Bên cạnh niềm hạnh phúc khi được làm mẹ, mẹ bầu cũng phải đối mắt với nhiều mối lo ngại cũng như những thay đổi trong tâm sinh lý. Rối loạn lo âu khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải và nó có thể gây hại cho cả hai mẹ con nếu không được phát hiện, điều trị sớm.
Rối loạn lo âu khi mang thai là bệnh gì?
Rối loạn lo âu là chứng bệnh tâm thần khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng quá mức, bất an về mọi việc mà không rõ nguyên nhân. Bệnh lý này có thể xảy ra với mọi đối tượng và phụ nữ mang thai là một trong những nhóm đối tượng phổ biến nhất của căn bệnh.
Rối loạn lo âu khiến mẹ bầu luôn sống trong trạng thái lo lắng, sợ hãi không kiểm soát. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày và tâm trạng của mẹ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Phân loại rối loạn lo âu khi mang thai
Rối loạn lo âu có nhiều loại khác nhau. Ở phụ nữ mang thai, các loại rối loạn lo âu thường gặp gồm:
Rối loạn hoảng sợ
Là loại rối loạn mà người bệnh thường xuyên xuất hiện các cơn hoảng sợ, lo lắng đột ngột không rõ lý do. Với loại rối loạn này, mẹ bầu thường xuất hiện thêm các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, tay chân run rẩy…
Rối loạn lo âu tổng quát
Ở loại rối loạn này, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khó chịu, lo lắng với cả những tình huống xảy ra hết sức bình thường trong cuộc sống hằng ngày.
Hội chứng ám ảnh
Mẹ bầu mắc hội chứng ám ảnh thường xuyên cảm thấy lo lắng, sợ hãi với những đối tượng hoặc tình huống không mang tính chất nguy hiểm, rủi ro.
Biểu hiện của rối loạn lo âu khi mang thai
Mặc dù mỗi loại rối loạn lo âu khi mang thai có các đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung khi đã bị rối loạn lo âu, mẹ bầu sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến sau:
Thường xuyên cảm thấy lo lắng, sợ hãi, hoang mang không rõ căn nguyên.
Khó tập trung vào một việc nào đó.
Luôn cảm thấy bất an về sự phát triển của thai nhi, lo lắng về thái độ của những người xung quanh…
Không kiểm soát được các nỗi lo lắng, sợ hãi.
Tay, chân, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
Thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ.
Tim đập nhanh, nhịp tim nhanh.
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu khi mang thai
Rối loạn lo âu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, cả chủ quan và khách quan. Trong đó, gồm các nguyên nhân chính sau:
Thay đổi hormone
Khi mang thai, hormone bên trong cơ thể mẹ thay đổi, dẫn đến nhiều biến đổi về tâm lý. Do đó, có thể khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thường xuyên lo lắng và trầm trọng hóa vấn đề.
Di truyền
Theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học thì rối loạn lo âu khi mang thai chịu tác động bởi yếu tố di truyền. Nếu mẹ, chị em gái từng mắc hội chứng này khi mang thai thì bạn cũng có nguy cơ cao bị như vậy.
Chịu nhiều áp lực
Khi mang thai, mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực như áp lực về tài chính, công việc… cũng khiến mẹ thường xuyên phải lo lắng, căng thẳng và dẫn đến rối loạn lo âu.
Áp lực xã hội
Hiện nay, tiêu chuẩn xã hội ngày càng tăng cao, phụ nữ vừa phải mang thai, vừa phải đi làm và lo toan nhiều vấn đề khác nên họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, áp lực và căng thẳng hơn. Tâm trạng cũng vì thế mà trở nên tiêu cực hơn.
Mang thai ngoài ý muốn
Trường hợp mang thai ngoài ý muốn sẽ khiến mẹ bầu phải lo lắng nhiều hơn so với những người đã chuẩn bị sẵn tâm lý để mang thai. Họ vừa lo lắng về sức khỏe, về em bé, về kinh tế lại phải dè dặt hơn với thái độ của những người xung quanh, không dám chia sẻ với ai nên sẽ bị tâm lý hơn.
