Dị tật bẩm sinh ở tay không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về phẫu thuật dị tật bẩm sinh ở tay, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, quy trình chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiệu quả, giúp khôi phục chức năng vận động và cải thiện thẩm mỹ cho người bệnh.
Dị tật bẩm sinh ở tay là gì?
Dị tật bẩm sinh ở tay là những bất thường về cấu trúc, chức năng, xuất hiện ngay từ khi trẻ chào đời, như thiếu ngón, thừa ngón, dính ngón… hoặc các biến dạng phức tạp khác. Quá trình phát triển trong tử cung, sự gián đoạn lưu lượng máu đến bàn tay thai nhi sẽ gây ra dị tật thiếu ngón tay hoặc dính ngón tay. Bàn tay thiếu ngón không chỉ làm thay đổi hình dáng mà còn ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, hoạt động của trẻ.
Dị tật bẩm sinh ở tay là những bất thường về cấu trúc gây nên tình trạng thiếu ngón, thừa ngón, dính ngón… khi trẻ chào đời
Vì vậy, việc phẫu thuật dị tật bẩm sinh ở tay sớm là rất cần thiết để khắc phục các vấn đề về chức năng và thẩm mỹ. Phẫu thuật không chỉ giúp tối ưu hóa khả năng hồi phục mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp trẻ có cơ hội phát triển một cách toàn diện hơn.
Nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở tay
Trong quá trình mang thai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở tay, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Một số dị tật bẩm sinh ở tay có liên quan đến gen di truyền hoặc hội chứng di truyền từ bố mẹ.
- Bất thường trong quá trình phát triển phôi thai: Ở khoảng tuần thứ 7 của thai kỳ, các chi của thai nhi bắt đầu hình thành, và bàn tay ban đầu có dạng như những chiếc mái chèo. Theo thời gian, bàn tay sẽ phát triển và được phân chia thành các ngón tay. Tuy nhiên, nếu quá trình này bị gián đoạn do một tác nhân nào đó, chẳng hạn như lưu lượng máu đến bàn tay không đủ, các ngón tay có thể không phát triển đầy đủ, dẫn đến dị tật thiếu ngón.
- Nguyên nhân không xác định: Các yếu tố bên ngoài môi trường như khi mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại, bức xạ, hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở tay của trẻ.
Các chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở tay
Dấu hiệu dị tật bẩm sinh ở tay
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của dị tật bẩm sinh ở tay là khi trẻ sinh ra với các ngón tay ngắn, thiếu ngón ở một hoặc cả hai bàn tay. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng:
- Dính ngón tay:
- Các ngón tay dính một phần hoặc toàn bộ.
- Có thể chỉ dính mô mềm hoặc cả phần xương, khiến ngón tay khó tách rời.
- Thiếu ngón tay:
- Một hoặc nhiều ngón tay không phát triển hoặc bị thiếu hoàn toàn.
- Bàn tay thường nhỏ hơn, kém cân đối.
Dính ngón, thiếu ngón, thừa ngón… là dấu hiệu đặc trưng của dị tật bẩm sinh ở tay
- Thừa ngón tay:
- Xuất hiện thêm một hoặc nhiều ngón tay, thường ở cạnh ngón cái hoặc ngón út.
- Ngón thừa có thể nhỏ, không cử động được hoặc có cấu trúc tương tự ngón tay bình thường.
- Biến dạng xương và khớp:
- Ngón tay bị cong, xoắn hoặc lệch trục.
- Xương ngón tay phát triển không đều hoặc có hình dạng bất thường.
- Rối loạn chức năng vận động:
- Trẻ gặp khó khăn khi cầm nắm hoặc thực hiện các hoạt động cần sự phối hợp của bàn tay.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, chức năng vận động của tay có thể bị mất hoàn toàn.
Biện pháp điều trị dị tật bẩm sinh ở tay
Phương pháp điều trị dị tật bẩm sinh ở tay được quyết định dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng và độ tuổi của trẻ. Việc điều trị kịp thời, phù hợp sẽ giúp trẻ cải thiện chức năng vận động, tăng sự tự tin trong cuộc sống. Các phương pháp bao gồm:
Phẫu thuật chỉnh hình
Phẫu thuật dị tật bẩm sinh ở tay thường được thực hiện để cải thiện chức năng cầm nắm và điều chỉnh hình dáng bàn tay. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ. Một số kỹ thuật được thực hiện:
Phẫu thuật khắc phục dị tật bẩm sinh ở tay, cải thiện chức năng cầm nắm cho trẻ
- Tách ngón dính: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tách các ngón tay bị dính, kết hợp với chuyển vạt da và vá da để hoàn thiện. Thời điểm lý tưởng để thực hiện là khi trẻ được khoảng 18 tháng tuổi.
- Di chuyển ngón cái: Ngón cái đóng vai trò quan trọng, chiếm tới 50% chức năng của bàn tay. Trong trường hợp ngón cái bị thiếu hoặc không hoạt động tốt, bác sĩ sẽ di chuyển một phần hoặc toàn bộ ngón trỏ sang vị trí ngón cái để tăng khả năng cầm nắm.
- Ghép xương từ ngón chân: Phương pháp này sử dụng xương ngón chân để ghép vào tay, giúp bổ sung phần xương bị thiếu, cải thiện chiều dài ngón tay và hỗ trợ vận động. Sau phẫu thuật, trẻ có thể gặp hạn chế nhẹ về khả năng cử động ngón tay, nhưng việc đi lại thường không bị ảnh hưởng. Thời gian phù hợp để thực hiện là trước 24 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
Điều trị không phẫu thuật
Trong một số trường hợp nhẹ, trẻ không cần phẫu thuật mà áp dụng các giải pháp hỗ trợ, như:
- Dụng cụ hỗ trợ: Sử dụng nẹp, ngón giả hoặc thiết bị hỗ trợ khác để bổ sung chức năng của ngón tay bị thiếu, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Vật lý trị liệu: Hướng dẫn trẻ các bài tập nhằm tối ưu hóa chức năng của tay, hỗ trợ các hoạt động cơ bản như cầm nắm, mặc quần áo, ăn uống và vui chơi.
Một số bài tập bao gồm:
- Tập duỗi ngón tay: Hướng dẫn trẻ mở và khép các ngón tay một cách nhẹ nhàng.
- Tập bóp bóng: Sử dụng bóng cao su mềm để trẻ tập bóp, tăng sức mạnh cơ tay.
- Tập kéo căng dây chun: Dùng dây chun nhỏ để trẻ tập căng các ngón tay, cải thiện độ linh hoạt.
- Tập di chuyển đồ vật: Yêu cầu trẻ cầm và di chuyển các vật nhỏ như bút, viên bi, hoặc khối lego.
Hỗ trợ tâm lý và giáo dục
Dị tật bẩm sinh ở tay có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, do đó cần sự động viên từ gia đình và môi trường giáo dục phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện. Việc can thiệp sớm và đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể chức năng tay, tăng chất lượng cuộc sống và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Dị tật bẩm sinh ở tay gây cho người bệnh khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như cầm, nắm, viết, hoặc sử dụng các dụng cụ cơ bản, làm giảm khả năng tự lập trong sinh hoạt cá nhân, học tập và công việc. Việc hiểu rõ nguyên nhân và các phương pháp điều trị, đặc biệt là phẫu thuật dị tật bẩm sinh ở tay, sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, khôi phục chức năng và giảm thiểu các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Phẫu thuật dị tật bẩm sinh ở tay tại BVĐK Hồng Ngọc
Khoa Chấn thương chỉnh hình - BVĐK Hồng Ngọc là một trong những cơ sở khám và phẫu thuật dị tật bẩm sinh ở tay uy tín, với:
- Đội ngũ bác sĩ thăm khám và điều trị chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và phẫu thuật thành công cho nhiều ca bệnh dị tật bẩm sinh khó, khôi phục chức năng vận động và thẩm mỹ cho hàng ngàn bệnh nhân.
- Hệ thống thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại được nhập khẩu đồng bộ từ Anh, Đức, Mỹ... giúp bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện chính xác tình trạng dị tật ở tay, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
- Người bệnh đến thăm khám và điều trị sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; áp dụng BHYT và bảo lãnh bảo nhanh chóng.
Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0912002131 hoặc 0949646556
Website: https://hongngochospital.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/ChanThuongChinhHinhHongNgoc
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.