Bệnh hen phế quản trẻ em cần được quan tâm và xử trí đúng cách. Các vấn đề khi điều trị hen phế quản trẻ em sẽ được giải đáp trong bài viết.
Bệnh hen phế quản (còn gọi với tên khác là hen suyễn hay bệnh suyễn) ở trẻ em khởi phát khi đường thở và phổi bị viêm nhiễm với nhiều yếu tố, nguyên nhân. Điều trị hen phế quản ở trẻ em cần đặc biệt chú trọng, tránh xảy đến những nguy cơ khôn lường.
Hen phế quản ở trẻ em gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày gây cản trở tới việc vui chơi, học tập với các triệu chứng khó chịu. Nếu như không được chú trọng và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tiến triển thành các cơn hen cấp rất nguy hiểm.
Tương tự với căn bệnh ở người lớn, nhưng bệnh gặp nhiều thách thức hơn do trẻ chưa ý thức được tầm nguy hại của bệnh. Bệnh hen phế quản là nguyên nhân khiến tỉ lệ trẻ em phải nhập viện điều trị và cấp cứu khẩn cấp ở mức cao. Người bảo hộ cần sát sao hơn trong điều trị cho con em mình.
Hen phế quản là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, khi điều trị hen phế quản ở trẻ em, cần phải tích cực và kiên trì theo chỉ định bác sĩ. Các triệu chứng và cơn hen hoàn toàn có thể kiếm soát tốt, nếu như được tham vấn một phác đồ điều trị thích hợp.
Hen phế quản trẻ em tiến triển nhanh nếu như không được can thiệp và điều trị đúng cách
Tùy theo tình hình bệnh được chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị hen phế quản ở trẻ em theo mục đích kiểm soát các triệu chứng. Mục tiêu bao gồm:
Điều trị hen phế quản trẻ em bao gồm việc phòng tránh các cơn hen suyễn bất chợt và kiểm soát tình trạng bệnh. Cần lựa chọn loại thuốc phù hợp từ các yếu tố: độ tuổi, tác nhân gây bênh, triệu chứng,…
Các em bé dưới 3 tuổi với triệu chứng hen suyễn nhẹ có thể được tiếp tục theo dõi và chưa cần sử dụng thuốc ngay. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, điều này cần được sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa sau khi khám về tình trạng bệnh.
Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 3 tuổi nếu có những cơn khò khè thường xuyên, tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương hướng điều trị thử, tiến hành theo dõi đánh giá mức độ đáp ứng. Phương hướng điều trị sẽ được hội chẩn sao cho phù hợp nhất.
Thuốc cắt cơn hen thông dụng: bricanyl (terbutaline), ventolin (salbutamol),… với dạng phun khí dung hoặc dạng xịt có định liều.
Thuốc kiểm soát cơn hen bao gồm thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm – mang tác dụng ngăn ngừa triệu chứng bệnh. Thông dụng nhất phải kể đến corticoid hít (đơn chất): flixotide (fluticasone), pulmicort (budesonide) hoặc phối hợp các chất: seretide (fluticasone-salmeterol), symbicort (budesonide-formoterol),…
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ em mắc bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ từ thuốc, gây nên các bệnh lý như loãng xương, chậm phát triển. Do đó, một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng là điều không thể thiếu khi tiến hành điều trị viêm phế quản trẻ em.
Bố mẹ cần sát sao khi tiến hành điều trị hen phế quản trẻ em tại nhà
Tình trạng sức khỏe là điều đầu tiên mà phụ huynh cần lưu ý mỗi khi ra quyết định cho bất cứ ngoại động thể chất, hoạt động ngoại khóa nào. Các cơn hen bất chợt là trường hợp xấu nhất mà trẻ có thể gặp phải khi điều trị hen phế quản trẻ em.
Các lưu ý cần ghi nhớ khi bố mẹ điều trị hen phế quản trẻ em tại nhà:
Một trong những sai lầm khi điều trị hen phế quản trẻ em đó là không chú tâm vào điều trị dự phòng, đặc biệt là khi trẻ em chưa ý thức được tiến triển bệnh.
Một số nguyên nhân khác nằm ở sai sót khách quan và chủ quan. Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất khi tiến hành điều trị hen phế quản trẻ em:
Bỏ quên không sử dụng thuốc kháng viêm: Hai loại thuốc sử dụng đồng thời khi điều trị là thuốc kháng viêm và thuốc giãn phế quản. Việc tự ý bỏ bớt thuốc kháng viêm là điều tối kỵ khiến bệnh viêm phế quản trẻ em không được can thiệp tận gốc.
Dùng ống hít sai cách: Với trẻ em, việc sử dụng ống hít đúng cách còn gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, phụ huynh cần sát sao hướng dẫn để lượng thuốc được đưa vào đúng liều lượng.
Tăng liều khi sử dụng thuốc: Điều này rất nguy hiểm bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chưa kể, song song với đó là tình trạng “lờn” thuốc, khiến cho quá trình điều trị hen phế quản trẻ em không hiệu quả.
Không ý thức tầm nguy hiểm của bệnh: Khi không thăm khám, không sử dụng thuốc thì khi bệnh tiến triển nhẹ, thì tình trạng bệnh sẽ có chiều hướng trở nặng. Điều này khiến cho tỉ lệ nguy cơ tắc thở khi lên cơn hen rất cao.
Không chú tâm điều trị dự phòng: Việc điều trị dự phòng rất cần thiết, giúp bệnh được kiểm soát ổn định, đẩy lùi khoảng cách xuất hiện các cơn hen. Khi không điều trị dự phòng, tần suất các cơn hen trở nên dày đặc kèm theo độ nghiêm trọng mỗi khi phát bệnh tăng cao.
Phụ huynh cần thông thạo cách sơ cứu mỗi khi trẻ lên cơn hen phế quản. Trẻ cần được sơ cứu ngay lập tức, hoặc sớm nhất ngay khi xác định được rằng cơn hen đang khởi phát. Đây là lưu ý quan trọng để việc điều trị hen phế quản trẻ em không gặp nhiều khó khăn.
Điều trị hen phế quản trẻ em đúng cách là chắp cánh cho tương lai của bé yêu
Dưới đây là cách chỉ dẫn điều trị hen phế quản trẻ em trở nên dễ dàng hơn. Để được tham vấn kĩ càng hơn về bệnh hen phế quản trẻ em, hãy tới khám tại Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc.
Để được tư vấn khám hen phế quản, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.