Rối loạn lo âu khi mang thai có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu là vấn đề tiêu cực về tâm lý, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn có thể gây hại cho thai nhi. Nếu không được phát hiện và khắc phục sớm, nó có thể gây ra những tác hại như:
Thiếu oxy máu
Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, stress có thể gây thiếu oxy máu của thai nhi, từ đó, ảnh hưởng đến các thành tố hóa học của máu và dinh dưỡng đi nuôi thai nhi. Trường hợp nặng có thể gây dị tật bẩm sinh.
Tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ
Các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tâm lý thai nhi chịu ảnh hưởng bởi tâm lý của mẹ bầu. Vì thế, khi mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên lo lắng, sợ hãi, căng thẳng cũng tác động xấu đến tâm lý của thai nhi.
Nếu mẹ bị rối loạn lo âu khi mang thai tuần thứ 32 trở đi thì em bé sinh ra có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 2 lần những em bé khác.
Tăng nguy cơ trẻ bị tăng động
Khi mẹ bầu căng thẳng, lo lắng quá mức, lượng hormone dopamine và cortisol cũng gia tăng. Các hormone này đi qua nhau thai khiến hormone của thai nhi cũng tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tăng động.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Con của những mẹ bầu bị rối loạn lo âu khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những em bé khác. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng đối phó với căng thẳng khó hơn.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Thường xuyên lo âu, căng thẳng quá mức làm tăng nguy cơ trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh. Vấn đề này hết sức báo động vì nhiều trường hợp trầm cảm nặng có thể tự kết liễu đời mình hoặc làm hại em bé sau khi sinh con ra.
Trẻ bị chậm nói
Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 15% trẻ chậm nói là do có mẹ bị rối loạn lo âu trong thai kỳ. Ngoài ra, khả năng học tập và trí nhớ của trẻ cũng kém hơn những em bé khác.
Ngoài ra, rối loạn lo âu khi mang thai còn có thể để lại những hậu quả, biến chứng nặng nề đó là: sảy thai, động thai, thai nhi kém phát triển…
Điều trị rối loạn lo âu khi mang thai như thế nào là hiệu quả?
Rối loạn lo âu tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa những tác động tiêu cực mà nó gây ra.
Có một vài phương pháp điều trị rối loạn lo âu khi mang thai phổ biến gồm:
Sử dụng thuốc
Thuốc thường không được khuyến khích sử dụng cho bà bầu vì có thể đi qua nhau thai, gây hại cho em bé. Tuy nhiên, nếu rối loạn lo âu kèm theo một vài dấu hiệu tâm thần khác như trầm cảm thì cũng cần cân nhắc sử dụng thuốc.
Việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và người bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc, tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Trị liệu tâm lý
Đây là phương pháp điều trị rối loạn lo âu khi mang thai đem lại hiệu quả cao và cũng đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ trò chuyện, chia sẻ với mẹ bầu để họ được giải tỏa căng thẳng. Qua đó cũng giúp bác sĩ nắm bắt được nguyên nhân, tình trạng bệnh của mẹ và đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Trị liệu tâm lý sẽ không cần can thiệp thuốc nên đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Sau khi trị liệu, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện dần dần một cách tự nhiên nhất.
Trị liệu tâm lý cần điều trị trong thời gian dài, kiên trì, bền bỉ và hơn hết là cần tìm được vị bác sĩ có chuyên môn, có tâm có tầm để đồng hành xuyên suốt với người bệnh.
Tại Hà Nội, khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần BV Hồng Ngọc là địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu tư vấn và thăm khám sức khỏe tinh thần. Đăng ký khám và điều trị tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại bệnh viện hàng đầu Thủ đô.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
Biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu khi mang thai
Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể bị rối loạn lo âu trong suốt thời kỳ mang thai. Để phòng ngừa, mẹ hãy chủ động thực hiện các cách sau:
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Trò chuyện, chia sẻ các vấn đề gặp phải với chồng, người thân hoặc bạn bè để giải tỏa tâm lý, không nên giữ trong lòng một mình.
Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều DHA cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm, căng thẳng.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không tham công tiếc việc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và ảnh hưởng đến tâm lý.
Dành thời gian làm những việc yêu thích như nghe nhạc, đọc sách… để luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất.
Tập thể dục mỗi ngày với các bộ môn như đi bộ, yoga, bơi lội vừa tốt cho sức khỏe và cũng giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn.
Rối loạn lo âu khi mang thai là rối loạn tâm lý tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nên việc chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ bầu và thai nhi.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/