Phụ nữ mang thai cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

Phụ nữ mang thai cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

19-03-2020

Bà bầu dùng axit folic trong suốt thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt đầu tiên giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi gồm tật nứt đốt sống và dị tật như hở hàm ếch hay sứt môi. 

Tại sao axit folic quan trọng trong thai kỳ?

Axit folic là một dạng vitamin B được tìm thấy trong nhiều thực phẩm bổ sung và tăng cường. Nó có dạng tổng hợp là folate. Axit folic được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào mới và tạo ra DNA, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Uống axit folic đặc biệt quan trọng trước và trong khi mang thai, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy dùng axit folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh bao gồm dị tật ống thần kinh nghiêm trọng như tật nứt đốt sống, encephalocele (hiếm khi) và bệnh não.

Những lợi ích của việc bà bầu dùng axit folic khi mang thai

Bà bầu dùng axit folic giúp găn ngừa dị tật bẩm sinh

Khoảng 3.000 em bé được sinh ra với khuyết tật ống thần kinh ở Hoa Kỳ mỗi năm. Thông thường, ống thần kinh phát triển vào tủy sống và não sau 28 ngày kể từ khi thụ thai.

Nếu ống thần kinh không đóng đúng cách, sẽ xảy ra khuyết tật ống thần kinh. Chứng loạn thần là tình trạng não bộ không phát triển đúng cách. Em bé sinh ra bị bệnh não không thể sống sót. Trẻ sinh ra bị tật nứt đốt sống hoặc encephalocele có thể phải đối mặt với nhiều ca phẫu thuật, bị tê liệt và tàn tật lâu dài.

Theo đánh giá của các chuyên gia, mẹ bầu bổ sung axit folic sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật tim bẩm sinh.

Ngoài ra bổ sung sớm axit folic trong thai kỳ còn có thể giúp ngăn ngừa sứt môi và hở hàm ếch. Những dị tật bẩm sinh này xảy ra nếu các bộ phận của miệng và môi không hợp nhất với nhau trong 6 đến 10 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Bà bầu dùng axit folic giúp găn ngừa dị tật bẩm sinh Bổ sung axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi

Bà bầu dùng axit folic giúp phòng tránh bệnh thiếu máu

Vai trò hết sức quan trọng của axit folic là cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu.

Vậy nên trong giai đoạn mang thai cần bổ sung đầy đủ axit folic cho mẹ bầu và thai nhi để ngăn được tình trạng thiếu máu, tránh xảy ra các trường hợp sảy thai, sinh non, hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch đối với trẻ sơ sinh.

Bà bầu dùng axit folic giúp gảm nguy cơ ung thư

Axit folic cũng đóng góp vào việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư cổ tử cung.

Bà bầu dùng axit folic giúp ngăn chặn một số bệnh lý khác

Axit folic còn được sử dụng để ngăn chặn một số bệnh lý như chứng mất trí nhớ, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X.

Liều lượng axit folic cho phụ nữ mang thai

Liều lượng axit folic khuyến cáo cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400 mcg mỗi ngày. Nếu thai phụ dùng vitamin tổng hợp mỗi ngày, hãy kiểm tra xem nó có đủ lượng axit folic khuyến cáo hay không.

Bà bầu dùng axit folic nên theo liều lượng dưới đây:

- Trong khi mang thai: 400 mcg

- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: 400 mcg

- Trong 4 đến 9 tháng của thai kỳ: 600 mcg

- Trong khi cho con bú: 500 mcg

Uống axit folic sau khi bạn phát hiện ra bạn mang thai có thể không đủ sớm. Nhiều phụ nữ không nhận ra họ đã mang thai đến 6 tuần hoặc hơn 6 tuần. Khiếm khuyết ống thần kinh có thể xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận ra mình có thai.

Liều lượng axit folic cho phụ nữ mang thai Nên bổ sung axit folic đúng liều lượng

Để đảm bảo bạn có đủ axit folic trong cơ thể để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, vì thế khuyến cáo phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc trong độ tuổi sinh đẻ nên uống 400 mcg axit folic mỗi ngày. Nếu như đã sinh con bị dị tật ống thần kinh, phụ nữ có thể cần liều axit folic cao hơn.

Đối tượng cần sử dụng liều axit folic cao hơn:

- Bị bệnh thận và đang chạy thận nhân tạo

- Bị bệnh hồng cầu hình liềm

- Bị bệnh gan

- Uống nhiều đồ uống có cồn

- Uống thuốc để điều trị bệnh động kinh, tiểu đường loại 2, lupus, bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn hoặc bệnh viêm ruột.

Bà bầu nên bổ sung những thực phẩm nào giàu axit folic?

Chế độ dinh dưỡng khoa học là mối quan tâm của tất cả các bà bầu. Nên ăn gì để dược cung cấp nhiều axit folic, tránh các nguy cơ bị dị tật ống thần kinh? 10 loại thực phẩm dưới đây đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng cung cấp nguồn axit folic dồi dào cho mẹ bầu mỗi ngày. 

Các loại ngũ cốc chứa lượng axit folic cao

Các loại ngũ cốc khác nhau có chứa lượng axit folic khác nhau. Khi chọn mua ngũ cốc, các bà mẹ tương lai nên chú ý tỷ lệ hàm lượng axit folic trong đó để chọn được loại có tỷ lệ phần trăm cao, tốt nhất cho em bé trong bụng.

Sản phẩm lúa mì

Ngoài bánh mì, hãy thử các món làm từ bột mì như mì ống, bánh quy giòn, và các loại bánh khác. Bạn có thể kết hợp các sản phẩm lúa mì với các loại thực phẩm giàu folate như nước sốt cà chua với mì ống.

Các loại đậu là nguồn axit folic tự nhiên dồi dào

Hầu hết các đậu khô đều giàu axit folic, đặc biệt là đầu lăng và đậu xanh. Bổ sung các loại đầu trong bữa ăn hàng ngày, giúp mẹ bầu cung cấp đến một phần ba hàm lượng axit folic cho cơ thể.

bà bầu dùng axit folic Có thể bổ sung axit folic bằng thực phẩm

Gan

Gan là một trong các loại thực phẩm có chứa axit folic cao, thậm chí còn gấp đôi so với một số thực phẩm khác. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên bạn nên ăn món này ở mức vừa phải vì nó chứa rất nhiều cholesterol.

Trứng giúp bổ sung axit folic cho bà bầu

Một món ăn gồm 3 quả trứng sẽ cung cấp khoảng 1/4 lượng axit folic mà bạn cần. Ngoài ra, trứng còn cung cấp protein và một loạt các vitamin và khoáng chất khác cần thiết trong thai kì.

Rau lá xanh

Các món thức ăn từ rau lá xanh như xà lách, rau bina, hoặc cải xoăn có thể cung cấp 1/3 lượng axit folic cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra rau xanh cũng giàu các vitamin khác và ít calo.

Họ nhà cam quýt

Uống một ly nước cam ép là một cách tốt để hấp thụ axit folic. Các quả có múi như: dứa, bưởi cũng là nguồn cung cấp folate hiệu quả.

Các loại quả mọng

Những loại quả này có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong các loại trái cây. Chúng có thể cung cấp khoảng 20% ​​folate bạn cần trong một ngày. Ngoài ra chúng cũng giúp bổ sung lượng chất xơ và chứa ít calorie.

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương nằm trong danh sách các loại hạt có hàm lượng folate cao nhất. Ngoài ra,bạn cũng có thể chọn các loại hạt khác như hạt vừng hay quả óc chó để thay thế bởi chung cũng rất giàu axit folic.

Bia

Đúng hơn là men bia có chứa nguồn folate dồi dào. Đó là lý do thi thoảng bà bầu cũng có thể uống một chút bia. Tuy nhiên, bạn không nên coi đây là nguồn cung cấp axit folic chính trong chế độ ăn uống của mình trong suốt thời gian mang thai. Chỉ nên uống một lượng nhỏ bia để tránh các tác động tiêu cực cho thai kỳ.

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống và bổ sung axit folic đầy đủ ngay từ đầu thai kỳ, các bà bầu cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc khám thai. Những lần khám thai đầu tiên sau khi mang bầu rất quan trọng, giúp xác định chính xác việc thai nhi đã ổn định trong tử cung và bắt đầu phát triển hay chưa.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc khám thai và thực hiện các xét nghiệm cũng giúp chẩn đoán sớm các bất thường và dị tật ở thai nhi để đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám và siêu âm thai kỳ uy tín, chất lượng

Là một trong những bệnh viện tư hàng đầu khu vực miền Bắc, nhiều năm qua Hồng Ngọc luôn là sự lựa chọn ưu tiên của đông đảo các mẹ bầu bởi chất lượng cao và dịch vụ xứng tầm 5*.

Bệnh viện hiện đang triển khai dịch vụ thai sản trọn gói từ tuần thứ 8, hoặc linh hoạt theo nhu cầu giúp mẹ bầu được theo dõi thai kỳ sớm, chăm sóc sức khỏe toàn diện ngay từ khi mới mang bầu đến tận lúc sinh.

Bệnh viện Hồng Ngọc là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều mẹ bầu Bệnh viện Hồng Ngọc là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều mẹ bầu

Với các gói thai sản của Hồng Ngọc, mẹ bầu được khám, siêu âm, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện sớm nhất mọi vấn đề, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và thảnh thơi nhất.

Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ đông đảo các bác sĩ sản khoa giỏi, từng nhiều năm công tác và giữ trọng trách cao tại các bệnh viện Sản công lập nổi tiếng trong nước, mang tới sự an tâm về chuyên môn. Cùng với dịch vụ chất lượng và mô hình bệnh viện - khách sạn mang tới sự thoải mái và thư giãn cho mẹ bầu.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây để hưởng những ưu đãi hấp dẫn:

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay