Những người có lối sống không lành mạnh và tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng. Người bệnh nên đi khám sớm để kiểm tra vòm họng khi có các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi không chữa khỏi.
Thông tin cơ bản về ung thư vòm họng
Là một căn bệnh nguy hiểm, ung thư vòm họng có biểu hiện tại họng khiến người bệnh nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường hô hấp nên thường có tâm lý chủ quan, thời điểm phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn và diễn biến nhanh chóng.
Tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam là 12%, tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác, trong đó số bệnh nhân ung thư vòm họng được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối chiếm 70% làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Ung thư vòm họng do nguyên nhân nào hiện vẫn chưa xác định được chính xác, chỉ tồn tại một số yếu tố nguy cơ cao gây bệnh như:
Nhiễm virus EBV hoặc HPV
Môi trường sống bị ô nhiễm (thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại)
Thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều thực phẩm muối như trứng muối, cá muối, dưa cà muối)
Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
Vấn đề di truyền (trong gia đình có người thân bị ung thư vòm họng)
Tuổi tác (độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư vòm họng càng lớn
Biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu (giai đoạn ủ bệnh) là lúc khối u bắt đầu hình thành một cách âm thầm, về sau mới xuất hiện các triệu chứng tương tự như bệnh đường hô hấp (viêm họng, cảm cúm) làm cho người bệnh chủ quan không đi khám.
Đau họng, khản tiếng
Khi thấy biểu hiện đau họng, khản tiếng là lúc khối u đang phát triển dẫn đến tổn thương tế bào lành tính và chèn ép các cơ quan.
Hạch bạch huyết bị khối u chèn ép gây đau rát họng khi nuốt nước bọt. Vài ngày sau, cổ họng sẽ bắt đầu trở nên đau rát nặng dẫn tới hiện tượng khản tiếng. Tuy rằng các triệu chứng của ung thư vòm họng dễ nhầm lẫn nhưng vẫn có thể phân biệt với các bệnh hô hấp khác bằng một đặc điểm chung là thường đau ở cùng một bên cổ họng, mức độ đau tăng dẫn và dùng thuốc điều trị không thuyên giảm.
Vì vậy người có những triệu chứng trên về đường hô hấp cần chú ý thêm các triệu chứng phân biệt, nên chủ động đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được tầm soát ung thư vòm họng ngay khi tự dùng thuốc điều trị bệnh như cảm cúm, đau họng… nhưng không khỏi, các triệu chứng bệnh kéo dài 3 tuần trở nên.
Ngạt mũi
Ung thư vòm họng còn có triệu chứng điển hình khác là ngạt mũi một bên, ban đầu ngạt từng lúc, kèm theo chảy nước mũi. Biểu hiện này là do họng bị đau gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trên đường hô hấp đồng thời làm hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh.
Ho có đờm
Ho có đờm và dai dẳng là biểu hiện ho trong ung thư vòm họng, chỉ có thể làm giảm triệu chứng nhất thời bằng các loại thuốc chữa ho, cảm cúm.
Đau đầu
Cơn đau đầu của ung thư vòm họng thường mang tính chất âm ỉ và xuất hiện từng cơn, do thoáng qua ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan không bận tâm đến.
Ù tai
Một bên tai bị ù, khi bị ù cảm giác như tiếng ve kêu bên tai.
Nổi hạch
Bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ bị nổi hạch vùng cỏ, có thể phát hiện 2 vị trí hạch dưới cằm bằng cách dùng tay sờ.
Chỉ khi có các tổn thương xung quanh vị trí của nó thì hạch mới nổi lên. Viêm họng nổi hạch lâu dài sẽ khiến hạch phát triển to lên và gây cảm giác đau nhức.
Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng nhìn chung đều tương tự với các bệnh hô hấp thông thường nhưng nếu để ý kỹ sẽ phát hiện trong ung thư vòm họng việc sổ mũi hay đau rát họng sẽ chỉ tập trung ở 1 bên cổ họng, biểu hiện lâu dài nên uống thuốc thường không có tác dụng. Khi có nguy cơ mắc bệnh, cần chú ý theo dõi bệnh và đi khám ngay trong trường hợp các triệu chứng diễn ra dai dẳng không khỏi.
Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Khi bị bệnh mà theo dõi phát hiện thấy các triệu chứng với tính chất đặc trưng ở trên cần đi khám và tầm soát ung thư vòm họng ngay. Để bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán phát hiện và đưa ra chỉ định điều trị thì người bệnh khi đi khám cần nói rõ các triệu chứng, nhất là các triệu chứng phân biệt liên quan đến ung thư vòm họng.
Thăm khám ung thư vòm họng
Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ của bệnh nhân để kiểm tra các hạch, tiếp đến người bệnh được đề nghị há miệng ra để thăm khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng.
Nội soi họng
Để phát hiện các bất thường trong vòm họng thì bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng để giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u bởi lẽ lúc này khối u đã phát triển lớn hơn thường gây ra tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, khiến các tế bào này sưng lên.
Chụp X-Quang
Có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u như kích thước, hình dạng và mức độ tác động tới các mô mềm thông qua hình ảnh chụp X-quang. Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định chụp CT cắt lớp, siêu âm để giúp xác định chính xác hơn.
Nội soi NBI
Nội soi NBI là phương pháp nội soi hiện đại, giúp phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu ở những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn sớm, khi khối u chưa di căn.
Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác trong việc xác định ung thư vì khi sinh thiết, các khối u được quan sát kỹ và rõ nét hơn.
Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Để điều trị ung thư vòm họng, phương pháp được áp dụng sẽ là hóa trị - xạ trị. Bệnh ở giai đoạn đầu thì việc phẫu thuật sẽ hiệu quả vì ung thư chưa di căn, tuy nhiên phẫu thuật ung thư vòm họng ở mức nguy hiểm cao.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy các tế bào ung thư, xạ trị bằng chiếu tia ngoài là liệu pháp duy nhất cần thiết phải thực hiện đối với nhưng khối u vòm họng nhỏ.
Việc điều trị có thể kết hợp xạ trị với hóa trị trong những trường hợp khác.
Liệu pháp xạ trị khác là chiếu tia bên trong (tia phóng xạ để gần) thường được sử dụng trong ung thư vòm họng tái phát để tiếp cận và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.
Hóa trị
Sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư là liệu pháp hóa trị. Thuốc hóa trị có thể là thuốc viên, tiêm tĩnh mạch hoặc cả hai.
Ba phương pháp hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng bao gồm:
Hóa trị được thực hiện cùng lúc với xạ trị
Kết hợp hóa trị với xạ trị thì hóa trị có thể làm tăng hiệu quả của xạ trị, nhưng tác dụng phụ của hóa trị cộng thêm tác dụng phụ của xạ trị sẽ quá sức chịu đựng của nhiều bệnh nhân.
Hóa trị sau xạ trị
Để đáp ứng mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể, kể cả tế bào ung thư đã di căn sẽ áp dụng hóa trị sau xạ trị. Nhưng hiệu quả của phương pháp này được quyết định nhiều bởi khả năng chịu đựng của người bệnh, nhiều người không có khả năng chịu đựng được những tác dụng phụ và phải ngưng điều trị.
Hóa trị trước xạ trị
Thực hiện hóa trị hỗ trợ trước xạ trị đơn thuần hoặc trước liệu pháp đồng thời cần được nghiên cứu nhiều hơn để xác định hiệu quả điều trị.
Phẫu thuật
Trong điều trị ung thư vòm họng, phẫu thuật không được áp dụng do tính nguy hiểm tại vòm họng. Phần lớn phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ các hạch bạch huyết ung thư cổ hoặc cắt bỏ một khói u ở vòm họng trong một số trường hợp khác.
Rất tốn kém trong việc điều trị ung thư nên người bệnh cần kiên nhẫn và nỗ lực rất nhiều để vượt qua trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị, nên kết hợp chế độ ăn nhiều dưỡng chất để phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Lưu ý bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ đã căn dặn sau các đợt hóa trị và xạ trị để làm chậm quá trình tái phát bệnh trở lại.
Biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, cân thực hiện sớm các biện pháp ngăn ngừa để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Mỗi người hãy thực hiện nghiêm túc những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa căn bệnh này:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng phòng ngừa các tác nhân gây ung thư. Chế độ ăn hằng ngày cần tăng cường rau xanh, trái cây, nhất là những loại như cà rốt, chuối, củ cải... vì chúng giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm như dưa muối, cà muối... vì chúng làm tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Hạn chế sử dụng đồ nướng
Đồ nướng nóng hổi, có hương vị thơm ngon là món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng thường xuyên vì ăn nhiều đồ nướng có nguy cơ gây bệnh ung thư vòm họng. Bởi vì những thực phẩm tươi sống khi nướng lên sẽ sinh ra các chất có khả năng gây bệnh ung thư.
Không sử dụng đồ quá nóng
Các loại trà, cafe, món canh, súp... nếu uống lúc còn quá nóng, bốc khói nghi ngút tưởng như vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng lên 2 lần vì sức nóng của những món này sẽ làm tổn thương tế bào ở vòm họng, khiến chúng dễ phát sinh mầm mống ung thư.
Khám sức khỏe định kỳ
Không chỉ giúp phòng ngừa ung thư vòm họng mà việc khám sức khỏe định kỳ còn giúp phòng tránh và phát hiện sớm rất nhiều bệnh lý khác. Khi cơ thể có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sớm, hiệu quả cũng như đưa ra những lời khuyên để người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp bảo vệ sức khỏe.
Không sử dụng chất kích thích
Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khi sử dụng những chất kích thích này, vòm họng là nơi đầu tiên trong cơ thể bạn phải chịu tổn thương.
Thể dục thể thao đều đặn
Thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa được nhiều bệnh lý trong đó có ung thư vòm họng. Người thường xuyên tập thể dục sẽ có cơ thể dẻo dai hơn và có sức chiến đấu với các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Hơn nữa, tập thể dục thể thao còn giúp xả stress, đốt cháy mỡ thừa, mang đến tinh thần thoải mái, vui vẻ... giúp nâng cao khả năng miễn dịch với nhiều loại bệnh.
Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể được phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Vì vậy, mỗi người hãy chủ động xây dựng biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.