Câu hỏi: Tôi năm nay 60 tuổi, được chẩn đoán bị bệnh cơ tim giãn, suy tim EF 46%. Tôi còn mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vôi hóa quai động mạch chủ. Gần đây, tôi thấy xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức ngực và ho nhiều. Cho tôi hỏi bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu và có cách điều trị để kéo dài tuổi thọ không?
Trả lời: Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Bệnh tim cơ giãn khá phổ biến với tình trạng buồng tim bị căng ra và mỏng đi, ảnh hưởng tới tâm thất và tâm nhĩ. Bệnh cơ tim giãn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: suy tim, hở van tim, rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim đột ngột.
Về vấn đề bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân,…
Theo thống kê thực tế, nếu phát hiện bệnh cơ tim giãn trong 5 năm đầu tiên, tỷ lệ sống sót là 80%. Tỷ lệ này giảm 10% sau mỗi năm. Tỷ lệ sống sót của bệnh cơ tim giãn giảm xuống 50% sau 5 năm. Khoảng 25% bệnh nhân có thể sống >10 năm kể thời từ thời điểm phát hiện bệnh cơ tim giãn. Ngoài ra, khoảng 40 – 50% bệnh nhân sau điều trị thành công bệnh cơ tim giãn dễ gặp các biến chứng về tim.
Gần đây, bạn thấy xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức ngực, ho nhiều có thể do tình trạng suy tim đã tiến triển nặng hơn. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình và đưa ra phương pháp can thiệp tốt nhất.
Bạn cũng không cần quá lo lắng bệnh cơ tim giãn có chữa được không bởi sự phát triển của y học hiện nay, với các kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại cho phép thực hiện nhiều phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả với từng mức độ tình trạng của bệnh cơ tim giãn, như:
Điều trị nội khoa bằng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng hoặc ổn định sức khỏe trước khi làm phẫu thuật.
Đặt thiết bị cấy ghép để cải thiện rối loạn nhịp tim, giúp tim co bóp và bơm máu hiệu quả hơn.
Phẫu thuật để sửa hoặc thay van hai lá.
Ghép tim thường được chỉ định trong trường hợp bệnh cơ tim giãn đã biến chứng thành suy tim giai đoạn cuối. Thông thường, có khoảng 90% bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn sẽ có cơ hội sống > 1 năm và khoảng 50% sống >20 sau khi được ghép tim.
Bên cạnh đó, để kéo dài tuổi thọ và ngăn bệnh cơ tim giãn tiến triển nặng, người bệnh cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, khoa học. Uống đúng, đủ thuốc và tái khám đúng hẹn theo phác đồ của bác sĩ.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 616
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.