Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

12-01-2024
Sống khỏe

Viêm cơ tim tức là tình trạng viêm kèm theo vấn đề hoại tử các tế bào cơ tim. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim như nhiễm trùng, thuốc, các chất gây độc tim, các bệnh hệ thống liên quan tới sarcoidosis nhưng chủ yếu là tự phát. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm mệt mỏi, phù, khó thở, đánh trống ngực hoặc thậm chí là đột tử.

Viêm cơ tim là gì?

Viêm cơ tim xảy ra khiến lớp cơ dày của thành tim bị viêm, dẫn đến cơ tim bị tổn thương và hoại tử, ảnh hưởng tới chức năng co bóp của tim, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.

Triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, từ nhẹ, biểu hiện mơ hồ và nhanh chóng tiến triển nặng dần, dẫn đến sốc tim và tử vong. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cơ tim giãn và suy tim mạn tính.

Phân loại 

Viêm cơ tim cấp tính

Đây là dạng bệnh lý do virus gây ra và phát triển đột ngột. Viêm cơ tim ở trẻ em do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị các virus gây bệnh tấn công. Các triệu chứng phổ biến: Đau ngực trái, tim thở nhanh, thở dốc, sốt hoặc không sốt, da và môi tím tái, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, tim đập nhanh,...

Viêm cơ tim tiến triển nhanh

Dấu hiệu viêm cơ tim ở trẻ em là tình trạng sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn,... ở người lớn là đau tức ngực, khó thở,... Đây là các triệu chứng tiến triển nhanh nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời.

Viêm cơ tim tế bào khổng lồ

 Viêm cơ tim khiến bệnh nhân đau ngực, khó thở

Dạng bệnh lý này hiếm gặp với diễn biến tối cấp và nguyên nhân thường không được xác định, bao gồm cơ chế tự miễn. Bệnh nhân có dấu hiệu sốc rối loạn nhịp thất kháng trị hoặc tình trạng nghẽn dẫn truyền tim hoàn toàn. 

Bệnh khá nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng do suy tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp kháng trị. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp ức chế miễn dịch kịp thời.

Viêm cơ tim mạn tính

Là tình trạng bệnh lặp đi lặp lại trong thời gian dài, điển hình là rối loạn tự miễn dịch.

Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?

Viêm cơ tim thường gặp ở độ tuổi 20 – 40 tuổi, xuất hiện nhiều khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa mưa. Đây là bệnh lý phức tạp, diễn biến nhanh, nguy cơ dẫn tới tử vong cao. Các triệu chứng xuất hiện ban đầu khá giống với với triệu chứng cảm lạnh thông thường như: khó thở, đau ngực, mệt mỏi, chán ăn,…

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, bao gồm:

  • Suy tim: Do bệnh phát triển nhanh chóng dẫn đến tổn thương cơ tim, gây ra suy tim làm suy giảm khả năng bơm máu của tim.
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Tình trạng này gây ra nhịp tim nhanh bất thường, khiến người bệnh bị khó thở, hụt hơi,…
  • Đột tử: Đây là biến chứng nặng nhất. Có khoảng 20% trường hợp tử vong ở người trẻ tuổi do viêm cơ tim.
Bệnh có thể gây ra đột tử nếu không được điều trị kịp thời

Các trường hợp viêm cơ tim nặng là:

Viêm cơ tim do bạch hầu, do tế bào khổng lồ, do toxoplasma hay trypanosoma cruzi. Có khoảng 20% bệnh nhân mắc bạch hầu bị viêm cơ tim, tỷ lệ tử vong chiếm tới 80 – 90%.

Nguyên nhân viêm cơ tim

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm cơ tim như: Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thuốc, hóa chất,…

Các loại virus gây bệnh xâm nhập và tấn công gây ra bệnh viêm cơ tim Các loại virus gây bệnh xâm nhập và tấn công gây ra bệnh viêm cơ tim

Nguyên nhân nhiễm trùng

  • Do virus: Adenovirus, arbovirus, coxsackievirus, parvovirus B19, virus viêm gan B, C, HIV,…
  • Do vi khuẩn: Streptococcus (liên cầu), pneumococcus (phế cầu), salmonella (thương hàn), shigella, legionella,…
  • Do xoắn khuẩn: Leptospira, giang mai, borrelia burgdorferi (gây bệnh Lyme),…
  • Do ký sinh trùng: trypanosoma cruzi (gây bệnh Chagas), sán ấu trùng, trùng roi, sốt rét.

Viêm cơ tim thường xảy ra do virus, phổ biến nhất ở trẻ em và phụ nữ mang thai.

Viêm cơ tim kèm theo suy tim, block nhĩ thất, rối loạn nhịp tim hoặc tắc mạch.

Nguyên nhân không nhiễm trùng

  • Viêm cơ tim do hóa chất: Do tiếp xúc tiếp xúc với các loại kim loại nặng, thủy ngân, khí CO,…
  • Viêm cơ tim do bức xạ: Khi tiếp xúc với bức xạ quá 400 Rad trong quá trình điều trị bằng tia xạ hoặc tai nạn với chất phóng xạ.
  • Viêm cơ tim do thuốc: Do một số loại thuốc chống ung thư, emetin, chloroquine,…

Một số trường hợp viêm cơ tim không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Các tác nhân trên đây gây ra tình trạng viêm cơ tim do sự xâm nhập trực tiếp của các vi khuẩn vào cơ tim. Các tác nhân này tiết ra các độc tố gây hại, phá hủy cơ tim qua cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Chẩn đoán 

Chẩn đoán viêm cơ tim dựa trên các triệu chứng lâm sàng, thăm khám tim phổi và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

  • Điện tim bao gồm các vấn đề: Rối loạn dẫn truyền, block nhĩ thất mức độ I, II và III,... đặc biệt tình trạng nhịp tim nhanh xoang và đoạn ST không đặc hiệu, thay đổi sóng T.
  • Chụp X – quang tim để chẩn đoán vấn đề tim to toàn bộ và to nhanh, ứ trệ tuần hoàn phổi, sau điều trị, điện tim trở về bình thường.
  • Siêu âm tim để đánh giá khả năng co bóp của cơ tim bị suy giảm, dấu hiệu của tình trạng tràn dịch màng ngoài tim, hở van hai lá nhưng không có tổn thương mạch vành,…
 Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tim
  • Xét nghiệm công thức máu, chức năng về gan, thận,...
  • Xét nghiệm đánh giá kháng thể so với kháng khuẩn, các loại virus gây ra bệnh,...
  • Sinh thiết màng ngoài tim

Viêm cơ tim có các triệu chứng gần giống với nhiều loại bệnh tim khác, ví dụ như: Viêm màng trong tim bị nhiễm khuẩn, tình trạng viêm màng ngoài tim, các bệnh van tim, thiếu máu cơ tim hay bệnh tim cơ giãn,...

Cách điều trị viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim có chữa khỏi được không? Câu trả lời là có thể điều trị được và bệnh nhân sẽ hồi phục và sinh hoạt bình thường sau quá trình điều trị.

Cách điều trị của bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa các biến chứng.

  • Trường hợp viêm cơ tim do vi khuẩn, ký sinh trùng cần sử dụng thuốc điều trị để diệt khuẩn và ký sinh trùng.
  • Viêm cơ tim do hóa chất, thuốc hoặc tia xạ thì cần sử dụng thuốc chống độc và ngừng tiếp xúc với các chất độc hại này.
  • Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm cơ tim như: Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, Corticosteroid,...
  • Trong quá trình điều trị viêm cơ tim, bệnh nhân cần kết hợp nghỉ ngơi, ăn nghỉ ngơi. Viêm cơ tim do bạch cầu, thấp tim phải nằm bất động để tránh nguy cơ tai biến.
  • Với bệnh nhân viêm cơ tim nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ lựa chọn can thiệp bằng phương pháp tuần hoàn ngoài cơ thể.

Chăm sóc bệnh nhân viêm cơ tim

Bên cạnh các phương pháp điều trị  theo hướng dẫn của bác sĩ, chế độ chăm sóc bệnh nhân viêm cơ tim cũng rất quan trọng.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.
  • Kê cao gối khi ngủ sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.
  • Mặc quần áo thoải mái.
  • Giữ môi trường sống xung quanh thoáng mát, sạch sẽ.

Phòng ngừa viêm cơ tim

Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa viêm cơ tim. Tuy nhiên, một số phương pháp dưới đây giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay xà phòng giúp phòng tránh bệnh lây lan.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để ngăn ngừa sự lây lan của virus cúm. Người có sức đề kháng kém, tiền sử bệnh nền cần chú ý.
  • Hạn chế các chất kích thích để ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn như: rượu, bia, thuốc lá,...
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm cơ tim là bệnh lý nguy hiểm với nhiều diễn biến phức tạp, khi phát hiện các triệu chứng bất thường như khó thở, tim đập nhanh, đau cơ,.... cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay