Ngày càng nhiều trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày và sự phát triển của bé. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh quan tâm tăng động giảm chú ý có chữa được không để giúp con được phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa.
Đặc điểm của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Trước khi tìm hiểu tăng động giảm chú ý có chữa được không, cần nắm được các đặc điểm của hội chứng này.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện từ thời thơ ấu, đặc biệt là trước khi trẻ đi học. Vì thế, hội chứng này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong các phương diện như học tập, cá nhân, liên quan đến việc tiếp nhận, duy trì, áp dụng thông tin nhận được.
Theo các nghiên cứu, khoảng 5 - 11% trẻ trong độ tuổi đến trường như mầm non, tiểu học bị ảnh hưởng bởi hội chứng tăng động giảm chú ý. Trong đó, có 3 dạng tăng động giảm chú ý thường gặp là:
Tăng động hoặc bốc đồng
Giảm khả năng chú ý
Phối hợp 2 dạng trên
Theo thống kê, tỷ lệ bé trai mắc hội chứng tăng động giảm chú ý cao hơn gần gấp đôi so với bé gái. Trong đó, tăng động bốc đồng thường xảy ra ở bé trai, cao hơn 2 - 9 lần so với bé gái còn dạng giảm chú ý thì có tỷ lệ tương đương nhau.
Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đối với trẻ
Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Trước tiên cần nắm được những ảnh hưởng của bệnh lý này đối với người bệnh. Tăng động giảm chú ý tuy không đe dọa đến tính mạng của trẻ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tương lai của trẻ.
Tăng xu hướng bạo lực
Trẻ tăng động giảm chú ý thường có tính tình nóng nảy, hung hăng, bồng bột, hay cáu giận nên trẻ có xu hướng bạo lực khi lớn lên.
Ảnh hưởng kết quả học tập
Sự hiếu động, nghịch ngợm và kém tập trung của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý khiến con dễ bị phân tâm, xao nhãng chuyện học hành. Con không chú tâm với bài giảng khiến kết quả học tập sa sút.
Bên cạnh đó, những em bé bị ADHD còn gặp khó khăn trong các hoạt động đòi hỏi sự phức tạp, bị giới hạn các kỹ năng đọc, viết và tính toán.
Mắc các rối loạn thần kinh khác
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy cơ cao mắc các rối loạn thần kinh khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi chống đối…
Khó kết bạn và duy trì mối quan hệ
Trẻ bị ADHD có xu hướng hay trêu ghẹo, thách thức các bạn và khó kiểm soát cảm xúc nên trẻ dễ bị cô lập, không tạo được mối quan hệ thân thiết với mọi người.
Dễ sa vào tệ nạn xã hội
Trẻ bị tăng động giảm chú ý khi lớn lên dễ sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu bia, sử dụng chất gây nghiện, đua xe…
Tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Giải đáp vấn đề tăng động giảm chú ý có chữa được không, theo Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện - Khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần, BV Hồng Ngọc: “Bản chất của tăng động giảm chú ý là một rối loạn thần kinh não bộ. Bệnh có thể được điều trị hiệu quả bằng việc kết hợp sử dụng thuốc và liệu pháp can thiệp tâm lý.
Mục tiêu của việc điều trị tăng động giảm chú ý là kiểm soát tốt hành vi của trẻ để giúp trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng và đạt được hiệu suất sinh hoạt, học tập bình thường như những đứa trẻ khác. Việc điều trị thường kéo dài theo các giai đoạn biểu hiện bệnh khác nhau. Tùy từng giai đoạn, trẻ có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc trị liệu tâm lý. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, việc kiểm soát hành vi của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn, trẻ nhanh được hòa nhập với thế giới xung quanh”.
Vậy tăng động giảm chú ý có chữa được không? Rối loạn tăng động không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng hành vi của trẻ có thể được kiểm soát tốt khi được điều trị sớm và đúng phương pháp.
Phương pháp chữa tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay
Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị sẽ giúp kiểm soát tốt hành vi của trẻ. Hiện nay để điều trị chứng tăng động giảm chú ý, bác sĩ sẽ thực hiện một số liệu pháp phổ biến dưới đây:
Liệu pháp về hành vi
Ở trẻ bị ADHD, các em thường có những hành vi bất thường như hay la hét, cáu gắt, không chịu ngồi yên…. Liệu pháp hành vi có mục tiêu giúp trẻ học và củng cố những hành vi tốt, kiểm soát và hạn chế những hành vi không tốt.
Liệu pháp hành vi điều trị trẻ bị tăng động giảm chú ý gồm: huấn luyện phụ huynh trong việc quản lý hành vi của trẻ, liệu pháp hành vi với trẻ và can thiệp hành vi của trẻ trong lớp học.
Liệu pháp sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc giúp quản lý các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ kiểm soát hành vi tăng động của trẻ. Tùy vào nguyên nhân, mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của con, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất và tránh gây tác dụng phụ.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý như chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ… Việc ba mẹ cho con tuân thủ đúng hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, việc tăng động giảm chú ý có chữa được không sẽ không còn quan trọng bằng việc con tiến bộ từng ngày và dần hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà
Việc ba mẹ giáo dục, đồng hành cùng con tại nhà ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh. Tăng động giảm chú ý có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách quản lý con của các bậc phụ huynh.
Để hỗ trợ điều trị cho trẻ, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Xây dựng nề nếp cho bé bằng việc hướng dẫn trẻ đặt đồ chơi, vật dụng cần thiết vào những vị trí cố định để không làm mất hoặc khó khăn khi đi tìm.
Thiết lập quy trình cho bé bằng việc xây dựng thời khóa biểu cho những hoạt động thường ngày và cố gắng cho con thực hiện đúng theo thời khóa biểu.
Giúp trẻ hạn chế lựa chọn bằng cách giảm bớt các sự lựa chọn cho bé. Thay vì được chọn 5-6 món ăn ưa thích, trẻ chỉ được chọn món này hoặc món kia để giúp trẻ tránh bị quá khích khi phải lựa chọn nhiều.
Hạn chế xao nhãng bằng cách tắt tivi, giảm tiếng ồn.
Khen thưởng: Hãy đặt mục tiêu cho bé và khen ngợi khi con đạt được mục tiêu.
Xây dựng lối sống khoa học cho trẻ bằng việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc… để nâng cao sức đề kháng cho bé, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần BV Hồng Ngọc - Địa chỉ khám và điều trị tăng động giảm chú ý uy tín
Nếu ba mẹ phát hiện các dấu hiệu và lo lắng chứng tăng động giảm chú ý có chữa được không thì nên đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như đưa ra biện pháp can thiệp sớm, hiệu quả.
Khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị các rối loạn thần kinh uy tín, được nhiều bậc phụ huynh đánh giá cao. Trẻ sẽ được thăm khám trực tiếp với Ths. Bs Đỗ Trọng Thiện, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị tăng động giảm chú ý, tự kỷ và chậm nói. Bác sĩ Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý trẻ em:
Trẻ thu mình, ngại giao tiếp xã hội
Trẻ không thể ngồi yên, chân tay cử động liên tục
Có những hành vi bất thường như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, chỉ ngồi một chỗ…
Rối nhiễu cảm xúc, hoảng sợ mãnh liệt với những sự việc hết sức bình thường như cắt tóc, ánh sáng…
Khó khăn với việc xếp hàng và chờ đến lượt
12 tháng chưa biết bập bẹ, 16 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và 24 tháng tuổi trẻ không thể nói được câu nào gồm 2 từ
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho trẻ em Việt Nam! Vấn đề tăng động giảm chú ý có chữa được không sẽ được bác sĩ giải đáp và tư vấn kỹ càng khi thăm khám.
Đăng ký thăm khám và nhận tư vấn tại đây:
Thông tin liên hệ:
KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC
– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline: 0947 616 006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/