Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: các biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: các biểu hiện và cách khắc phục

01-04-2022
Sống khỏe

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, do đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định.

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, bao gồm những vấn đề liên quan đến các biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục.

Nôn ói - Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Nôn trớ sữa là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Nếu trẻ chỉ bị trớ sữa bình thường thì ba mẹ không cần quá lo lắng nhưng nếu đi kèm thêm một vài biểu hiện khác thì cần đi khám cho bé.

Dấu hiệu nhận biết

Nôn ói khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể kèm theo các biểu hiện:

  • Ọc dịch xanh rêu.
  • Bụng chướng.
  • Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.

Nguyên nhân

  • Bé bú no quá, các cữ bú gần nhau
  • Lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá so với miệng bé
  • Mẹ đổi loại sữa không phù hợp
  • Tư thế bế trẻ không đúng

Video Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Khi Trẻ Nôn Trớ

Cách khắc phục

  • Cho trẻ bú đúng tư thế
  • Không ép bé bú quá nhiều ở mỗi cữ và không bú nhiều lần trong ngày. Trẻ sơ sinh nếu sinh ra trên 2,9kg thì xu hướng sẽ đói sau mỗi 3 giờ.

Hậu quả 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh tuy là hiện tượng phổ biến nhưng có nhiều trường hợp để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Nôn ói thường xuyên, kéo dài có thể gây ra một số dị dạng đường tiêu hóa như: teo thực quản, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, teo tắc ruột… Những bệnh lý này cần điều trị sớm để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong..

Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ bình thường cũng hay trớ một lượng nhỏ sữa trong hoặc ngay sau bú

Ðau bụng

Đau bụng là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện

Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Vì trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo cho ba mẹ tình trạng của mình. Phụ huynh có thể nhận biết qua những biểu hiện sau: mặt trẻ đỏ hoặc tái, bụng chướng, bàn tay nắm chặt, chân co lên bụng…

Nguyên nhân

Ðau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên nhân như: đói, nuốt nhiều hơi khi bú hoặc bú quá nhiều. Ngoài ra, có một số bệnh lý gây nên tình trạng đau bụng như đầy hơi, táo bón, lồng ruột…

Cách khắc phục

  • Mẹ nên ngồi khi cho bé bú.

  • Tắm nước ấm cho trẻ để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Sử dụng bình bú thoát hơi tốt để trẻ không nuốt không khí quá nhiều.

  • Massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ.

  • Không ép bé bú nhiều.

  • Đặt em bé nằm sấp trên đầu gối rồi xoa lưng nhẹ nhàng để làm giảm áp lực lên bụng của bé.

Tiêu chảy - Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 5 - 10 lần trong ngày. Điều này cũng hết sức bình thường nếu phân của trẻ có tính chất bình thường, màu vàng sậm, trẻ tăng cân đều… Còn trong trường hợp đi ngoài quá nhiều lần kèm theo những biểu hiện bất thường thì đó là do bé đang bị tiêu chảy.

Biểu hiện

Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần/ngày, ăn kém, mệt mỏi, đôi lúc nôn trớ. Một số trẻ có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như trướng bụng, sốt, phân có nhầy, lẫn máu… Khi bị tiêu chảy, bé thường mệt mỏi, kém ăn, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Nhiều trường hợp tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất điện giải rất nguy hiểm.

Nguyên nhân 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể do nhiễm virus Rotavirus, nhiễm ký sinh trùng như Amip, L.Giardia hoặc nhiễm vi khuẩn E.Coli, phẩy khuẩn tả… Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do bị dị ứng sữa, bé bú quá nhiều, mẹ ăn phải đồ tanh dễ gây tiêu chảy khi bé bú mẹ.

Cách khắc phục

Khi trẻ bị tiêu chảy, trước tiên mẹ nên xem lại chế độ ăn của mình xem có ăn đồ gì tanh, sống, có khả năng gây tiêu chảy hay không. Cùng với đó, cho bé bú nhiều cữ để bù nước cho con. Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy thì có thể bổ sung thêm điện giải cho bé.

Hậu quả

Tiêu chảy không chỉ khiến bé mệt mỏi, kiệt sức, không hấp thu được nhiều dưỡng chất mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ tử vong nếu bé bị mất nước nặng mà không được bổ sung kịp thời.

Táo bón - Triệu chứng thường gặp khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu ngày 1 lần, 2-3 lần, thậm chí 2-3 ngày mới đi một lần. Điều này sẽ là bình thường nếu phân của bé bình thường, cơ thể vẫn khỏe mạnh, trẻ vui vẻ… Tuy nhiên, nếu nhiều ngày bé không đi tiêu có thể là do con đang bị táo bón.

Dấu hiệu nhận biết

  • Trẻ không đi tiêu thường xuyên, nhiều ngày mới đi một lần.

  • Phân khô rắn, cứng như sỏi hoặc phân to.

  • Bụng trẻ cứng, có biểu hiện đau bụng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do trẻ bú quá ít, hoặc mẹ đang bị táo bón có sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ho chứa codein, thực đơn ăn dặm của bé không có rau xanh, trái cây. Nếu bé uống sữa công thức chứa nhiều chất béo, nhiều protein cũng có thể gây táo bón.

Biểu hiện của tiêu chảy là trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, phân có thể có nhầy

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng táo bón, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình để bé được bú nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng và đủ chất xơ. Bên cạnh đó, cho trẻ bú mẹ thường xuyên hoặc cho con uống thêm nước. Nếu trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì trong bữa ăn của bé cần có nhiều rau, trái cây…

Bên cạnh đó, mẹ nên massage bụng và tăng cường vận động cho trẻ để giúp con dễ đi tiêu hơn.

Hậu quả

Hậu quả của táo bón là khiến trẻ bị đau bụng, khó chịu. Ngoài ra, còn khiến bé biếng ăn, chậm lớn và quấy khóc.

Bú kém

Bú kém cũng là một trong những triệu chứng của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện Bú kém là tình trạng trẻ bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường. Tuy nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé là khác nhau, nhưng nhìn chung, trẻ sơ sinh cần bú từ 8-12 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.   Nguyên nhân Khi hệ tiêu hóa của bé đang gặp bất thường, bé có thể sẽ cảm thấy chán ăn, mất cảm giác đói hoặc quá mệt mỏi không muốn bú. Vì thế, bé sẽ bú kém hơn so với mức bình thường.  Cách khắc phục Cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ để cung cấp cho bé nguồn sữa mẹ chất lượng, thơm ngon, kích thích con thích bú hơn. Khẩu phần ăn của mẹ phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất chính là đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế đồ ăn cay nóng, có mùi nồng, tanh. Ngoài ra, hãy tạo cho bé thói quen bú đúng giờ, đúng cữ, khoảng 3 tiếng cho bé bú một lần để con cảm thấy đói và bú hiệu quả hơn. Không nên ép bé bú hoặc uống sữa công thức khi con không muốn bú nữa như vậy càng khiến con sợ ăn hơn. Hậu quả Khi bé bú ít hơn bình thường ba mẹ không nên để tình trạng này kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé đặc biệt là vấn đề cân nặng của bé.
Bú kém là bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường

Chậm tăng cân - Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Mặc dù biết nuôi con không phải cứ chăm chăm nhìn vào cân nặng của bé nhưng nếu trẻ tăng cân chậm trong thời gian dài thì đó có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hoặc một số bệnh lý nào đó.

Biểu hiện

Việc chậm tăng cân có thể được phát hiện dễ dàng qua việc cân đo trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, uể oải… Nhiều trường hợp nặng bé còn có dấu hiệu mất nước, thóp lõm, da khô.

Nguyên nhân

Khi hệ tiêu hóa có vấn đề, việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng trực tiếp. Dẫn đến việc bé không nhận đủ hàm lượng dinh dưỡng cơ thể cần dẫn đến chậm tăng cân.

Hậu quả

Hậu quả của việc trẻ sơ sinh tăng cân chậm có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như: suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, cấu trúc cơ của bị suy yếu, con dễ mắc các vấn đề về tim mạch…

Biện pháp khắc phục

Để khắc phục tình trạng chậm tăng cân do rối loạn tiêu hóa, trước tiên mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày để cung cấp nguồn sữa giàu dưỡng chất cho bé, giúp con hấp thu tốt hơn, tăng cân nhanh hơn. Bên cạnh đó, cần cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bé, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và sự phát triển của con nên cần được phòng ngừa ngay từ sớm. Hãy áp dụng những biện pháp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Người mẹ cần ăn uống đầy đủ và đa dạng các thành phần dinh dưỡng ngay từ khi mang thai và giai đoạn cho con bú.

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể trẻ, mang đến cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  • Không để trẻ bú quá no trong một cữ bú, tập cho bé thói quen ăn uống và đi tiêu đúng giờ.

  • Với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên hạn chế cho bé uống sữa động vật và đường lactose. Nên chọn loại sữa giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và không nên đổi nhiều loại sữa liên tục khiến hệ tiêu hóa của bé khó thích ứng kịp.

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường sống, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của bé thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.

  • Không được tùy tiện sử dụng thuốc cho bé, nhất là thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này, thậm chí là tử vong do tình trạng mất nước. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để bảo vệ hệ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe tổng thể của trẻ.

Đăng ký nhận tư vấn khám sức khỏe Tiêu hóa cho bé tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay