Bệnh cơ tim giãn có chữa được không? Chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh cơ tim giãn có chữa được không? Chẩn đoán và cách điều trị

06-11-2023
Sống khỏe

Bệnh cơ tim giãn là nguyên nhân làm gia tăng các biến chứng nghiêm trọng về tim. Bệnh cơ tim giãn có chữa được không? Làm sao để phát hiện và kịp thời can thiệp bệnh lý phức tạp này là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân.

Bệnh cơ tim giãn được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh cơ tim giãn, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin về tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình. Sau đó tiến hành các xét nghiệm kiểm tra, bao gồm:

  • Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh cơ tim giãn. Sóng âm tạo ra hình ảnh trái tim đang chuyển động, cho phép nhìn thấy máu di chuyển ra khỏi tim và van tim như thế nào. Từ đó cho thấy hình ảnh giãn thất trái trên siêu âm.
  • X-quang ngực: Để xem giải phẫu tim và cho phép phát hiện chất lỏng trong hoặc xung quanh phổi giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn.
  • Xét nghiệm máu: Các chỉ số xét nghiệm máu giúp kiểm tra một số bệnh nhiễm trùng như bệnh tiểu đường hoặc bệnh nhiễm sắc tố có thể dẫn đến bệnh cơ tim giãn.
  • Máy theo dõi Holter: Thiết bị ghi lại hoạt động của tim trong các hoạt động hàng ngày.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Ghi lại hoạt động điện tim, có thể cho thấy tim đập nhanh hay chậm giúp chẩn đoán vấn đề rối loạn nhịp tim hoặc lưu lượng máu giảm.
  • Chụp CT hoặc MRI tim: Những xét nghiệm hình ảnh này có thể cho thấy kích thước và chức năng buồng bơm của tim. Chụp CT tim sử dụng một loạt tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim còn MRI tim sử dụng từ trường và sóng vô tuyến.
  • Đặt ống thông tim: Giúp chụp động mạch vành hiển thị rõ nét trên hình ảnh X- quang để kiểm tra tổn thương cơ tim do bệnh cơ tim giãn gây ra.
  • Bài tập kiểm tra: Các bài tập trên máy chạy bộ, đạp xe tại chỗ và theo dõi tim bằng máy để kiểm tra phản ứng của tim khi hoạt động thể chất.
  • Sàng lọc hoặc tư vấn di truyền: Bệnh cơ tim giãn có yếu tố di truyền. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm di truyền, bao gồm cha mẹ, anh chị em và con cái.

Triệu chứng của bệnh cơ tim giãn

  • Sưng nề ở bàn chân.
  • Rối loạn nhịp tim, đập nhanh hoặc chậm bất thường là triệu chứng thường gặp của bệnh cơ tim giãn.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Đau tức ngực.
  • Cảm giác khó thở, hụt hơi, hồi hộp khi mắc bệnh cơ tim giãn.
  • Các triệu chứng khác: Mệt mỏi, tăng huyết áp, tĩnh mạch ở cổ nổi lên.

Bệnh tim cơ giãn khó phát hiện trong thời gian đầu bởi các triệu chứng chưa rõ ràng hoặc nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.

Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Biến chứng của bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề của sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ dẫn tới các biến chứng:

  • Rối loạn nhịp tim: Sự thay đổi về cấu trúc và áp lực ở buồng tim của bệnh cơ tim giãn gây ra tình trạng này.
  • Phù: Dịch tích tụ ở các bộ phận như gan, mắt cá chân, phổi,…
  • Hở van tim: Bệnh cơ tim giãn khiến van tim khó đóng, dẫn đến nguy cơ máu rò rỉ ngược qua van, làm tổn thương tim nghiêm trọng hơn.

Hở van tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ tim giãn Hở van tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ tim giãn

  • Tăng áp lực động mạch phổi: Máu bị trào lên phổi, dẫn đến xung huyết phổi và tăng áp lực phổi.
  • Hình thành cục máu đông: Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ tim giãn, gây ra tắc nghẽn hoặc di chuyển đến não và phổi.
  • Suy tim hoặc ngừng tim đột ngột: Nếu không được điều trị kịp thời bệnh lý này sẽ đe dọa tới sức khỏe và tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh cơ tim giãn có chữa được không?

Các triệu chứng của bệnh cơ tim giãn được cải thiện đáng kể khi được phát hiện kịp thời và lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Do đó, bệnh cơ tim giãn có chữa được không? Câu trả lời là có. Điều trị bệnh cơ tim giãn giúp ổn định nhịp tim và bơm máu bình thường.

Thuốc

Thuốc điều trị hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh tim cơ giãn

Sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị bệnh cơ tim giãn dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa giúp ngăn ngừa các biến chứng. Thuốc có tác dụng:

  • Kiểm soát nhịp tim
  • Giúp tim bơm máu tốt hơn
  • Hạ huyết áp
  • Ngăn ngừa cục máu đông
  • Giảm chất lỏng ra khỏi cơ thể

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị suy tim và bệnh cơ tim giãn bao gồm:

  • Thuốc huyết áp: Giúp hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng cho tim, bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB).
  • Sacubitril/valsartan (Entresto): Thuốc này kết hợp thuốc ức chế hai thụ thể angiotensin (ARB) với một loại thuốc khác để giúp tim bơm máu đến phần còn lại của cơ thể tốt hơn. Nó được sử dụng để điều trị những người bị suy tim mãn tính.
  • Thuốc nước (thuốc lợi tiểu): Loại bỏ chất lỏng và muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Quá nhiều chất lỏng trong cơ thể làm tim căng thẳng và có thể gây khó thở.
  • Digoxin: Giúp tăng cường co bóp cơ tim và có thể làm giảm các triệu chứng suy tim.
  • Ivabradine (Corlanor): Ít khi được sử dụng để kiểm soát suy tim do bệnh cơ tim giãn.
  • Thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu): Giúp ngăn ngừa cục máu đông.

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác

Các cuộc phẫu thuật này được tiến hành để cấy ghép một thiết bị kiểm soát nhịp tim hoặc giúp tim bơm máu như:

  • Máy tạo nhịp tim hai tâm thất: Thiết bị này dành cho những người bị suy tim và nhịp tim không đều giúp kích thích cả hai buồng tim dưới (tâm thất phải và trái) để tim đập tốt hơn.

Máy tạo nhịp tim được đặt dưới vùng ngực để kiểm soát nhịp tim cho bệnh nhân

  • Máy khử rung tim cấy ghép (ICD: Theo dõi nhịp tim và gây sốc điện nếu phát hiện thấy nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) do bệnh cơ tim giãn gây ra.
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD): Giúp tim yếu bơm máu tốt hơn. Thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD) thường được xem xét sau khi các phương pháp ít xâm lấn hơn không thành công. Đây là phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn lâu dài hoặc điều trị ngắn hạn trong khi chờ ghép tim.

Phẫu thuật tim

  • Sửa chữa van tim: Kỹ thuật sửa chữa van hoăn thay van 2 lá giúp cải thiện các triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh tim cơ giãn.
  • Ghép tim: Với trường hợp suy tim giai đoạn cuối do bệnh cơ tim giãn, bác sĩ thường chỉ định ghép tim.

Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Sống chung với bệnh tim cơ giãn

Ngoài việc tìm hiểu bệnh cơ tim giãn có chữa được không, bệnh nhân cũng cần biết cách kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Thực đơn dinh dưỡng:

  • Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, đa dạng các loại trái cây và rau quả.
  • Hạn chế muối, đường bổ sung, cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.

Chế độ tập luyện:

  • Trao đổi với bác sĩ về các hoạt động tập luyện phù hợp với thể trạng sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân mắc bệnh cơ tim giãn.
  • Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, không gắng sức để hạn chế nguy cơ trầm trọng thêm bệnh cơ tim giãn.

Duy trì cân nặng phù hợp:

Béo phì, thừa cân gây áp lực cho tim khiến tim phải hoạt động nhiều hơn.

Không hút thuốc:

Cai thuốc lá là khuyến cáo của bác sĩ dành cho các bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn.

Hạn chế rượu bia.

Không sử dụng các chất kích thích/ ma túy.

Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi diễn biến của bệnh cơ tim giãn.

Rèn luyện thể thao giúp cân bằng sức khỏe cho tình trạng bệnh cơ tim giãn Rèn luyện thể thao giúp cân bằng sức khỏe cho tình trạng bệnh cơ tim giãn

Như vậy, bệnh cơ tim giãn có chữa được không đã có lời giải đáp. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải chủ động theo dõi, kịp thời phát hiện các triệu chứng để có phương pháp điều trị kết hợp phòng ngừa.

Đặt lịch thăm khám, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bệnh cơ tim giãn có chữa được không cùng các bệnh lý về tim mạch khác tại bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Chuyên khoa Tim mạch – BVĐK Hồng Ngọc: Địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch:

Thông tin liên hệ:

Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 626

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay