Nổi nhiệt ở miệng là tình trạng có những vết loét ở nhiều có vòm họng và các bộ phận lân cận như amidan, hàm. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể biến chứng thành ung thư vòm họng.
Triệu chứng của bệnh nổi nhiệt ở vòm họng
sẽ khiến cho vùng cổ bị tổn thương nghiêm trọng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:- Đau họng
- Lở miệng
- Sốt cao
- Bị ớn lạnh
- Có mùi hôi miệng, cực kỳ khó chịu
- Có cảm giác buồn nôn
- Khó nuốt thức ăn hoặc đau ở cổ khi nuốt
- Đau tức, nóng rát ở vùng ngực
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua
- Ho
- Có cảm giác có vật gì đó chắn ngang ở cổ họng
- Nôn ra chất nhầy hoặc máu
- Giọng nói bị thay đổi
- Miệng có mùi chua, vị giác bị thay đổi
- Đau tai
Nguyên nhân nổi nhiệt ở vòm họng
Bệnh nổi nhiệt ở vòm họng sẽ từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bác sĩ cũng sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, tình trạng nổi nhiệt ở vòm họng sẽ do người bệnh mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc nhiễm vi khuẩn. Cụ thể như sau:
- Tình trạng trào ngược, loét dạ dày
gây nên nổi nhiệt, lở loét vòm họng- Bệnh nhân ung thư phải điều trị xạ trị, hóa trị trong thời gian dài là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng
- Nhiễm trùng nhấm men, nhất là nấm Candida, khiến cho vùng miệng bị tưa, viêm loét, đau rát
- Người bệnh bị nhiễm virus Herpangina, gây nên bệnh tay chân miệng, khiến cổ họng bị ngứa, đau rát
- Người bệnh mắc hội chứng Behçet, khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương chảy máu
- Người bệnh hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên
- Người bệnh gặp tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
- Môi trường ô nhiễm cũng là tác nhân gây nên bệnh nổi nhiệt ở vòm họng
Biến chứng của nổi nhiệt miệng ở vòm họng
Vòm họng là bộ phận giao thoa giữa đường thở và đường ăn uống. Nếu bị vi khuẩn tấn công thì tình trạng nổi nhiệt, viêm loét ở cổ họng sẽ xảy ta. Đây là căn bệnh rất phổ biến, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống và hít thở. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Sụt cân, suy nhược cơ thể
Bệnh nổi nhiệt ở vòm họng sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn, uống, đau rát cổ họng liên tục. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến cho người bệnh sụt cân nhanh chóng, cơ thể suy nhược dần dần.
Áp xe vùng hạ họng
Khi đi thăm khám, người bệnh sẽ được tiến hành nội soi cổ họng
. Quá trình nội soi sẽ phát hiện được khối sùi loét thành sau họng bên phải. Vùng hạ họng cũng có dấu hiệu bị áp xe. Đây là lúc bệnh nổi nhiệt ở vòm họng đã nặng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnhVỡ niêm mạc họng
Nếu người bệnh bị nổi nhiệt ở họng trong thời gian dài thì rất dễ gặp phải tình trạng vỡ niêm mạc họng
. Lớp niêm mạc họng sẽ nhanh chóng bị bong tróc, gây ra các tổn thương nghiêm trọng. Cổ họng cũng bị sưng, đau rát thường xuyên.Nấm họng
Những người bị nổi nhiệt ở vòm họng có khả năng bị nấm cổ họng. Các triệu chứng dễ dàng nhận biết là ngứa cổ, ho kéo dài, xuất hiện đờm xanh, đờm vàng ở cổ họng. Người bệnh cũng dễ dàng mắc các triệu chứng như hắt xì hơi, chảy nước mũi, sốt, phần lưỡi dàu và bẩn, dễ bị chảy máu, tăng tiết nước bọt.
Ung thư vòm họng
Nhiệt miệng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng họng sưng to, ho có đờm
, lưỡi trắng, đau họng...Tình trạng này kéo dài thì bệnh sẽ nặng hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị ung thư vòm họng càng cao.Cách chẩn đoán bệnh
Khi người bệnh đi khám tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên những cách sau:
- Dựa vào triệu chứng: Các bác sĩ sẽ hỏi về sử bệnh, các triệu chứng mà người bệnh gặp phải
- Khám ở miệng và cổ họng: Người bệnh sẽ được kiểm tra vùng da dưới môi, bên trong má phải và trái, đáy và hai bên lỡi, sàn và vòm miệng, vòm khẩu cái mềm và trong cổ họng
Từ đó, các bác sĩ sẽ có được nhận định đầu tiên về tình trạng bệnh để xác định phương pháp điều trị phù hợp. Mức độ bệnh càng nghiêm trọng thì bệnh lại dễ biến chứng và khó điều trị dứt điểm.
Phương pháp điều trị bệnh nổi nhiệt ở vòm họng
Sau khi làm các xét nghiệm, kiểm tra thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau. Nếu bệnh còn nhẹ, chưa có biến chứng nguy hiểm thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Tây. Khi bệnh đã nặng hơn thì phương pháp hiệu quả nhất chính là phẫu thuật.
Thuốc Tây
Để điều trị cũng như kiểm soát, không để bệnh lan rộng, người bệnh nổi nhiệt ở vòm họng sẽ được chỉ định các loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus cho bệnh nhân bị nhiễm trùng
- Thuốc súc miệng chứa các chất gây tê tại chỗ để ngừa viêm
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống nấm, chống sốt rét, sốt siêu vi
Phẫu thuật
Nếu bệnh nhân bị lở loét nặng hoặc điều trị bằng thuốc nhưng không khỏ thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt amidan
. Ngoài ra, các bệnh nhân còn phải đáp ứng các tiêu chí như: không bị cao huyết áp, các bệnh về tim, hội chứng không đông máu... thì mới có thể phẫu thuật cắt amidan.Đây là giải pháp cuối cùng để điều trị bệnh nổi nhiệt ở vòm họng, để làm giảm tình trạng viêm loét, ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng. Trước khi quyết định phẫu thuật, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi họng.
Cách phòng tránh bệnh nổi nhiệt ở vòm họng
Để có thể ngăn chặn những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra thì việc phòng ngừa bệnh nổi nhiệt ở vòm họng là cần thiết. Bệnh có thể kiểm soát hoàn toàn nếu người bệnh bị nổi nhiệt nhẹ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là những cách phòng tránh bệnh nổi nhiệt ở vòm họng hiệu quả:
- Súc miệng bằng nước muối hàng ngày, để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi ở vòm họng
- Vệ sinh vòm họng sạch sẽ
Với căn bệnh viêm loét họng
, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Căn bệnh này có thể kiểm soát nếu người bệnh bị viêm lót họng ở mức độ nhẹ và áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý mọi người cần biết để tránh mắc bệnh viêm loét họng.- Súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa viêm loét họng hiệu quả.
- Vệ sinh vòm hòng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, để ngăn ngừa tình trạng cổ họng có hạt màu trắng, đau rát, chảy máu họng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại nước ép trái cây trong thực phẩm hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, không ăn các thực phẩm lạnh, không uống nước đá, không ăn thức ăn dầu mỡ, có nhiều gia vị
- Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao
- Luôn vui vẻ, không nên căng thẳng, lo lắng
- Không nên làm việc quá sức
- Luôn ăn các thực phẩm vệ sinh, an toàn, không bị nhiễm dịch bệnh, các chất độc hại
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ
- Tránh tiếp xúc với những khu vực bị ô nhiễm
- Không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn tất tần tật thông tin về bệnh nổi nhiệt ở vòm họng. Nếu gặp một trong các triệu chứng của bệnh bạn nên đến ngay các bệnh viện để thăm khám, không được chủ quan mà xem đó là những biểu hiện của bệnh viêm họng thông thường.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: