Suy thận ở trẻ em: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Suy thận ở trẻ em: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

08-03-2023

Suy thận ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm để bảo tồn chức năng thận cho trẻ. Nếu không tiến hành các phương pháp điều trị từ sớm, sức khỏe của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.

Suy thận ở trẻ em là gì?

Suy thận ở trẻ em là tình trạng thận của trẻ bị suy giảm chức năng. Những chức năng vốn có của thận như khả năng thải độc và lọc máu mất dần khiến cho chất độc hại không được đào thải hết ra khỏi cơ thể mà tích tụ lại và gây hại. 

Những chất độc như creatinin, natri, kali, ure nếu tích tụ lâu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Suy thận ở trẻ em được chia thành 2 loại cơ bản là suy thận cấp và suy thận mạn:

  • Suy thận cấp: Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh do dị tật bẩm sinh.

  • Suy thận mạn: Tình trạng này thường xuất hiện ở nhóm trẻ từ 8 - 10 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hội chứng thận hư kháng thuốc, bệnh cầu thận, viêm thận lupus hoặc do viêm cầu thận cấp tiến triển thành.

suy than o tre em Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh suy thận

Suy thận ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dù là ở trẻ nhỏ hay người lớn thì suy thận cũng đều là bệnh lý nguy hiểm cần chữa trị sớm. Nếu không phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng suy thận ở trẻ gồm:

  • Chân tay sưng phù

  • Xương yếu hơn bình thường, dễ bị gãy

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch vành như suy tim, viêm màng tim

  • Thiếu máu, tăng kali máu có thể dẫn đến tử vong

  • Ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ do gây tổn thương hệ thần kinh trung ương

  • Hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc các bệnh lý khác

  • Có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm khiến chất độc hại tích tụ quá nhiều trong cơ thể.

Biến chứng của suy thận ở trẻ em là rất nguy hiểm, vì vậy ba mẹ cần cho bé đi khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Đăng ký khám Thận tiết niệu với chuyên gia 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai:

Triệu chứng suy thận ở trẻ em

Suy thận thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không quan sát kỹ và phát hiện sớm bệnh có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, buộc phải lọc máu suốt đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống. 

Khi trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy cho bé đi khám thận tiết niệu ngay vì đây là những biểu hiện của bệnh suy thận.

Phù nề - Dấu hiệu suy thận ở trẻ em

Phù nề là hậu quả của việc tăng ure máu. Trẻ sẽ có các dấu hiệu sưng phù ở mi mắt, nhất là sau khi ngủ dậy, sau đó sẽ phù sang những bộ phận khác như tay, chân, bụng.

Tiểu tiện bất thường

Khi chức năng thận suy giảm, trẻ sẽ gặp phải các tình trạng như: tiểu ít, tiểu khó, tiểu nhiều về đêm… Bên cạnh đó, nước tiểu của trẻ cũng biến đổi bất thường, có thể có màu hồng, màu coca do lẫn máu, nước tiểu có bọt…

Tiểu tiện bất thường là một trong những biểu hiện của suy thận

Hơi thở có mùi

Khi bị suy thận, chất độc hại không được lọc hết nên sẽ tích tụ trong cơ thể, khiến cho hơi thở của trẻ có mùi khó chịu. Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên bị thở khò khè do lượng oxy không cung cấp đủ cho cơ thể.

Chân tay bủn rủn

Trẻ bị suy thận thường có biểu hiện run tay chân khó kiểm soát, kèm theo một vài triệu chứng nhu uể oải, chóng mặt, buồn nôn… Khi xuất hiện những triệu chứng này mà không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Đau đầu

Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ khiến trẻ mệt mỏi. Nguyên nhân là do suy thận làm thể tích máu tăng, dẫn tới quá tải tuần hoàn máu khiến gan bị phù, phù phổi dẫn đến đau nhức đầu.

Chán ăn, ăn không ngon - Dấu hiệu suy thận ở trẻ em

Trẻ bị suy thận thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, không còn hứng thú với việc ăn uống. Trẻ hay mệt mỏi, chỉ muốn nằm một chỗ.

Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em

Việc hiểu rõ nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em cũng là cách để ba mẹ có thể chủ động phòng ngừa bệnh lý này cho các bé. 

Suy thận ở trẻ em có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:

Do di truyền

Theo thống kê, có khoảng 40% trẻ mắc suy thận là do di truyền. Khi sinh ra, trẻ sẽ mắc một số dị tật bẩm sinh như hẹp van niệu đạo, tiểu rắt. Bên cạnh đó, nếu bố mẹ mắc các bệnh lý khác về thận cũng có thể là nguyên nhân sinh ra em bé bị suy thận.

Nhiễm trùng nặng

Nếu trẻ mắc một số bệnh lý nhiễm trùng nặng như siêu vi trùng, suy đa tạng mà không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến suy thận.

Tiêu chảy kéo dài

Trẻ bị ỉa chảy, đi ngoài kéo dài cũng khiến thận bị tổn thương và suy yếu dần. Đi ngoài phân lỏng kéo dài có thể dẫn đến mất nước. Mất nước là tình trạng nguy hiểm với các biểu hiện mệt mỏi, da tái xanh, nôn ói… Ba mẹ cần thận trọng khi con có những biểu hiện này.

Tổn thương cầu thận

Những bệnh lý về cầu thận, đường dẫn niệu như viêm cầu thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận nếu không được điều trị sớm. 

Sức đề kháng yếu

Những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, còi xương, trẻ biếng ăn… có nguy cơ bị thận cao hơn những em bé khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán suy thận ở trẻ em

Suy thận giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, khó nhận biết. Nếu con có biểu hiện bất thường, ba mẹ cần cho đi khám ngay.

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh suy thận

Bệnh suy thận có thể được chẩn đoán chính xác qua các biện pháp sau:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp đo lường nồng độ creatinin. Chỉ số này giúp đo chức năng thận và chẩn đoán suy thận ở trẻ chính xác.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ xác định được mức độ suy thận cũng như khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Siêu âm thận

Phương pháp này giúp đo kích thước, xác định vị trí các tổn thương ở thận.

Điện giải đồ

Xét nghiệm này giúp định lượng những ion điện giải trong máu như kali, natri, canxi. Những chất này đều được điều hoà do thận nên kết quả đo nồng độ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chức năng thận.

Sinh thiết thận

Phương pháp này sử dụng một mẫu nhỏ mô thận để kiểm tra. Kết quả sinh thiết cho biết nguyên nhân gây suy thận và mức độ tổn thương của thận.

Điều trị suy thận ở trẻ em như thế nào?

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị sớm để bảo tồn tối đa chức năng thận, ngăn nguy cơ phải ghép thận hoặc chạy thận cả đời.

Suy thận ở trẻ em có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn của trẻ bị suy thận cần được quan tâm để giúp bệnh không tiến triển nặng. Theo đó, chế độ ăn cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Bổ sung đạm để nuôi dưỡng cơ thể, ngăn ngừa thiếu dinh dưỡng cho trẻ.

  • Giảm kali: Hạn chế kali giúp ngăn ngừa dư thừa kali máu, có thể dẫn đến tử vong. Người nhà nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm giàu kali như rau dền, chuối…

  • Giảm phốt pho: Nhiều phốt pho cùng canxi dẫn đến tình trạng xương giòn, dễ gãy, ngứa da, đỏ mắt. Vì vậy nên cho bé ăn những thực phẩm ít phốt pho như bắp, lòng trắng trứng, đậu xanh…

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc điều trị suy thận ở trẻ em có tác dụng giảm hấp thu protein trong nước tiểu, hỗ trợ giảm sưng phù. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bé, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Lọc máu

Lọc máu được áp dụng trong các trường hợp suy thận nặng, chức năng thận của trẻ giảm còn dưới 50%. Bên cạnh sử dụng thuốc, bé cần được tiến hành lọc máu chu kỳ suốt đời để duy trì sự sống.

Lọc máu được áp dụng cho các trường hợp suy thận nặng

Ghép thận

Trong trường hợp cần thiết, trẻ buộc phải ghép thận mới có thể duy trì sự sống. Phương pháp này sử dụng quả thận của người khỏe mạnh để thay thế hoàn toàn quả thận bị suy của trẻ.

Ghép thận đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao cùng sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị y tế hiện đại. Trước khi thực hiện ghép thận, sức khỏe của trẻ phải đảm bảo tốt, huyết áp ổn định… 

Biện pháp phòng ngừa bệnh suy thận ở trẻ em

Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây nhiều biến chứng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm là giải pháp tối ưu giúp bảo vệ trẻ nhỏ.

Để việc phòng ngừa suy thận ở trẻ em đạt hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Khi mang thai chị em nên chủ động khám thai định kỳ để phát hiện bất thường vì suy thận có thể bị từ bẩm sinh.

  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của bé, bổ sung nhiều rau củ, nước uống hằng ngày.

  • Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bất thường vì suy thận thường không có biểu hiện rõ ràng, rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

Khoa Thận tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc - Địa chỉ khám và điều trị suy thận uy tín nhất Hà Nội

Suy thận cấp cần điều trị ngay từ sớm để chấm dứt tình trạng tổn thương thận, ngăn ngừa diễn tiến thành suy thận mạn. Với những trường hợp suy thận mạn, ba mẹ cần lựa chọn địa chỉ khám và điều trị uy tín để đồng hành cùng con trên chặng đường dài điều trị bệnh.

Khoa Thận tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị bệnh Thận uy tín, được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ.

Thăm khám và điều trị tại khoa Thận tiết niệu Hồng Ngọc, các bậc phụ huynh có thể yên tâm cho con được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải, gần 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu - BV Bạch Mai. Cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm khác như: BSNT Lê Nguyên Sơn, BSNT Vũ Quang Hòa; Ths.BS Lê Thị Huế

  • Bác sĩ tư vấn nhẹ nhàng, thấu hiểu bệnh nhân và theo sát quá trình điều trị

  • Không gian bệnh viện sạch sẽ, hiện đại với nhiều tiện ích như wifi free, quán cafe, nhà hàng

  • Khám tất cả các ngày trong tuần, không phải chờ đợi lâu

  • Hệ thống máy móc xét nghiệm tiên tiến từ Abbott Hoa Kỳ đảm bảo đem lại kết quả chính xác

  • Đội ngũ nhân viên chăm sóc chu đáo, hướng dẫn tận tình, hỗ trợ 24/24

  • Miễn phí buffet sau khám

Thông tin liên hệ:

CHUYÊN KHOA THẬN TIẾT NIỆU – BV ĐA KHOA HỒNG NGỌC

- 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Hotline tư vấn: 0947.616.006 - 0911.858.615

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay