Tình trạng đau hông khi mang thai khá phổ biến ở các bà bầu do áp lực của tử cung đến lưng và chân. Nguyên nào khiến các mẹ thường bị đau hông và phải làm sao để triệu chứng này thuyên giảm?
Dấu hiệu nhận biết đau hông khi mang thai
Do sự phát triển của thai nhi nên phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng đau hông vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số bà mẹ có thể trạng yếu, tình trạng khung xương không tốt có thể bị đau hông ngay từ những tháng giữa thai kỳ đi kèm với các triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức: Tại vùng hông, khớp háng.. sẽ xuất hiện cơn đau nhức khi thực hiện vận động đi lại, leo cầu thang… Mẹ bầu ngủ không ngon giấc do thường xuyên tỉnh giấc vì cơn đau
- Tê bì: Ngoài đau nhức, còn có cảm giác tê bì ở hông và lan ra các bộ phận xung quanh như mông, chân..
- Co cứng khớp: Đau hông khi mang thai sẽ đi kèm triệu chứng co cứng khớp mỗi khi thức dậy.
Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai
Tình trạng đau hông khi mang thai khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, mệt mỏi, thậm chí không ít người còn đau đến mất ngủ. Hiện tượng này có thể do các nguyên nhân sau:
Hormone relaxin
Relaxin là một loại hormone tăng lên nhanh chóng trong thai kỳ với vai trò làm nới lỏng các khớp để xương chậu của thai phụ nới rộng ra hỗ trợ quá trình em bé chui qua khi chuyển dạ.
Thế nhưng relaxin lại gây nên tác động xấu đến các khớp khác trong cơ thể của mẹ bầu, trong đó có khớp hông. Khi nới lỏng khớp sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép khi xương di chuyển làm cho các mẹ bị đau hông khi mang thai.
Tăng cân
Khi mang thai, mẹ bầu bị tăng cân và gần cuối thai kỳ trọng lượng của thai nhi cũng tăng lên gây áp lực lên xương và khớp dẫn đến đau hông.
Sai tư thế
Bước vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, em bé lớn lên nhiều khiến bụng của mẹ to ra và cơ thể mất cân bằng. Khi đứng lên, ngồi xuống và đi lại nếu mẹ không cẩn thận và sai tư thế sẽ khiến xương hông chịu áp lực nặng nề gây đau kéo dài.
Loãng xương thoáng qua
3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng loãng xương thoáng qua gây giảm mật độ xương tạm thời ở phần trên xương đùi. Điều này sẽ dẫn đến các cơn đau hông bất ngờ.
Đau thần kinh tọa
Hai dây thần kinh tọa trong cơ thể đều xuất phát từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Vì vậy, khi mang thai tử cung sẽ gây áp lực lên 2 dây thần kinh, kéo theo cảm giác tê bì, đau ở hông, đùi và mông.
Đau dây chằng vòng
Gây ra tình trạng đau nhói tại hông, háng và vùng bụng khi em bé có bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí trong bụng.
Có thể bạn quan tâm:
Đau hông khi mang thai có nguy hiểm không?
Triệu chứng đau hông khi mang thai sẽ ngày một tăng lên vào những tuần cuối thai kỳ, cơn đau khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, ngồi xuống đứng lên phải có điểm tựa.
Đau hông được coi là tình trạng bình thường khi mang thai, không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho mẹ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, hãy cẩn trọng và đến cơ sở y tế khám ngay nếu cơn đau hông kèm theo các biểu hiện sau:
Đau hông dữ dội, liên tục và lan sang phần bụng dưới hoặc bụng trên
Chảy máu âm đạo
Mỏi thắt lưng
Chóng mặt và mệt mỏi
Không cảm nhận được thai nhi
Cách giảm đau hông khi mang thai
Có thể giảm bớt tình trạng đau hông khi mang thai bằng các cách sau đây:
Dùng gối bầu khi nằm
Gối bầu có thể hỗ trợ nâng đỡ toàn cơ thể của mẹ bầu, điều chỉnh tư thế cho vùng bụng, chân và lưng cho tư thế nằm ngủ thoải mái hơn
Ngủ nghiêng một bên
Khi gần ngày sinh, thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên ngủ theo tư thế nghiêng về 1 bên, hơi cong đầu gối và co chân lại. Có thể kê thêm gối dưới bụng và chân để giảm áp lực lên hông giúp cơ thể thoải mái hơn.
Tắm bồn nước ấm hoặc chườm nóng
Mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc chườm túi nóng lên vùng hông để giảm đau.
Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga hoặc pilates
Yoga và pilates là hai môn thể thao có thể giúp hông và lưng giảm đau đáng kể vì giúp kéo giãn cơ và xương chậu. Tuy nhiên mẹ chỉ nên tập các động tác nhẹ nhàng, phù hợp cho bà bầu. Tránh các động tác quá mạnh hoặc yêu cầu tư thế tập phức tạp.
Hạn chế đừng và di chuyển nhiều
Tình trạng đau hông khi mang thai sẽ nặng thêm nếu mẹ bầu đứng và di chuyển nhiều trong ngày, nên nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể bằng cách ngồi và nằm ở tư thế thoải mái và dễ chịu nhất.
Massage trước khi sinh
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng dịch vụ massage trước khi sinh để giảm nhẹ tình trạng đau mỏi cơ thể, thư giãn cơ và giảm căng thẳng khi mang bầu.
Giai đoạn cuối thai kỳ bên cạnh tình trạng đau hông, mẹ còn cảm thấy mệt mỏi và nặng nề do trọng lượng cơ thể tăng cao và áp lực lớn của tử cung đè nén lên các bộ phận khác. Lời khuyên là mẹ nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn và giữ tinh thần thư giãn.
Mẹ cũng nên tìm hiểu và lựa chọn địa điểm sinh con để sẵn sàng lên đường ngay khi có biểu hiện chuyển dạ.
Mẹ nên đăng ký sinh con ở đâu?
Để hành rình thai kỳ được thoải mái và an tâm, mẹ cũng nên tìm hiểu và lựa chọn địa điểm sinh con uy tín để sẵn sàng lên đường ngay khi có biểu hiện chuyển dạ.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thai sản, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được nhiều mẹ bầu đánh giá cao cả về chuyên môn và chất lượng dịch vụ.
Khi đăng ký sinh tại Bệnh viện, mẹ sẽ được đỡ đẻ trực tiếp bởi ekip gồm các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ sinh giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm hỗ trợ hết mình để đón em bé thuận lợi nhất.
Các bác sĩ đang làm việc tại khoa Sản của Hồng Ngọc đều có thâm niên công tác và giữ trọng trách cao tại những bệnh viện Sản hàng đầu cả nước.
Khi khám thai và sinh con tại Hồng Ngọc, mẹ và bé sẽ được tận hưởng chất lượng dịch vụ y tế chuẩn mô hình "bệnh viện - khách sạn", với hệ thống phòng sinh, phòng nội trú tiện nghi, đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho cả mẹ và bé, giúp chuyến đi sinh của mẹ thật sự thoải mái và dễ chịu.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây mẹ nhé:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.
Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: