Đau khớp bàn tay do dâu? 5 phương pháp điều trị đau khớp bàn tay

Đau khớp bàn tay do dâu? 5 phương pháp điều trị đau khớp bàn tay

16-05-2023

Đau khớp bàn tay, cổ tay thường xảy ra do chấn thương hoặc do các bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm như: gout, viêm khớp tay, viêm khớp dạng thấp,... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 5 phương pháp giúp cải thiện cơn đau khớp bàn tay nhanh chóng. 

Nguyên nhân gây đau khớp bàn tay

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau khớp bàn tay nhưng những nguyên nhân phổ biến nhất gồm: 

- Do chấn thương: bong gân, căng kéo quá mức, trật khớp, nứt hoặc gãy xương bàn tay,… Thông thường, ngay sau khi chấn thương, bàn tay sẽ sưng đỏ, bầm tím, xuất hiện cơn đau từ nhẹ đến dữ dội tùy mức độ chấn thương, hạn chế cử động bàn tay, ngón tay,...

đau khớp bàn tay Đau khớp bàn tay có nhiều nguyên nhân khác nhau

- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý mãn tính, thường do hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô xương trong chính cơ thể. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp: đau bàn tay, đau các khớp ngón tay, đau tăng lên vào đêm gần sáng.

- Viêm khớp tay: Là tình trạng tổn thương các bộ phận cấu thành khớp tay như mô sụn, đầu xương, dây thần kinh, màng bao hoạt dịch, dây chằng,… Bệnh gây ra tình trạng đau nhức khớp mu bàn tay và các khớp ngón tay nghiêm trọng, thậm chí có thể mọc xương mới bất thường và gây biến dạng cấu trúc khớp tay. Khi bị bệnh, rất khó để nắm tay hoặc cầm nắm đồ vật. 

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp bàn tay như thế nào? 

Nếu cơn đau kéo dài trên 5 ngày, mức độ đau có xu hướng tăng lên và kèm theo một số triệu chứng: đau nhiều các khớp ngón tay, cảm giác châm chích ngón tay, bàn tay, hình thành cục u ở tay,… thì bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt. Ngoài việc khám lâm sàng với bác sĩ, người bệnh thường được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: 

- Chụp X-quang khớp bàn tay 

- Chụp cộng hưởng từ MRI

- Chụp vi tính cắt lớp CT-Scan

- Chọc hút dịch khớp và phân tích để phân biệt đau khớp bàn tay là do bệnh viêm khớp dạng thấp hay do bệnh Gout

Bên cạnh đó, tùy từng mức độ đau và các triệu chứng, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm CRP, Beta Crosslaps, acid uric, canxi,…

đau khớp bàn tay Hình ảnh chụp X-quang bệnh nhân đau khớp bàn tay do viêm khớp dạng thấp

5 phương pháp điều trị đau khớp bàn tay

Nếu xuất hiện cơn đau mỏi bàn tay nhẹ 2-3 ngày, không ảnh hưởng đến khả năng vận động tay, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung thêm canxi thì triệu chứng đau sẽ dần cải thiện. Với trường hợp đau do bệnh lý, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp dành riêng cho người bệnh.

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm giúp cải thiện các triệu chứng: đau, sưng nhanh chóng. Đối với bệnh nhân đã phát hiện viêm, tổn thương xương, dây chằng cần kết hợp thêm các loại thuốc có khả năng chữa lành tổn thương, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Đối với trường hợp đau do tăng acid uric, lắng đọng canxi tại khớp bàn tay cần bổ sung các hoạt chất điều chỉnh chỉ số acid uric trong máu và làm tan tinh thể urat. 

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP 

PRP là chế phẩm từ máu với lượng tiểu cầu cao gấp 6-10 lần huyết tương thông thường, thu được bằng cách ly tâm máu của chính bệnh nhân. PRP sau khi tiêm vào vị trí khớp bàn tay bị viêm, đau có khả năng sản sinh các protein tăng trưởng giúp phát hiện và chữa lành các vị trí viêm đó với ưu điểm nổi bật: 

+ Điều trị nhanh chóng, vận động bình thường ngay sau khi tiêm

+ Chữa lành tự nhiên, không cần sử dụng thuốc 

+ Không ảnh hưởng đến bệnh lý nền, chặn đứng các nguy cơ: loét dạ dày, suy gan, suy thận,... 

Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn an toàn cho mọi độ tuổi nhờ sử dụng các dòng năng lượng cao, tác động trực tiếp tới khớp tay tổn thương như: 

+ Sử dụng sóng siêu âm: Giúp làm mềm các khớp bị cứng, kích thích tuần hoàn máu, giảm tần suất của cơn đau hiệu quả. 

+ Sóng cao tần: Chữa lành tổn thương do viêm khớp tay mà không cần dùng thuốc, tránh cơn đau tái phát xuất hiện trở lại.

+ Lực từ trường: Giải phóng dây thần kinh bị các khớp tay đè nén, giảm đau và khôi phục vận động cho bệnh nhân. 

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các bài tập phục hồi chức năng bàn tay cho những bệnh nhân bị cứng khớp, mất vận động hoặc sau phẫu thuật giúp hồi phục vận động linh hoạt, nhanh chóng.

đau khớp bàn tay Sử dụng từ trường giải phóng chèn ép dây thần kinh khớp tay

Nẹp bàn tay, ngón tay

Với trường hợp bệnh nhân bị đau do chấn thương, gãy xương, lệch trục xương bàn tay, đa phần sẽ được chỉ định nẹp bàn tay, ngón tay để đưa cấu trúc xương về đúng vị trí. Trong quá trình điều trị có thể kết hợp thêm một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Phẫu thuật 

Phương pháp này thường được áp dụng với bệnh nhân đau khớp bàn tay nghiêm trọng, đã điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không cải thiện. Một số phẫu thuật thường được chỉnh định: hàn xương, thay khớp nhân tạo, nép trong ngón tay,...

Điều trị đau khớp bàn tay ở đâu?

Tại Hà Nội, Chuyên khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị đau khớp bàn tay uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn: 

– Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn:

+ TS.BS Phạm Văn Cường hơn 35 năm kinh nghiệm, phẫu thuật thành công nhiều ca thay xương khớp; TS.BS Nguyễn Thị Ngọc hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tiêm khớp, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền. 

+ Cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao khác như: Ths. Hoàng Thị Phương Thảo, ThS.BS Phan Thị Sinh,…

– Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại trên thế giới giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất như: 

+ Máy ly tâm Tropocell PRP Plus tích hợp khả năng khử trùng với ánh sáng UVC: Thu lượng huyết tương giàu tiểu cầu cao gấp 5 lần, đảm bảo vô khuẩn, tránh nhiễm trùng khi tiêm và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.

+ Máy trị liệu của Đức: Máy điện xung giao thoa, máy laser, giường kéo giãn,… tác động sâu đến vùng tổn thương giúp giảm đau nhanh chóng, hồi phục vận động.

Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích hiện đại khác như:

– Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân

– Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…

– Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí

– Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

 

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay