Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

03-11-2023
Sống khỏe

Bệnh cơ tim giãn là loại bệnh cơ tim khá phổ biến dẫn đến các vấn đề về van tim, rối loạn nhịp tim, hình thành cục máu đông trong tim. Can thiệp sớm bằng các phác đồ điều trị và chủ động phòng ngừa sẽ giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Bệnh cơ tim giãn là gì?

Tim có cấu tạo một buồng bên trái (tâm nhĩ) và một buồng dưới (tâm thất). Tâm thất trái có thành dày với vai trò bơm máu để cung cấp oxy đến các phần còn lại của cơ thể.

Bệnh cơ tim giãn là tình trạng buồng chính của tim (tâm thất trái) mỏng hơn và phì đại. Điều này khiến cơ tim không thể co bóp và bơm máu bình thường dẫn đến tích tụ các chất lỏng trong cơ thể và ứ dịch trong phổi.

Bệnh cơ tim giãn thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, phổ biến trong độ tuổi từ 20 – 60 tuổi.

Tại sao bị bệnh cơ tim giãn?

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các lý do dưới đây được xác định có khả năng dẫn tới bệnh cơ tim giãn.

Nguyên nhân chính gây bệnh cơ tim giãn

  • Tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch vàng
  • Huyết áp cao
  • Di truyền

Một số yếu tố có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh cơ tim giãn

  • Nhiễm trùng (HIV và bệnh Lyme)
  • Biến chứng của thai kỳ giai đoạn cuối gây bệnh cơ tim giãn ở trẻ em.
  • Bệnh tiểu đường
  • Quá nhiều chất sắt trong tim và các cơ quan khác (bệnh nhiễm sắc tố sắt mô)
  • Nhịp tim rối loạn
Bệnh cơ tim giãn thường gặp ở những đối tượng thừa cân, béo phì Bệnh cơ tim giãn thường gặp ở những đối tượng thừa cân, béo phì
  • Béo phì
  • Bệnh van tim (hở van hai lá hoặc hở van động mạch chủ)
  • Tổn thương cơ tim
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim hoặc ngừng tim đột ngột
  • Viêm cơ tim do rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Rối loạn thần kinh cơ
  • Lạm dụng rượu hoặc cocaine

Các nguyên nhân khác

  • Tiếp xúc với chất độc (chì, thủy ngân và coban)
  • Tác dụng của một số loại thuốc điều trị ung thư

Bệnh cơ tim giãn được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh cơ tim giãn, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin về tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình. Sau đó tiến hành các xét nghiệm kiểm tra, bao gồm:

  • Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh cơ tim giãn. Sóng âm tạo ra hình ảnh trái tim đang chuyển động, cho phép nhìn thấy máu di chuyển ra khỏi tim và van tim như thế nào. Từ đó cho thấy hình ảnh giãn thất trái trên siêu âm.
  • X-quang ngực: Để xem giải phẫu tim và cho phép phát hiện chất lỏng trong hoặc xung quanh phổi giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn.
  • Xét nghiệm máu: Các chỉ số xét nghiệm máu giúp kiểm tra một số bệnh nhiễm trùng như bệnh tiểu đường hoặc bệnh nhiễm sắc tố có thể dẫn đến bệnh cơ tim giãn.
  • Máy theo dõi Holter: Thiết bị ghi lại hoạt động của tim trong các hoạt động hàng ngày.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Ghi lại hoạt động điện tim, có thể cho thấy tim đập nhanh hay chậm giúp chẩn đoán vấn đề rối loạn nhịp tim hoặc lưu lượng máu giảm.
  • Chụp CT hoặc MRI tim: Những xét nghiệm hình ảnh này có thể cho thấy kích thước và chức năng buồng bơm của tim. Chụp CT tim sử dụng một loạt tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim còn MRI tim sử dụng từ trường và sóng vô tuyến.
  • Đặt ống thông tim: Giúp chụp động mạch vành hiển thị rõ nét trên hình ảnh X- quang để kiểm tra tổn thương cơ tim do bệnh cơ tim giãn gây ra.
  • Bài tập kiểm tra: Các bài tập trên máy chạy bộ, đạp xe tại chỗ và theo dõi tim bằng máy để kiểm tra phản ứng của tim khi hoạt động thể chất.
  • Sàng lọc hoặc tư vấn di truyền: Bệnh cơ tim giãn có yếu tố di truyền. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm di truyền, bao gồm cha mẹ, anh chị em và con cái.

Bệnh cơ tim giãn có nguy hiểm không?

Giãn thất trái có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Kết hợp cùng các phương pháp thăm khám, xét nghiệm lâm sàng, sự xuất hiện của những triệu chứng dưới đây sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh cơ tim giãn:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở khi nằm thẳng
  • Khó thở đột ngột khiến khiến giấc ngủ không sâu vào ban đêm
  • Chân, mắt cá chân, bàn chân sưng (phù) 
  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Tích nước khiến cân nặng tăng bất thường

Ở giai đoạn đầu, bệnh cơ tim giãn có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các bệnh nhân thường nhầm lẫn các triệu chứng của cơ tim giãn với các bệnh lý khác. Do đó bệnh cơ tim giãn được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Các biến chứng của bệnh cơ tim giãn

  • Suy tim: Tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu không được điều trị, suy tim có thể đe dọa tính mạng.
  • Hở van tim: Bệnh cơ tim giãn khiến van tim khó đóng lại hơn dẫn đến máu rò rỉ ngược qua van tim.
  • Nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim): Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của tim làm cản trở nhịp tim.
  • Ngừng tim đột ngột: Bệnh cơ tim giãn kèm theo các yếu tố khác có thể khiến tim ngừng đập đột ngột.

 

Bệnh cơ tim giãn có thể gây ngừng tim đột ngột Bệnh cơ tim giãn có thể gây ngừng tim đột ngột
  • Cục máu đông: Sự tích tụ máu ở buồng tim dưới bên trái làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Khi các cục máu đông xâm nhập vào máu sẽ chặn dòng chảy của máu tới phần còn lại trong cơ thể, bao gồm cả tim và não. Điều này có thể gây ra đột quỵ, đau tim kèm theo các tổn thương các cơ quan khác.

Tóm lại, bệnh cơ tim giãn là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra biến chứng như suy tim, nặng nề hơn là tử vong. Vì vậy, cần phát hiện sớm các triệu chứng và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Bệnh cơ tim giãn có chữa được không?

Bệnh cơ tim giãn có chữa được không? Câu trả lời là có. Điều trị bệnh cơ tim giãn tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc và những phương pháp phẫu thuật khác giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường. Phác đồ điều trị bệnh cơ tim giãn, bao gồm:

Thuốc điều trị

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh cơ tim giãn:

  • Thuốc lợi tiểu giúp tăng cường đào thải nước tiểu, hạn chế tình trạng ứ dịch do chức năng bơm máu của tim suy giảm.
  • Thuốc chẹn beta để giảm áp lực của tim và giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.
  • Thuốc ức chế ACE để tối ưu hóa chức năng bơm của tim, bảo vệ tim và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
  • Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) để ngăn ngừa cục máu đông.
  • Thuốc giúp ngăn ngừa nhịp tim bất thường của bệnh tim cơ giãn.
  • Thuốc đối kháng Aldosterone, ngăn chặn một loại hormone thắt chặt động mạch gọi là aldosterone.
  • Thuốc ức chế neprilysin tác dụng tương tự như thuốc ức chế ACE và ARB giúp cơ thể loại bỏ muối, giảm huyết áp, tăng thải natri để cải thiện một số triệu chứng nhất định của bệnh cơ tim giãn.
  • Thuốc ức chế SGLT2 giúp giảm nguy cơ tử vong do tim mạch ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim giãn và tiểu đường.

Điều trị phẫu thuật

Bệnh cơ tim giãn thường gây rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) khiến nhịp tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Bệnh nhân có thể được được đặt một thiết bị cấy ghép dưới da ở phần ngực.

Các thiết bị cấy ghép

  • Máy tạo nhịp tim để theo dõi và điều chỉnh nhịp tim bằng cách cung cấp các xung điện.
  • Máy khử rung tim cấy ghép (ICD) để theo dõi nhịp tim và gây sốc điện để khôi phục nhịp tim bình thường.
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất giúp bơm máu ra khỏi tâm thất trái.

Phẫu thuật

Với trường hợp giãn thất trái kèm theo các vấn đề về động mạch vành hoặc bệnh van tim, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phẫu thuật hay ghép tim.

  • Phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành (CABG) hoặc nong mạch để mở tắc nghẽn và cải thiện lưu lượng máu.
  • Phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim bị lỗi

Ghép tim

Ghép tim bằng trái tim của người hiến tặng đã qua đời cho những trường hợp bệnh cơ tim giãn nặng.

Chăm sóc bệnh cơ tim giãn

Thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát bệnh cơ tim giãn tiến triển nặng và nhanh phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật.

Thực hiện lối sống lành mạnh

  • Không lạm dụng rượu, bia và hạn chế tối đa các chất kích thích.
  • Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi và HIV.

Tăng cường các nhóm thực phẩm có lợi cho tim

  • Nạp các loại protein trắng như: ức gà, thịt nạc, cá.
  • Tích cực nạp các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây.
  • Chế độ ăn ít muối, đường và chất béo bão hòa để ngăn chặn việc tích tụ chất lỏng cho tim.

Chế độ rèn luyện thể thao đều đặn

Các bài tập vận động nhẹ nhàng kết hợp những chương trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng tim.

Theo dõi sức khỏe định kỳ

  • Kiểm soát sự ổn định của huyết áp, nhịp tim để kịp thời phát hiện những bất thường.
  • Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để theo dõi mức độ tiến triển của bệnh tim cơ giãn.

Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hiện là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng những kỹ thuật và phương pháp hiện đại nhất giúp điều trị bệnh cơ tim giãn cho các bệnh nhân.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline 0911 858 626 để được đặt lịch thăm khám sớm nhất.

Chuyên khoa Tim mạch – BVĐK Hồng Ngọc: Địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch:

Thông tin liên hệ:

Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay