Trẻ sơ sinh thở nhanh, các kiểu thở của bé

Trẻ sơ sinh thở nhanh, các kiểu thở của bé

26-06-2023

Trẻ sơ sinh thở nhanh là vấn đề khiến ba mẹ khá lo lắng con có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, khi mà con chưa biết nói, chưa biết thể hiện việc mình cảm thấy khó chịu hay đau đớn ngoài tiếng khóc. 

Bạn có thể nhận thấy trẻ sơ sinh thở nhanh

ngay cả khi đang ngủ. Em bé cũng có thể tạm dừng lâu giữa mỗi lần thở hoặc phát ra tiếng động trong khi thở.

Hầu hết những điều này phụ thuộc vào sinh lý của một đứa trẻ. Trẻ sơ sinh có phổi nhỏ hơn, cơ bắp yếu hơn và chủ yếu thở bằng mũi. Chúng thực sự chỉ đang học cách thở, vì dây rốn cung cấp toàn bộ oxy đến thẳng cơ thể chúng qua đường máu khi còn trong bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh thở nhanh hay thở bình thường?

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ lớn hơn, trẻ em và người lớn.

Trung bình, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thở khoảng 40 nhịp mỗi phút.

Nhịp thở có thể chậm lại đến 20 nhịp thở mỗi phút khi trẻ sơ sinh ngủ. Trong quá trình thở, nhịp thở của trẻ sơ sinh có thể ngừng trong 5 đến 10 giây và sau đó bắt đầu lại nhanh hơn - khoảng 50 đến 60 nhịp thở mỗi phút - trong 10 đến 15 giây. Nếu trẻ tạm dừng thở quá 10 giây thì đây là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường.

Làm quen với cách thở bình thường của trẻ sơ sinh khi chúng khỏe mạnh và thư giãn. Điều này sẽ giúp ba mẹ hiểu về trẻ hơn và cũng có những chuẩn bị tốt nhất khi thấy con có biểu hiện bất thường.

 width= Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn trẻ lớn và người trưởng thành

Cần theo dõi nhịp thở của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thở nhanh không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng có một số điều cần chú ý. Khi bạn đã hiểu được cách thở bình thường của trẻ sơ sinh, hãy theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu thay đổi.

Trẻ sinh non thường có phổi kém phát triển và gặp một số vấn đề về hô hấp. Trẻ sinh đủ tháng được sinh bằng phương pháp mổ lấy thai có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp khác ngay sau khi sinh. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nhi khoa của con bạn để tìm hiểu những dấu hiệu cần theo dõi và can thiệp.

Các vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Ho sâu, có thể là dấu hiệu của chất nhầy hoặc nhiễm trùng trong phổi;

  • Tiếng thở của trẻ kèm tiếng ngáy, có thể cần hút chất nhầy từ mũi;

  • Tiếng thở kèm tiếng kêu khàn khàn;

  • Trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh, có thể có chất lỏng trong đường thở do viêm phổi hoặc thở nhanh thoáng qua

  • Thở khò khè có thể xuất phát từ bệnh hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản;

  • Ho khan dai dẳng có thể báo hiệu dị ứng

Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh thở nhanh

Khi thấy trẻ sơ sinh thở nhanh, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ như:

  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức;

  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để giúp làm sạch chất nhầy;

  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm;

  • Cho bé nghe nhạc êm dịu;

  • Massage ở vị trí yêu thích của chúng như lưng, bàn chân, cổ;

  • Đảm bảo em bé ngủ đủ giấc;

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để hỗ trợ hô hấp tốt nhất. Có thể khó để trẻ sơ sinh thở nhanh nằm ngửa được, nhưng đó vẫn là tư thế ngủ an toàn nhất.

 width= Quan sát các biểu hiện bất thường của con để xử trí kịp thời

Trẻ sơ sinh thở nhanh khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ dến cơ sở y tế gần nhất

khi gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:
  • Trẻ khó ngủ hoặc khó ăn uống;

  • Trẻ có vẻ cực kỳ khó chịu;

  • Ho sâu;

  • Sốt trên 38 độ C (cần đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu con dưới 3 tháng);

  • Trẻ khóc nhiều;

  • Khó thở;

  • Thở nhanh hơn 60 lần mỗi phút;

  • Nhìn trẻ nhợt nhạt môi, móng tay và da…

Trẻ sơ sinh thở nhanh thường là triệu chứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, trẻ thường xuyên thở nhanh kèm tím tái người, khó thở, nôn ói, quấy khóc nhiều thì ba mẹ nên đưa con đi khám.

Thở nhanh liên tục cũng có thể là dấu hiệu bất thường của tim mạch, vì vậy, hãy cho con đi khám tim mạch từ sớm để đảm bảo em bé luôn khỏe mạnh.

Đăng lý khám cùng chuyên gia Tim mạch Bệnh viện Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay