Các bé sơ sinh phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là trong lúc sinh. Một trong những nguy cơ đó là tình trạng hít ối phân su (viết tắt MAS).
Nguyên nhân trẻ hít ối phân su
Phân su là chất thải từ đường tiêu hóa của thai nhi, có màu xanh đen, quánh, không mùi và vô trùng. Phân su chứa nước (70 - 80%), các tế bào vảy, chất tiết từ đường tiêu hóa, lông tóc thai nhi, dịch ối, glycoproteins và muối mật.
Sự tống xuất phân su trước sinh có thể liên quan đến tình trạng stress của thai nhi trong tử cung như: nhiễm trùng, chuyển dạ sinh khó, dây rốn bị chèn ép… gây thiếu oxy cho thai, kích thích thần kinh phó giao cảm làm tăng hoạt động ruột, giãn cơ vòng hậu môn và tống xuất phân su vào dịch ối quanh thai.
Thai nhi bình thường cũng có hiện tượng tống xuất phân su trong tử cung hay trong quá trình sinh, biểu hiện sự trưởng thành của đường tiêu hóa.
Trong tử cung, dịch ối đi ra đi vào đến khí quản của thai nhi (phần trên của đường hô hấp), khi thai nhi có động tác thở trong tử cung hay lúc vừa mới sinh sẽ hít ối phân su vào trong phổi, động tác thở này xảy ra khi có tình trạng thiếu oxy như nhiễm trùng hay dây rốn bị chèn ép…
Hít ối phân su có nguy hiểm không?
MAS có thể xảy ra trước trong hoặc sau khi sinh, do trẻ hít nước ối có chứa phân su, làm tắc nghẽn đường thở một phần hay hoàn toàn, gây rối loạn sự trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp nặng.
Các kích ứng hóa học của phân su còn gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt).
Mức độ nặng của MAS tùy thuộc vào lượng ối phân su mà trẻ hít vào, càng nhiều càng nghiêm trọng, cũng như các bệnh lý nền của trẻ như: nhiễm trùng bào thai, tim bẩm sinh, dị tật…
Hít phân su là biến chứng có thể gặp lúc sinh. Khoảng 8 - 15% số trẻ sơ sinh có nước ối nhuộm phân su, đa số là trẻ sinh đủ tháng hay già tháng, rất ít gặp ở trẻ sinh non. 5% số trẻ dịch ối có chứa phân su bị viêm phổi do hít ối phân su và 50% số này cần phải thở máy.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh hít ối phân su
Trước và trong khi sinh, trẻ hít ối phân su sẽ có thể có những triệu chứng sau:
Trong nước ối có phân su hoặc những vết bẩn có màu xanh đậm
Da của bé có màu khác lạ, đổi màu, có thể là xanh lam, hoặc xanh lá cây do trẻ bị nhuộm bởi phân su
Bé có các vấn đề về hô hấp như thở nhanh, khó thở, ngừng thở, ngực căng phồng…
Trước sinh, bé có nhịp tim thấp bất thường
Trẻ yếu
Cần làm gì khi trẻ hít ối phân su
Trẻ hít ối phân su cần được theo dõi sát sao trong suốt 24 giờ đầu sau sinh dù bé có những biểu hiện tốt vì có đến 20 - 30% các trường hợp có thể có biểu hiện nặng sau đó. Khi trẻ hít phải ối chứa phân su thì cần được hút sạch dịch ối phân su ở hầu họng.
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ sơ sinh thở nhanh, các kiểu thở của bé
Trẻ sơ sinh sôi bụng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu trẻ có các biểu hiện nặng như suy hô hấp, cử động yếu, nhịp tim chậm dưới 100 lần/phút … thì bác sĩ phải thực hiện hút dịch ối phân su qua nội khí quản để làm sạch đường hô hấp trên và dưới, giúp thông thoáng đường thở rồi sau đó cho trẻ thở oxy.
Sau khi thực hiện hút dịch ối, trẻ cần được theo dõi tại cơ sở y tế:
Thở máy, thở oxy nếu trẻ bị suy hô hấp nặng
Cho trẻ dùng kháng sinh chống nhiễm trùng
Vật lý trị liệu hô hấp giúp bé dễ thở hơn
Theo dõi các biến chứng như tràn khí màng phổi, nhiễm trùng...
Phòng ngừa trẻ hít ối phân su
Trẻ hít phải nước ối chứa phân su rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng bé nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, việc phòng ngừa có vai trò hết sức quan trọng.
Những mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp, thai chậm phát triển, bệnh tim phổi mãn tính… cần được theo dõi sát sao suốt thai kỳ và trong lúc sinh. Khi gần sinh, nếu siêu âm thấy nước ối có màu xanh đậm thì rất có khả năng trẻ hít phải phân su. Lúc này mẹ bầu cần báo ngay với bác sĩ để theo dõi nhịp tim thai và có những biện pháp can thiệp sớm để tránh tai biến nguy hiểm.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Các bé sơ sinh phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là trong lúc sinh. Một trong những nguy cơ đó là tình trạng hít ối phân su (viết tắt MAS).
Nguyên nhân trẻ hít ối phân su
Phân su là chất thải từ đường tiêu hóa của thai nhi, có màu xanh đen, quánh, không mùi và vô trùng. Phân su chứa nước (70 - 80%), các tế bào vảy, chất tiết từ đường tiêu hóa, lông tóc thai nhi, dịch ối, glycoproteins và muối mật.
Sự tống xuất phân su trước sinh có thể liên quan đến tình trạng stress của thai nhi trong tử cung như: nhiễm trùng, chuyển dạ sinh khó, dây rốn bị chèn ép… gây thiếu oxy cho thai, kích thích thần kinh phó giao cảm làm tăng hoạt động ruột, giãn cơ vòng hậu môn và tống xuất phân su vào dịch ối quanh thai.
Thai nhi bình thường cũng có hiện tượng tống xuất phân su trong tử cung hay trong quá trình sinh, biểu hiện sự trưởng thành của đường tiêu hóa.
Trong tử cung, dịch ối đi ra đi vào đến khí quản của thai nhi (phần trên của đường hô hấp), khi thai nhi có động tác thở trong tử cung hay lúc vừa mới sinh sẽ hít ối phân su vào trong phổi, động tác thở này xảy ra khi có tình trạng thiếu oxy như nhiễm trùng hay dây rốn bị chèn ép…
Hít ối phân su có nguy hiểm không?
MAS có thể xảy ra trước trong hoặc sau khi sinh, do trẻ hít nước ối có chứa phân su, làm tắc nghẽn đường thở một phần hay hoàn toàn, gây rối loạn sự trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp nặng.
Các kích ứng hóa học của phân su còn gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt).
Mức độ nặng của MAS tùy thuộc vào lượng ối phân su mà trẻ hít vào, càng nhiều càng nghiêm trọng, cũng như các bệnh lý nền của trẻ như: nhiễm trùng bào thai, tim bẩm sinh, dị tật…
Hít phân su là biến chứng có thể gặp lúc sinh. Khoảng 8 - 15% số trẻ sơ sinh có nước ối nhuộm phân su, đa số là trẻ sinh đủ tháng hay già tháng, rất ít gặp ở trẻ sinh non. 5% số trẻ dịch ối có chứa phân su bị viêm phổi do hít ối phân su và 50% số này cần phải thở máy.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh hít ối phân su
Trước và trong khi sinh, trẻ hít ối phân su sẽ có thể có những triệu chứng sau:
Trong nước ối có phân su hoặc những vết bẩn có màu xanh đậm
Da của bé có màu khác lạ, đổi màu, có thể là xanh lam, hoặc xanh lá cây do trẻ bị nhuộm bởi phân su
Bé có các vấn đề về hô hấp như thở nhanh, khó thở, ngừng thở, ngực căng phồng…
Trước sinh, bé có nhịp tim thấp bất thường
Trẻ yếu
Cần làm gì khi trẻ hít ối phân su
Trẻ hít ối phân su cần được theo dõi sát sao trong suốt 24 giờ đầu sau sinh dù bé có những biểu hiện tốt vì có đến 20 - 30% các trường hợp có thể có biểu hiện nặng sau đó. Khi trẻ hít phải ối chứa phân su thì cần được hút sạch dịch ối phân su ở hầu họng.
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ sơ sinh thở nhanh, các kiểu thở của bé
Trẻ sơ sinh sôi bụng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu trẻ có các biểu hiện nặng như suy hô hấp, cử động yếu, nhịp tim chậm dưới 100 lần/phút … thì bác sĩ phải thực hiện hút dịch ối phân su qua nội khí quản để làm sạch đường hô hấp trên và dưới, giúp thông thoáng đường thở rồi sau đó cho trẻ thở oxy.
Sau khi thực hiện hút dịch ối, trẻ cần được theo dõi tại cơ sở y tế:
Thở máy, thở oxy nếu trẻ bị suy hô hấp nặng
Cho trẻ dùng kháng sinh chống nhiễm trùng
Vật lý trị liệu hô hấp giúp bé dễ thở hơn
Theo dõi các biến chứng như tràn khí màng phổi, nhiễm trùng...
Phòng ngừa trẻ hít ối phân su
Trẻ hít phải nước ối chứa phân su rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng bé nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, việc phòng ngừa có vai trò hết sức quan trọng.
Những mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp, thai chậm phát triển, bệnh tim phổi mãn tính… cần được theo dõi sát sao suốt thai kỳ và trong lúc sinh. Khi gần sinh, nếu siêu âm thấy nước ối có màu xanh đậm thì rất có khả năng trẻ hít phải phân su. Lúc này mẹ bầu cần báo ngay với bác sĩ để theo dõi nhịp tim thai và có những biện pháp can thiệp sớm để tránh tai biến nguy hiểm.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/