Mày-đay (hay còn gọi là mề đay) là tình trạng da bị ngứa, sưng đỏ do phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân gây dị ứng (bên ngoài hoặc bên trong).
Khi tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) thì cơ thể sẽ có những phản ứng thái quá, sau đó sản sinh ra kháng nguyên để chống lại các tác nhân này và khiến da xuất hiện các hiện tượng, các nốt mày đay.
Trong trường hợp hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, các dấu hiệu của mày đay, mẩn ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mày đay xuất hiện do tác nhân dị ứng gây nên với các nốt mẩn đỏ, sưng phù, ngứa
Mày đay có 2 thể loại bệnh: mày đay cấp tính và mày đay mạn tính. Mày đay cấp tính là tình trạng tổn thương da đặc trưng kéo dài trong vòng từ vài giờ đến dưới 6 tuần.
Còn mày đay mạn tính là tình trạng các nốt sẩn phù, ngứa kéo dài trên 6 tuần và tái phát thường xuyên.
Mày đay là bệnh lý da liễu rất phổ biến, không phải bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng nếu thường xuyên tái phát sẽ trở thành mày đay mạn tính, gây khó khăn, khó chịu cho sinh hoạt của người bệnh.
Vì vậy, người bệnh cần nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của bệnh mày đay để có hướng điều trị nhanh chóng, phù hợp nhất, tránh xảy ra những biến chứng không đáng có.
Nguyên nhân nổi mày đay
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mày đay, gồm cả khách quan và chủ quan. Trong đó, có thể kể đến:
Do các dị nguyên: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mày đay dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất là: Thời tiết, thuốc, thực phẩm, lông vật nuôi, hóa – mỹ phẩm… Sau khi tiếp xúc với những tác nhân này, cơ thể người bệnh lập tức xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, sần phù da…
Do côn trùng: Những loài côn trùng như ong, kiến, sâu róm… luôn chứa nọc độc, khi chị chúng cắn, chất độc sẽ ngấm vào da và gây nên hiện tượng sưng phù, ngứa ngáy.
Do các loại vi khuẩn và ký sinh trùng: Theo các nhà khoa học, nhiều loại virus, vi trùng, giun sán khi đi vào cơ thể cũng có thể gây nên hiện tượng mày đay khó chịu.
Yếu tố bệnh lý: Những người mắc bệnh lý tự miễn hoặc bệnh viêm mạn tính cũng thường bị mày đay. Ở những bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, cryoglobulinemia, bệnh tự miễn… hiện tượng da bị nổi mày đay cũng có thể xảy ra.
Do tăng thân nhiệt đổ mồ hôi sau vận động, stress, ăn đồ cay nóng
Mày đay cholinergic tác nhân chính gây nên do tăng thân nhiệt sau khi đổ mồ hôi
Yếu tố di truyền: Đối tượng có người thân trong gia đình từng bị mày đay thường dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nổi mày đay
Tuy mày đay là tình trạng da liễu phổ biến, thường gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt với những bệnh lý khác. Bệnh nhân bị mày đay thường gặp phải các triệu chứng như:
Da sần phù, mẩn ngứa: Đây là biểu hiện đầu tiên khi bị ngứa da nổi mày đay. Theo đó, trên da bệnh nhân sẽ nổi hàng loạt nốt ban đỏ hoặc hơi hồng – dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Màu sắc, kích thước các nốt sần phù: Nốt mày đay thường có màu đỏ hoặc trắng, chúng có thể nổi trên da với mọi kích thước khác nhau. Cũng chính vì vậy nhìn qua chúng rất giống với nốt muỗi đốt, đôi khi lằn dài và chằng chịt như mạng nhện.
Luôn ngứa ngáy, khó chịu: Cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tại những vùng da bị tổn thương, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy điên cuồng, chúng thường xuất hiện vào ban đêm tại các khu vực như chân, cổ tay, bụng, lưng.
Triệu chứng của bệnh nổi mày đay
Da vẽ nổi: Rất nhiều bệnh nhân bị mày đay gặp phải hiện tượng này. Cụ thể, các vùng da của bệnh nhân dễ bị nổi hằn, viêm nhiễm mỗi khi gãi, chà xát.
Da nổi mụn nước: Một số vùng da trên cơ thể xuất hiện các mụn nước li ti. Khi những nốt mụn này vỡ có thể gây chảy dịch, sau đó lây lan ra những vùng lân cận.
Nhiễm trùng: Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã trầm trọng và ở mức cảnh báo. Do bệnh nhân gãi liên tục, làn da sẽ trầy xước nghiêm trọng và tổn thương. Điều này tạo thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào da và gây hoại tử.
Khó thở: Đây có thể là triệu chứng sốc phản vệ do khí quản, thanh quản của bệnh nhân bị thu hẹp. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Biến chứng của mày đay
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tình trạng nổi mày đay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị ngứa ngáy, các vết mày đay nổi trên da. Nhưng nếu bệnh nhân bị nặng, các vết nổi mày đay có thể dẫn đến sốc phản vệ. Với các triệu chứng như:
Xuất hiện buồn nôn và nôn rất nhiều
Có tình trạng khó thở, mệt mỏi, người bệnh thở nhanh, thở nông
Sưng phù niêm mạc các vùng như môi, lưỡi, họng,...
Nhịp tim nhanh bất thường, đập rối loạn (cao hơn 100 lần/phút)
Huyết áp tụt (dưới 90/60mmHg), hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy lạnh và vã mồ hôi
Da xuất hiện tình trạng lạnh, ẩm
Thay đổi ý thức: lơ mơ, hôn mê, ngất xỉu,...
Biến chứng nguy hiểm của mày đay là sốc phản vệ, cần được cấp cứu ngay lập tức
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Bên cạnh đó, tình trạng ngứa, nóng rát vùng mày đay có thể làm cho người bệnh gãi để làm giảm cảm giác ngứa, từ đó gây ra khó chịu.
Các vết gãi này có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus cơ hội xâm nhập gây viêm da, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng máu. Vết gãi nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi có dấu hiệu bệnh mày đay cần đến ngay bệnh viện đê được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị đúng nhất
Theo các bác sĩ thuộc chuyên khoa Da Liễu Bệnh Viện Hồng Ngọc, mày đay là bệnh không lây nhiễm, hầu như không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Do vậy, ngay khi phát hiện da mẩn đỏ, cảm giác khó chịu bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện kiểm tra. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, nâng cao hiệu quả điều trị sau này.
Da Liễu Bệnh Viện Hồng Ngọc
Cơ sở 1: Tầng 5 - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc số - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 4 - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Mày-đay (hay còn gọi là mề đay) là tình trạng da bị ngứa, sưng đỏ do phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân gây dị ứng (bên ngoài hoặc bên trong).
Khi tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) thì cơ thể sẽ có những phản ứng thái quá, sau đó sản sinh ra kháng nguyên để chống lại các tác nhân này và khiến da xuất hiện các hiện tượng, các nốt mày đay.
Trong trường hợp hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, các dấu hiệu của mày đay, mẩn ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mày đay xuất hiện do tác nhân dị ứng gây nên với các nốt mẩn đỏ, sưng phù, ngứa
Mày đay có 2 thể loại bệnh: mày đay cấp tính và mày đay mạn tính. Mày đay cấp tính là tình trạng tổn thương da đặc trưng kéo dài trong vòng từ vài giờ đến dưới 6 tuần.
Còn mày đay mạn tính là tình trạng các nốt sẩn phù, ngứa kéo dài trên 6 tuần và tái phát thường xuyên.
Mày đay là bệnh lý da liễu rất phổ biến, không phải bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng nếu thường xuyên tái phát sẽ trở thành mày đay mạn tính, gây khó khăn, khó chịu cho sinh hoạt của người bệnh.
Vì vậy, người bệnh cần nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của bệnh mày đay để có hướng điều trị nhanh chóng, phù hợp nhất, tránh xảy ra những biến chứng không đáng có.
Nguyên nhân nổi mày đay
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mày đay, gồm cả khách quan và chủ quan. Trong đó, có thể kể đến:
Do các dị nguyên: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mày đay dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất là: Thời tiết, thuốc, thực phẩm, lông vật nuôi, hóa – mỹ phẩm… Sau khi tiếp xúc với những tác nhân này, cơ thể người bệnh lập tức xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, sần phù da…
Do côn trùng: Những loài côn trùng như ong, kiến, sâu róm… luôn chứa nọc độc, khi chị chúng cắn, chất độc sẽ ngấm vào da và gây nên hiện tượng sưng phù, ngứa ngáy.
Do các loại vi khuẩn và ký sinh trùng: Theo các nhà khoa học, nhiều loại virus, vi trùng, giun sán khi đi vào cơ thể cũng có thể gây nên hiện tượng mày đay khó chịu.
Yếu tố bệnh lý: Những người mắc bệnh lý tự miễn hoặc bệnh viêm mạn tính cũng thường bị mày đay. Ở những bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, cryoglobulinemia, bệnh tự miễn… hiện tượng da bị nổi mày đay cũng có thể xảy ra.
Do tăng thân nhiệt đổ mồ hôi sau vận động, stress, ăn đồ cay nóng
Mày đay cholinergic tác nhân chính gây nên do tăng thân nhiệt sau khi đổ mồ hôi
Yếu tố di truyền: Đối tượng có người thân trong gia đình từng bị mày đay thường dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nổi mày đay
Tuy mày đay là tình trạng da liễu phổ biến, thường gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt với những bệnh lý khác. Bệnh nhân bị mày đay thường gặp phải các triệu chứng như:
Da sần phù, mẩn ngứa: Đây là biểu hiện đầu tiên khi bị ngứa da nổi mày đay. Theo đó, trên da bệnh nhân sẽ nổi hàng loạt nốt ban đỏ hoặc hơi hồng – dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Màu sắc, kích thước các nốt sần phù: Nốt mày đay thường có màu đỏ hoặc trắng, chúng có thể nổi trên da với mọi kích thước khác nhau. Cũng chính vì vậy nhìn qua chúng rất giống với nốt muỗi đốt, đôi khi lằn dài và chằng chịt như mạng nhện.
Luôn ngứa ngáy, khó chịu: Cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tại những vùng da bị tổn thương, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy điên cuồng, chúng thường xuất hiện vào ban đêm tại các khu vực như chân, cổ tay, bụng, lưng.
Triệu chứng của bệnh nổi mày đay
Da vẽ nổi: Rất nhiều bệnh nhân bị mày đay gặp phải hiện tượng này. Cụ thể, các vùng da của bệnh nhân dễ bị nổi hằn, viêm nhiễm mỗi khi gãi, chà xát.
Da nổi mụn nước: Một số vùng da trên cơ thể xuất hiện các mụn nước li ti. Khi những nốt mụn này vỡ có thể gây chảy dịch, sau đó lây lan ra những vùng lân cận.
Nhiễm trùng: Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã trầm trọng và ở mức cảnh báo. Do bệnh nhân gãi liên tục, làn da sẽ trầy xước nghiêm trọng và tổn thương. Điều này tạo thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào da và gây hoại tử.
Khó thở: Đây có thể là triệu chứng sốc phản vệ do khí quản, thanh quản của bệnh nhân bị thu hẹp. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Biến chứng của mày đay
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tình trạng nổi mày đay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị ngứa ngáy, các vết mày đay nổi trên da. Nhưng nếu bệnh nhân bị nặng, các vết nổi mày đay có thể dẫn đến sốc phản vệ. Với các triệu chứng như:
Xuất hiện buồn nôn và nôn rất nhiều
Có tình trạng khó thở, mệt mỏi, người bệnh thở nhanh, thở nông
Sưng phù niêm mạc các vùng như môi, lưỡi, họng,...
Nhịp tim nhanh bất thường, đập rối loạn (cao hơn 100 lần/phút)
Huyết áp tụt (dưới 90/60mmHg), hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy lạnh và vã mồ hôi
Da xuất hiện tình trạng lạnh, ẩm
Thay đổi ý thức: lơ mơ, hôn mê, ngất xỉu,...
Biến chứng nguy hiểm của mày đay là sốc phản vệ, cần được cấp cứu ngay lập tức
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Bên cạnh đó, tình trạng ngứa, nóng rát vùng mày đay có thể làm cho người bệnh gãi để làm giảm cảm giác ngứa, từ đó gây ra khó chịu.
Các vết gãi này có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus cơ hội xâm nhập gây viêm da, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng máu. Vết gãi nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi có dấu hiệu bệnh mày đay cần đến ngay bệnh viện đê được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị đúng nhất
Theo các bác sĩ thuộc chuyên khoa Da Liễu Bệnh Viện Hồng Ngọc, mày đay là bệnh không lây nhiễm, hầu như không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Do vậy, ngay khi phát hiện da mẩn đỏ, cảm giác khó chịu bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện kiểm tra. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, nâng cao hiệu quả điều trị sau này.
Da Liễu Bệnh Viện Hồng Ngọc
Cơ sở 1: Tầng 5 - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc số - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 4 - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội