Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu và chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột, trong đó phổ biến là chứng ợ chua bệnh lý. Vậy ợ chua ở trẻ em là gì, dấu hiệu nào giúp bố mẹ nhận biết bệnh để đưa trẻ đi khám? Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh lý này cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.
Ợ chua không chỉ xảy ra ở người lớn mà đây còn là bệnh lý xuất hiện ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Bởi vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu và chưa thực sự hoàn thiện.
Bình thường, dạ dày sẽ tiết ra một lượng acid vừa đủ để tiêu hóa và diệt vi khuẩn có trong thức ăn. Trong trường hợp cơ thực quản dưới bị giãn, dạ dày chịu áp lực thì acid sẽ theo không khí dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng và gây ra hiện tượng ợ chua ở trẻ em.
Ợ chua khiến trẻ cảm thấy khó chịu, luôn quấy khóc. Những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường mắc phải tình trạng này, do trương lực cơ vòng thực quản của trẻ còn yếu nên không thể đóng kín. Điều này khiến cho acid và khí trong dạ dày dễ bị trào ngược lên.
Đồng thời ở một số trẻ lớn hơn thì khả năng tiêu hóa vẫn còn kém, đường ruột chưa thể hấp thụ hết thức ăn. Do đó, những mảnh thức ăn bị ứ đọng lại sẽ được vi khuẩn lên men, sản sinh khí và gây nên ợ chua.
Khi mắc phải tình trạng ợ chua ở trẻ em, bố mẹ sẽ nhận thấy con yêu của mình luôn khó chịu và quấy khóc
Vậy, chứng ợ chua ở trẻ em do nguyên nhân nào? Nếu lỡ mắc phải những nguyên nhân dưới đây bố mẹ nên có biện pháp giúp trẻ khắc phục chứng bệnh này.
Nếu không điều chỉnh hợp lý thói quen ăn uống sinh hoạt thì bố mẹ sẽ bắt gặp tình trạng ợ chua ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh:
Khi ăn nhiều món cay nóng, uống nước có gas thì niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và tăng tiết acid. Nếu lượng acid sản sinh và tích tụ quá nhiều thì dạ dày sẽ có cơ chế giải phóng ra ngoài bằng ợ chua để giảm áp lực.
Nếu cho trẻ ăn cùng lúc quá no hoặc nhiều món ăn dầu mỡ thì hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải. Bởi vì, khối lượng thức ăn nạp vào quá lớn dạ dày trẻ không thể tiêu hóa được hết. Lúc này, trẻ sẽ bị khó tiêu và đầy hơi do thức ăn dư thừa ứ đọng lại, bị lên men và sinh ra khí.
Lượng khí dư thừa tạo áp lực lên dạ dày, đồng thời cơ thực quản dưới không đóng kín nên không khí và acid sẽ bị đẩy lên và dẫn đến hiện tượng ợ chua ở trẻ em.
Ợ chua ở trẻ em có thể do ăn quá no hoặc ăn nhiều thức ăn dầu mỡ
Thực phẩm, dụng cụ ăn uống của bé không đảm bảo sạch sẽ khiến vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào đường ruột. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa và xuất hiện các triệu chứng như: đầy hơi, ợ chua, đi ngoài.
Bố mẹ không thiết lập và dạy cho trẻ các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Do đó, khi ăn uống sai tư thế, ăn xong nằm ngay hoặc chạy nhảy thì nguy cơ trẻ bị ợ chua có thể xảy ra.
Khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm nhóm NSAID, Glucocorticoid thì lớp chất nhầy ở dạ dày trẻ sẽ bị bào mòn. Do đó, acid có thể tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc gây tổn thương và kích ứng dây thần kinh. Đồng thời nhu động ruột tăng, dạ dày co bóp nhiều đẩy acid trào ngược lên dẫn đến ợ chua ợ nóng.
Có thể bạn quan tâm:
Đa phần chứng ợ chua, ợ hơi ở trẻ không quá đáng lo, chỉ là do các yếu tố sinh lý. Tuy nhiên, cũng cần cẩn thận với các bệnh lý sau:
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng acid dịch vị tăng tiết bất thường. Đồng thời trương lực cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, nhu động dạ dày rối loạn đẩy ngược acid đi lên. Lúc này, acid với độ pH thấp sẽ bào mòn và làm tổn thương niêm mạc thực quản, xoang miệng. Do đó, trẻ sẽ có cảm giác ợ chua, nóng rát cổ họng.
Ở trẻ sơ sinh thì tỷ lệ trẻ bị trào ngược dạ dày tăng dần từ 2 – 6 tháng tuổi và giảm dần sau khoảng 7 tháng tuổi. Trẻ có các triệu chứng xuất hiện như: trớ sữa, thở khò khè, ho…Nếu tiến triển nặng bệnh có thể khiến trẻ chậm tăng cân, thậm chí là giảm cân.
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây ợ chua ở trẻ em khiến trẻ khó chịu
Viêm loét dạ dày xảy ra khi acid dịch vị tăng tiết bất thường. Lúc này lớp niêm mạc sẽ bị viêm nhiễm, thậm chí là lở loét. Đồng thời các dây thần kinh điều khiển bị kích thích bởi acid sẽ làm rối loạn nhu động. Do đó trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng ợ chua, buồn nôn, khó tiêu,…
Nếu mắc bệnh sỏi mật thì hoạt động của cơ quan này thường bị rối loạn. Lúc này lượng dịch tiết ra sẽ không đủ để tiêu hóa dầu mỡ ăn vào. Do đó trẻ sẽ gặp phải tình trạng khó tiêu, ợ chua và trào ngược.
Quá trình tiêu hóa ở dạ dày của trẻ cũng bị ảnh hưởng do bệnh đau tim. Bởi vì, các xung động thần kinh tại đây dễ bị kích thích và gây rối loạn nhu động co bóp. Từ đó làm tăng nguy cơ acid dịch vị trào ngược lên thực quản gây ợ chua.
Ngoài ợ chua ở trẻ em, bố mẹ nên chú ý đến các triệu chứng đi kèm khác như:
Ợ chua ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất là bố mẹ nên đưa đi thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu ợ chua kéo dài 2 ngày có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng, trẻ sẽ bắt đầu bỏ bú, nôn nhiều và quấy khóc. Khi đến cơ sở y tế các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, triệu chứng. Sau đó đưa ra lời khuyên cho bố mẹ về cách chăm sóc trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ bị ợ chua phải làm sao là nỗi bận tâm khiến nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy bối rối. Dưới đây là các cách giúp trẻ giảm thiểu tình trạng ợ chua mà bố mẹ nên biết:
Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên hình thành cho trẻ các thói quen khoa học sau:
Để giảm tình trạng ợ chua, bố mẹ không nên cho trẻ nằm hoặc chạy nhảy sau khi ăn
Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm dưới đây để giảm thiểu tình trạng ợ chua ở trẻ:
Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng, tránh tình trạng khó tiêu. Một số loại thực phẩm giàu xơ có tính kiềm giúp trung hòa được acid dịch vị như: súp lơ xanh, măng tây, cần tây, hạt sen,…
Để giúp trẻ tăng sức đề kháng, bố mẹ cũng nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C nhưng không quá chua, tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: đu đủ. Đặc biệt, chuối, táo, lê đều là những loại quả còn có tác dụng bảo vệ và làm dịu niêm mạc.
Mỗi ngày, bố mẹ nên cho trẻ ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. Tùy vào độ tuổi mà bố mẹ lựa chọn loại sữa chua cho phù hợp. Đối với trẻ sơ sinh từ 6 – 7 tháng tuổi trở lên thì bố mẹ chỉ nên cho ăn sữa chua đúng lượng theo lời khuyên của bác sĩ.
Ở trẻ ăn dặm, hoặc trẻ lớn tuổi hơn thì bố mẹ có thể cải thiện chứng ợ chua bằng cách nấu cháo hạt sen. Do đó hàng tuần bố mẹ bổ sung món cháo hạt sen vào trong thực đơn để vừa bồi bổ sức khỏe vừa giúp trẻ khắc phục chứng ợ chua.
Bố mẹ nên chú ý, trẻ sơ sinh cho đến 1 tuổi thì không dùng được gừng tươi. Đối với trẻ lớn tuổi hơn bố mẹ có thể thái mỏng 2 lát gừng tươi ngâm vào 100ml nước sôi, để nguội rồi cho trẻ uống từng ngụm nhỏ. Ngoài ra có thể giã 2 lát gừng mỏng trộn với mật ong rồi cho trẻ ngậm một chút để cải thiện triệu chứng ợ chua.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể dùng được nghệ tươi để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây ợ chua, ợ hơi. Do đó, bố mẹ có thể thêm nghệ tươi vào các món ăn hàng ngày của bé như: cá kho, thịt kho,..
Sau khi đã thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nhưng chứng ợ chua vẫn không cải thiện thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị bằng thuốc. Điển hình là hai nhóm thuốc có tác dụng giảm acid dạ dày tăng tiết như: thuốc kháng histamin H2 (Zantac, Pepcid), thuốc ức chế bơm proton (Dexilant, Nexium, Prilosec),…
Bố mẹ nên nhớ trong quá trình điều trị bằng thuốc cho trẻ bị ợ chua, ợ hơi hay ợ nóng thì liều lượng và cách dùng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Ợ chua ở trẻ em có thể được cải thiện hơn từ nghệ tươi
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng ợ chua ở trẻ em. Hi vọng với những biện pháp khắc phục mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu này ở trẻ.
Nếu ợ chua ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vẫn kéo dài không khỏi thì thăm khám tại cơ sở y tế là việc khẩn trương và cần thiết. Để được chẩn đoán bệnh chính xác, bố mẹ nên đưa trẻ đến địa chỉ uy tín, chất lượng. Tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ khám ợ chua ở trẻ em được đông đảo bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, sẽ tư vấn và hướng dẫn bố mẹ cách điều trị ợ chua ở trẻ em hiệu quả.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: