Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phòng tránh là tiêm phòng thương hàn. Vậy có bao nhiêu loại vaccine được sử dụng và nên tiêm mấy mũi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thương hàn là bệnh lý toàn thân gây ra do trực khuẩn Salmonella enterica týp huyết thanh Typhi (S. Typhi). Trực khuẩn này có thể lây lan thông qua hệ bài tiết, tức là nếu có tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu (hoặc thậm chí là ăn đồ ăn nhiễm khuẩn) cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trên toàn thế giới, hằng năm có khoảng hơn 20 triệu người mắc thương hàn và khoảng 10% trong số đó tử vong. Tất nhiên là con số này có thể còn cao hơn do việc tiếp cận y tế đến nhiều khu vực còn nhiều khó khăn và nhiều trường hợp bị bệnh không được báo cáo.
Bệnh thương hàn thường lên đến đỉnh điểm vào mùa mưa, đặc biệt nổi bật ở các khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh có thể chỉ là đau đầu, chán ăn, tiêu chảy và nổi mẩn ngoài da. Sau khoảng 8 – 14 ngày, các triệu chứng sẽ nặng lên trông thấy, người bệnh có thể rơi vào trạng thái sốt cao li bì và thậm chí là hôn mê.
Những biến chứng của thương hàn bao gồm:
Bệnh thương hàn vẫn chưa được kiểm soát ở nhiều quốc gia, số người mắc bệnh vẫn gia tăng theo từng năm. Theo các chuyên gia dịch tễ học, số lượng người mắc thương hàn phần lớn tập trung ở các khu vực thuộc Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á do điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo và các chỉ số về thực phẩm chưa đạt mức an toàn. Trong suốt lịch sử nhân loại, thương hàn đã từng là “ác mộng” với nhiều đợt dịch kinh hoàng.
Bệnh thương hàn có thể thành dịch cộng đồng nếu không được kiểm soát chặt chẽ
Sử dụng vaccine thương hàn là biện pháp cần thiết và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng gần 80% người có tiêm phòng thương hàn có thể chống chọi với bệnh trong khi con số này ở những người không tiêm chỉ là chưa đến 10%. Chính vì thế, để ngăn chặn nguy cơ thương hàn lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nước ta đã áp dụng mũi tiêm phòng thương hàn vào chương trình tiêm chủng mở rộng.
Việc sử dụng vaccine thương hàn không chỉ có tác dụng trong ngăn ngừa bệnh mà còn có vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh. Những người đã được tiêm phòng thường tiếp ứng với kháng sinh tốt hơn và thời gian điều trị cũng nhanh chóng hơn.
Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng 2 loại vaccine phòng thương hàn là vaccine TYPHIM VI và vaccine TYPHOID VI.
Cả 2 loại vaccine này hiện tại đều đang được sử dụng tại các bệnh viện và cơ sở tiêm chủng trong cả nước. Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ phòng bệnh của các vaccine này là khoảng 75 – 80%. Đăng ký tiêm phòng TẠI ĐÂY
Vaccine phòng thương hàn chỉ dành cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn, chỉ sử dụng 1 mũi cơ bản tiêm dưới bắp tay với liều lượng 0.5ml. Sau khi tiêm khoảng 3 tuần, hệ miễn dịch của cơ thể đã có thể sản xuất đủ lượng kháng thể để có thể phát huy tác dụng phòng bệnh.
Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn là đối tượng cần được tiêm vaccine thương hàn
Tuy nhiên, những kháng thể này không thể tồn tại vĩnh viễn. Cứ sau khoảng 3 năm, kháng thể chống lại trực khuẩn Salmonella lại bị suy yếu và có nguy cơ bị đào thải. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo tiêm phòng thương hàn nên được nhắc lại mỗi 3 năm để có thể bổ sung kháng thể một cách nhanh chóng.
Tiêm phòng thương hàn hiện nay đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng và được thực hiện cho trẻ em trên 24 tháng tuổi. Ngoài ra, vaccine phòng thương hàn còn được sử dụng ở những nơi đang có dịch hoặc các địa phương có nguy cơ dịch tễ cao:
Đặc biệt, việc tiêm phòng thương hàn nên được thực hiện trước khi đi du lịch khoảng 2 tuần. Một số thay đổi về nguồn nước hoặc sử dụng thức ăn lề đường cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Tiêm phòng thương hàn có thể có những phản ứng phụ sau tiêm như:
Những triệu chứng trên sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 1-2 ngày. Bạn có thể sử dụng biện pháp chườm lạnh lên vùng tiêm để làm dịu cơn đau hoặc sử dụng paracetamol nếu bị sốt. Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên tắm bằng nước ấm sau tiêm chủng.
Trong trường hợp sốt cao liên tục và mệt mỏi li bì, thậm chí có kèm co giật và nôn mửa, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kịp thời xử lý phòng trường hợp xấu nhất.
Tiêm vaccine phòng thương hàn nên được tiêm ở bắp tay, không tiêm tĩnh mạch
Lưu ý: Vaccine thương hàn hiện tại chưa phòng được các loại bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella týp A và B gây ra. Chính vì thế, việc giữ gìn vệ sinh công cộng và sử dụng thực phẩm sạch là biện pháp luôn phải thực hiện.
Những đối tượng không được tiêm phòng thương hàn bao gồm:
Thận trọng khi tiêm vaccine thương hàn cho:
Đặc biệt, cần lưu ý, tiêm phòng thương hàn chỉ được thực hiện ở bắp hoặc dưới da. Tuyệt đối không tiêm TYPHIM dưới tĩnh mạch.
Bệnh thương hàn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ nhỏ. Đáng nói là bệnh có thể lây lan thành dịch cộng đồng nếu không được kiểm soát kịp thời. Tiêm phòng thương hàn nên được thực hiện tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ uy tín với nguồn vaccine chất lượng. Những năm gần đây, trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn khi tiêm phòng với các ưu điểm như sau:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác!