Tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh

Tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh

27-02-2020

Tư thế ngủ cho trẻ không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bố mẹ nên hiểu ưu nhược điểm của 3 tư thế sau để giúp trẻ có tư thế ngủ đúng.

Tư thế ngủ cho trẻ: Nằm ngửa

Ưu điểm

  • Tính an toàn khá cao

  • Lỗ mũi của trẻ không bị chăn hoặc vật bên ngoài che đậy gây nghẹt thở

  • Giảm nhẹ áp lực:

    Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày đường ruột và bàng quang

  • Thuận tiện chăm sóc:

    Bố mẹ có thể nhìn qua là biết trạng thái ngủ của trẻ, chăm sóc ở bất kỳ thời điểm nào

Nhược điểm

  • Ảnh hưởng dáng đầu:

    Thời gian dài nằm ngửa đầu dễ bị dẹp, thiếu cảm giác an toàn.

  • Khi nằm ngửa không có bất cứ vật chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa.

  • Trở ngại hô hấp:

    Nằm ngửa giúp cơ thể trẻ thư giãn, có thể làm cho cuống lưỡi đã thư giãn đổ lùi về sau, gây trở ngại cho đường hô hấp.

  • Nếu trẻ có chứng nghẽn mũi, nằm ngửa sẽ làm thở khó khăn, gây ngáy, vì vậy khi trẻ nghẽn mũi tốt nhất không cho trẻ nằm ngửa.

  • Sau khi uống sữa, nếu trẻ ngủ ngay không cho trẻ nằm thẳng, nên cho trẻ nằm nghiêng bên phải.

Tư thế ngủ cho trẻ bằng cách nằm ngửa này được đại đa số ba mẹ áp dụng.

Tư thế ngủ cho trẻ: Nằm sấp

Ưu điểm

  • Cảm giác an toàn

  • Thai nhi ở trong bụng mẹ cũng ở tư thế này, có ý thức tự mình bảo vệ mình

  • Giảm nôn ọe:

    Khi trẻ nằm sấp

    , chất tan nhanh trong dạ dày, không để lưu lại ở thực quản và cổ họng dẫn đến nôn ọe
  • Cơ thể phát triển

  • Có lợi cho trẻ luyện tập lật và bò

Nhược điểm

  • Dễ nghẹt thở:

    Đầu trẻ khá to, lực ở cổ không đủ, khi lật dễ bị gối, khăn chặn lại gây ra nghẹt thở, nguy hại đến tính mạng

  • Không dễ tản nhiệt:

    Phần bụng gắn chặt với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dịch hồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra chàm cho trẻ

Tư thế ngủ cho trẻ bằng cách nằm nghiêng được nhiều mẹ lựa chọn.

Tư thế ngủ cho trẻ: Nằm nghiêng

Ưu điểm

  • Tránh nghẹt thở: Một khi trẻ bị nôn, nằm nghiêng bên phải có thể làm cho vật nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, gây nghẽn ho, nghẹt thở.

  • Không ngáy: Nếu trẻ có hiện tượng ngáy, có thể chuyển cơ thể của trẻ sang nằm nghiêng, tiếng ngáy sẽ biến mất, hô hấp cũng thuận lợi hơn.

tư thế ngủ cho trẻ

Nhược điểm

  • Ảnh hưởng đến hình dáng tai. Thời gian dài nằm nghiêng sẽ làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai, nằm nghiêng trái hay phải cũng cần chú ý đến vành tai của trẻ dễ biến dạng.

  • Nằm nghiêng lâu làm cho đầu trẻ dẹt một bên, tốt nhất cứ 3-4 tiếng chuyển tư thế 1 lần

Với những ưu nhược điểm kể trên của 3 tư thế chính, ba mẹ có thể đưa ra tư thế ngủ cho trẻ an toàn nhất để áp dụng cho bé ngay từ đầu.

Lời khuyên để bé có giấc ngủ an toàn

Đối với những em bé khỏe mạnh và dưới một tuổi, ngủ ngửa là tư thế lý tưởng. Tuy nhiên, một số biện pháp sau sẽ hữu ích để đảm bảo giấc ngủ an toàn cho bé.

Tránh chăn ga gối đệm

Nên sử dụng nệm cứng thay thế nệm quá mềm, nệm nước hoặc để bé nằm trên ghế sofa, các chuyên gia cũng khuyến cáo các mẹ không nên để quá nhiều gối, chăn hoặc thú nhồi bông xung quanh em bé trong cũi vì có thể che đầu hoặc mặt của em bé trong khi ngủ khiến bé ngạt thở. 

Tránh che đầu em bé

Chỉ nên đắp chăn lên đến ngực của bé với hai cánh tay để lộ ra ngoài để tránh sự dịch chuyển của chăn lên đầu để ngăn ngừa nghẹt thở. Các chuyên gia cũng khuyên phụ huynh nên sử dụng túi ngủ trẻ em như một loại giường để giữ ấm cho bé mà không cần che đầu. 

Ngủ cùng phòng với bé

Cha mẹ có thể ngủ cùng phòng với bé để thuận tiện cho trẻ bú và kiểm tra bé lúc ngủ. 

Tránh quá nóng

Nên mặc quần áo mỏng nhẹ và chất liệu thấm mồ hôi cho bé khi ngủ qua đêm. Đồng thời thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé xem có nóng hay không. 

Môi trường ngủ tốt

Điều quan trọng là duy trì môi trường ngủ mát mẻ với nhiệt độ khoảng 20 độ C cho bé.

Sử dụng núm vú giả (vào thời gian ngủ)

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng núm vú giả có thể ngăn ngừa SIDS. Tuy nhiên, đừng ép em bé nếu chúng không muốn hoặc nếu nó rơi ra khỏi miệng. 

Tránh dùng chung giường

Các chuyên gia khuyên rằng trẻ sơ sinh không nên dùng chung giường với bố mẹ, người lớn, anh chị em hoặc những đứa trẻ khác. Không ngủ chung giường với em bé, đặc biệt khi đã uống rượu hoặc uống thuốc vì sẽ gây nguy cơ nghẹt thở ở trẻ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay