hiệu quả nhất. Tại thời điểm này, cha mẹ đã có thể nhận biết các dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Với các dấu hiệu bệnh kể trên, cha mẹ có thể theo dõi trong khoảng 6 tháng liên tục. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần cho con đi khám để nhận được chẩn đoán chính xác.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi Điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi giúp trẻ được can thiệp sớm nhất, can thiệp hiệu quả nhất

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi có thể được kiểm soát hiệu quả khi can thiệp, điều chỉnh hành vi từ sớm. Việc can thiệp có thể là một khởi đầu tốt giúp con cải thiện bệnh, là hành trang vững chắc giúp con tiếp thu kiến thức sau này.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay